Cần cơ chế giám sát để đẩy mạnh xã hội hóa dạy học ngoại ngữ
Mới đây, tại buổi Tọa đàm Tìm giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, đại diện Cục Quản lí chất lượng, Bộ GD&ĐT cho biết nhìn từ phổ điểm thi THPT quốc gia môn Tiếng Anh từ 2017 – 2019 cho thấy những thành phố lớn luôn đứng đầu về điểm trung bình so với cả nước.
Ảnh minh họa
Đơn cử tại TPHCM, điểm trung bình Tiếng Anh trong Kỳ thi THPT quốc gia trong 3 năm gần nhất lần lượt là: 5,92 điểm (2017), 5,06 điểm (2018), 5,79 điểm (2019). Đây cũng là nơi đồng thời luôn đứng đầu về tỷ lệ thí sinh có điểm từ 8 trở lên.
Bí quyết nào để các thành phố lớn, đặc biệt như TPHCM có kết quả tốt về giảng dạy tiếng Anh? Bên cạnh việc TPHCM có chính sách riêng về đào tạo đội ngũ giáo viên, đẩy số lượng giáo viên Tiếng Anh đạt chuẩn quốc tế từ chỗ chỉ khoảng 5% (vào năm 2012) đến nay là 70%, thì công lao lớn phải nói đến vai trò xã hội hóa trong dạy học ngoại ngữ.
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh thừa nhận, chất lượng tiếng Anh của học sinh thành phố tốt nhờ khá nhiều trung tâm ngoại ngữ. “Cả thành phố có 700 trung tâm ngoại ngữ. Hầu hết học sinh TP Hồ Chí Minh học thêm ngoại ngữ ở bên ngoài trường học, chỉ một số học sinh vùng ven đô thị có điều kiện kinh tế khó khăn mới không tham gia học thêm ngoại ngữ” – ông Hiếu thông tin thêm.
Không chỉ dạy tiếng Anh ngay tại các cơ sở mình, hiện nay, tại nhiều thành phố lớn, rất nhiều trung tâm ngoại ngữ đã hợp tác với trường học để cung cấp dịch vụ dạy tiếng Anh trong thời gian học sinh ở trường, với các hình thức như tiếng Anh tích hợp, tiếng Anh liên kết, tiếng Anh với giáo viên bản ngữ. Sự hợp tác này xuất hiện khá rộng, từ cấp mầm non đến THPT.
Video đang HOT
Dĩ nhiên, chi phí cho các dịch vụ này do phụ huynh chi trả theo chương trình đã được thống nhất giữa nhà trường và phụ huynh hằng năm. Vì gắn với chương trình học 2 buổi/ngày của học sinh, sẵn có cơ sở vật chất của nhà trường, nên so với học tại trung tâm ngoại ngữ, khoản chi trả này vẫn dễ chấp nhận với số đông phụ huynh, nhất là con em đỡ vất vả học thêm ngoài nhà trường.
Phát huy xã hội hóa trong giảng dạy tiếng Anh, đẩy mạnh sự hợp tác giữa trung tâm Anh ngữ và hệ thống trường công là một trong những giải pháp cần thiết trong điều kiện hiện nay để nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh, khi nguồn giáo viên môn học này còn chưa đạt 100% chuẩn theo tiêu chí quốc tế. Tuy nhiên, hợp tác như thế nào để đảm bảo sự minh bạch, nhất là về tài chính và chuyên môn là điều cần hết sức quan tâm ở khía cạnh quản lí.
Hiện nay, về cơ bản, hành lang pháp lí cho hợp tác này vẫn là loại hình hợp đồng theo chương trình liên kết, trong đó trung tâm Anh ngữ chịu trách nhiệm về đội ngũ, chương trình. Thời gian qua, cũng đã xuất hiện không ít ý kiến liên quan đến chất lượng tiếng Anh liên kết cũng như khoản phí trích lại cho nhà trường.
Những băn khoăn của dư luận về việc sử dụng phần trăm nguồn thu từ hợp tác với các trung tâm Anh ngữ để lại cho nhà trường, cũng như chương trình, chất lượng giáo viên của các dịch vụ này rất cần một cơ chế kiểm tra giám sát hiệu quả để đảm bảo mô hình xã hội hóa giảng dạy tiếng Anh hoạt động tốt nhất.
Tâm An
Theo GDTĐ
Đẩy mạnh xã hội hóa trong dạy tiếng Anh
Sau cuộc tọa đàm về dạy và học môn Lịch sử, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ tiếp tục chủ trì cuộc tọa đàm tìm giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh. Kỳ thi năm nay, dù đã có tiến bộ, song Lịch sử và tiếng Anh vẫn là 2 môn có số điểm trung bình thấp nhất.
Một tiết học tiếng Anh với giáo viên nước ngoài tại Trường Tiểu học An Hội
Chất lượng học sinh hệ 10 năm tốt hơn hệ 7 năm
Theo ông Sái Công Hồng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ GD-ĐT, phân tích phổ điểm thi THPT quốc gia môn tiếng Anh từ 2017-2019 cho thấy, điểm trung bình của học sinh cả nước trong 3 năm đều dưới 5; mức điểm đạt nhiều nhất chỉ 3 - 3,4. Kết quả thi này có sự phân hóa theo vùng miền.
