Cận cảnh trường đại học Hạ Long – nơi Chủ tịch tỉnh UBND tỉnh Quảng Ninh kiêm nhiệm hiệu trưởng
Đại học Hạ Long là trường công lập, trực thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh, được thành lập vào năm 2014. Trường đại học Hạ Long có diện tích đất sử dụng trên 9 Ha, gồm 2 cơ sở, với 11 ngành đào tạo trình độ đại học.
Ông Nguyễn Văn Thắng – Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, đại biểu Quốc hội khóa XIV, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh – sẽ kiêm nhiệm giữ chức vụ hiệu trưởng Trường đại học Hạ Long nhiệm kỳ 2020 – 2025. Ông Nguyễn Văn Thắng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và được hưởng các chế độ chính sách theo quy định của pháp luật hiện hành.
Theo thông tin niêm yết trên website của đại học Hạ Long, ngôi trường này được thành lập từ năm 2014, trên cơ sở 2 trường: Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh và Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và du lịch Hạ Long. Sau 6 năm thành lập, trường này đang có 11 ngành đào tạo trình độ đại học thuộc 3 lĩnh vực gồm: xã hội – nhân văn, du lịch – dịch vụ, công nghệ – kỹ thuật, với 5.600 sinh viên.
Nhà trường hiện nay có diện tích đất sử dụng trên 9 Ha, được chia thành 2 cơ sở: Cơ sở 1 đóng tại phường Nam Khê (TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) có diện tích trên 7 Ha. Cơ sở 2 đóng tại thành phố Hạ Long có diện tích trên 2 Ha.
Hệ thống khuôn viên nhà trường được thiết kế với mô hình: Nhà làm việc của cán bộ giáo viên, hệ thống các nhà giảng đường, khu ký túc xá, sân vận động, nhà đa chức năng và hệ thống đèn chiếu sáng toàn bộ khu vực nhà trường,… kết hợp với hệ thống đường dải áp phan tạo thành một khối liên hoàn. Ngoài ra, để tạo ra môi trường học tập tốt nhất, sinh viên đại học Hạ Long được truy cập Internet thông qua hệ thống mạng không dây miễn phí.
Trong tương lai, nhà trường sẽ tập trung về 1 địa điểm duy nhất tại phường Nam Khê (TP Uông Bí, Quảng Ninh), đồng thời tiếp tục đầu tư tâng cấp, xây mới thêm nhiều khu nhà làm việc phức hợp cao tầng, hiện đại như khu thực hành du lịch, khu thực hành thủy sản, môi trường…
Năm 2020, chỉ tiêu tuyển sinh của đại học Hạ Long là 902 chỉ tiêu, trong đó đại học chính quy là 890 chỉ tiêu, liên thông chính quy là 12 chỉ tiêu. Sau 5 năm thành lập, tổ chức bộ máy của trường dần hoàn thiện. Hiện tại, oàn trường có 285 người, trong đó có 31 tiến sĩ, 176 thạc sĩ, tổng số giảng viên ở các khoa có 181 người (chiếm 63,5%).
Dưới đây là một số hình ảnh về khuôn viên trường đại học Hạ Long:
Trường đại học Hạ Long hiện vẫn trong giai đoạn hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đội ngũ cán bộ, giảng viên.
Video đang HOT
Cơ sở 1 của trường đại học Hạ Long nhìn từ trên cao.
Sơ đồ trường đại học Hạ Long cơ sở 1.
Khu nhà Hiệu bộ (nơi làm việc của Ban Giám hiệu, các phòng ban và các khoa)
Khu giảng đường.
Khu Thư viện.
Khu kí túc xá sinh viên vào buổi tối.
Khuôn viên nhà trường nhìn từ khu nhà Hiệu bộ.
Toàn cảnh đại học Hạ Long cơ sở 2.
Trao đổi với báo Tuổi trẻ, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Thắng cho biết, trước đây bà Vũ Thị Thu Thủy – Phó chủ tịch UBND tỉnh – phụ trách đúng mảng này nên được phân công kiêm nhiệm làm hiệu trưởng và trong quá trình kiêm nhiệm cho đến giờ phút này cho thấy các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy là rất chính xác.
“Từ một trường mới hoạt động được khoảng 5 năm mà đã đạt con số hàng chục ngàn sinh viên là rất nỗ lực. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu như mình đặt ra thì chưa đến, từ chuyện cơ sở vật chất cùng đội ngũ cán bộ hiện nay vẫn là chưa đủ so với mục tiêu đặt ra.
Chính vì vậy Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã thảo luận rất kỹ và xác định thời điểm này vẫn cần phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh để tiếp tục xây dựng nhà trường hoàn thiện về cơ sở hạ tầng, đội ngũ cán bộ giảng viên…, khi đó thì bàn giao cho một người chuyên môn sẽ tốt hơn” – ông Thắng cho hay.