Trong khi những địa phương khó khăn thuộc vùng núi phía Bắc, đồng bằng sông Cửu Long nhiều năm xếp cuối về điểm trung bình trong cả nước; thì những thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng... lại đứng đầu. Kết quả thi THPT quốc gia môn tiếng Anh của học sinh cả nước năm 2019 đã có chuyển biến tích cực nhưng chủ yếu vẫn ở các tỉnh/thành phố lớn. Khu vực khó khăn gần như không thay đổi. Kết quả thi tiếng Anh sẽ tiếp tục được phân tích sâu hơn để từ đó Ban đề án Ngoại ngữ quốc gia xây dựng chiến lược bồi dưỡng giáo viên, nâng cao chất lượng giáo dục môn học này.
Ông Đặng Hiệp Giang, chuyên viên môn tiếng Anh, Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD-ĐT cho biết, hiện nay vẫn đang tồn tại 2 hệ chương trình đào tạo ngoại ngữ ở bậc phổ thông, chương trình hệ 7 năm (từ lớp 6) và 10 năm (từ lớp 3), hệ 10 năm chủ yếu được triển khai ở những tỉnh/thành phố có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển. Qua thống kê và đánh giá, học sinh hệ 10 năm có chất lượng tốt hơn học sinh hệ 7 năm.
Bà Nguyễn Thị Mai Hữu, Giám đốc Đề án Ngoại ngữ Quốc gia, thông tin thêm, theo khảo sát, điểm trung bình thi THPT quốc gia của học sinh học hệ 10 năm cao hơn học sinh hệ 7 năm xấp xỉ 2 điểm. Vì thế, ngoài việc xây dựng và chuẩn bị điều kiện triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GD-ĐT đang xây dựng chương trình tiếng Anh cho trẻ mầm non, trẻ em càng được tiếp xúc với tiếng Anh sớm sẽ càng tốt. Mối lo hiện nay là số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên tiếng Anh chưa ổn, nhất là giáo viên vùng sâu vùng xa.
Hợp tác giữa trung tâm Anh ngữ và trường công
Là địa phương có điểm trung bình tiếng Anh trong kỳ thi THPT quốc gia cao nhất cả nước trong 3 năm (2017 là 5,92 điểm, 2018 là 5,06 điểm, 2019 là 5,79 điểm), ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, cho biết, chất lượng tiếng Anh của học sinh thành phố tốt "nhờ" có khá nhiều trung tâm ngoại ngữ chất lượng. Cả thành phố có 700 trung tâm ngoại ngữ, hầu hết học sinh TPHCM học thêm ngoại ngữ ở bên ngoài trường học, chỉ có một số học sinh vùng ven đô thị có điều kiện kinh tế khó khăn mới không tham gia học thêm ngoại ngữ.
Hiện nay, rất nhiều trung tâm ngoại ngữ đã vào trường học tham gia giảng dạy, nhu cầu giáo viên bản ngữ của thành phố hiện rất lớn và Sở GD-ĐT sẵn sàng hỗ trợ để có chính sách đưa giáo viên bản ngữ vào dạy ở các trường phổ thông. TPHCM cũng có chính sách riêng về đào tạo đội ngũ giáo viên. "Khảo sát chất lượng giáo viên theo chuẩn quốc tế của thành phố vào năm 2012 cho thấy, chỉ có khoảng 5% giáo viên đạt yêu cầu, thành phố đã dùng ngân sách để bồi dưỡng, nâng cao chất lượng giáo viên theo chuẩn quốc tế, đến nay có 70% giáo viên đạt chuẩn", ông Hiếu nói.
Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, để đào tạo tiếng Anh có chất lượng, nguồn lực giáo viên cần tăng cường cả về số lượng và chất lượng, quản lý chất lượng đào tạo cần thống nhất và nghiêm ngặt, kỹ năng và phương pháp giảng dạy cần được cập nhật thường xuyên, giáo trình giảng dạy theo chuẩn quốc tế... Cần tăng cường sự hợp tác giữa trung tâm Anh ngữ và hệ thống trường công, từ đó thấy rõ nét hơn vai trò của xã hội hóa giáo dục, tạo điều kiện để phát triển hệ thống trung tâm Anh ngữ có chất lượng.
Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, nội dung, phương pháp, học liệu tiếng Anh thời gian qua đã có cố gắng để đổi mới nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Do đó, cần có nguồn lực xã hội hóa từ các trung tâm đào tạo ngoại ngữ và khai thác tốt nguồn lực này vào các trường phổ thông, trong đó gồm hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.
LÂM NGUYÊN
Theo SGGP
Nhiều trường công bố điểm sàn xét tuyển Tính đến nay đã có nhiều trường đại học (ĐH) công bố điểm sàn (điểm đủ điều kiện để các trường xét tuyển) đối với phương thức xét tuyển bằng kết quả điểm thi THPT quốc gia 2019. Sinh viên đăng ký xét tuyển vào Trường ĐH Công nghệ TPHCM Điểm sàn năm 2019 của các trường thành viên của ĐH Quốc gia...