Trên cơ sở yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, thường trực UBND tỉnh đã họp và cả Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng họp, quyết định chọn trong những lãnh đạo UBND tỉnh khi đối chiếu các điều kiện, tiêu chuẩn thì có duy nhất chủ tịch UBND tỉnh là đủ điều kiện tiêu chuẩn.
Theo ông Nguyễn Văn Thắng, hiện nay tỉnh đang bàn để kiện toàn phó chủ tỉnh UBND tỉnh phụ trách lĩnh vực văn xã và trong trường hợp kiện toàn được lãnh đạo này và người đó có đủ các điều kiện, đặc biệt là có học vị tiến sĩ thì lúc đó ông sẽ chuyển giao cho phó chủ tịch đó kiêm nhiệm.
Tấm lòng của cô giáo vùng cao với trẻ em nơi xóm đảo
Cô giáo Ngần Thị Minh là người dân tộc Dao, quê ở xã Song Khủa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Năm 2012, tốt nghiệp loại giỏi Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh (nay là Đại học Hạ Long), thay vì lựa chọn nơi thành thị để dạy học, Ngần Thị Minh lại quyết định đến với học sinh trên tuyến đảo Đông Bắc của Tổ quốc.
Minh tâm sự: "Thời gian học cao đẳng, tôi tìm hiểu và được biết trên đảo đang thiếu giáo viên, học sinh ở đây cũng thiệt thòi hơn so với trong đất liền nên tôi viết đơn xin ra đảo dạy học và được nhận về Trường Mầm non Thanh Lân (trên đảo Thanh Lân, xã Thanh Lân, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh).
Ngày mới ra đảo, mọi thứ đều xa lạ nhưng nhìn ánh mắt thơ ngây của các con, nghe các con gọi "mẹ" đã giúp cô Minh vượt qua khó khăn. Thương học sinh ngoài đảo thiếu thốn, mỗi buổi đến lớp, cô Minh đều chuẩn bị những món quà nhỏ, khi thì hộp kẹo, lúc là những đồ chơi do cô tự tay làm tặng các con. Có dịp vào đất liền, cô Minh lại tìm mua thêm đồ dùng học tập để làm phong phú cho phòng học của mình. Vì vậy, lớp học của cô Minh luôn vui vẻ, đầy ắp tiếng cười. Điều đó đã giúp học sinh yêu lớp, yêu trường hơn và không còn nghỉ học như trước.
Cô giáo Ngần Thị Minh cùng học sinh bên cột cờ đảo Trần.
Nhân dân trên đảo chủ yếu làm nghề đi biển, có những gia đình ra khơi hàng tuần mới về. Lúc đó, cô Minh lại trở thành người cha, người mẹ của các con. Sau mỗi buổi tan lớp, những học sinh có bố mẹ đi vắng được cô đưa về nhà chăm sóc. Nhiều trẻ em trên đảo yêu quý nên thường xuyên đến ở cùng cô Minh ngay cả khi bố mẹ không vắng nhà.
Năm 2018, đảo Trần (xã Thanh Lân) thiếu giáo viên, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh phải luân chuyển giáo viên trong đất liền ra đảo dạy học. Thấy vậy, cô Minh tiếp tục xin sang đảo Trần công tác, mặc dù biết cuộc sống ở đây khó khăn, thiếu thốn hơn nhiều so với đảo Thanh Lân. Bằng tình yêu dành cho con trẻ, đến nay cô Minh đã gắn bó gần 10 năm với học sinh nơi "đầu sóng ngọn gió". Tháng 12-2019, cô Minh vinh dự được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo vì có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong công tác giáo dục mầm non năm học 2017-2018 và 2018-2019.
Vừa rồi, cô Minh tiếp tục viết đơn xin ở lại với đảo Trần. Nhiều năm tình nguyện công tác ngoài đảo nhưng cô Minh vẫn phải ở nhà mượn. Mong muốn của cô Minh là có căn nhà để cô yên tâm gắn bó với trẻ em trên tuyến đảo xa xôi.
Bài và ảnh: NGUYỄN TRƯỜNG
Theo QĐND
Dàn sinh viên tài năng các trường đại học khu vực Đông Bắc Bộ thi tài ATGT Hơn 500 sinh viên đến từ 5 trường đại học khu vực Đông Bắc Bộ trổ tài trong cuộc thi tìm hiểu luật ATGT và kỹ năng lái xe mô tô an toàn. Mới đây, tại TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, Ủy ban ATGT Quốc gia phối hợp với bộ Giáo dục & Đào tạo tổ chức Hội thi tìm hiểu luật...