Cận cảnh trang trại nuôi con ỉn công nghệ cao trị giá 40 tỷ đồng ở tỉnh nghèo Lai Châu
Nhận thấy giá trị kinh tế cao từ chăn nuôi lợn, một Công ty ở tỉnh Lai Châu đã mạnh dạn đầu tư hơn 40 tỷ đồng xây dựng trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao an toàn sinh học.
Tính đến thời điểm này, đây là trang trại chăn nuôi lợn công nghệ caop an toàn sinh học quy mô nhất tỉnh Lai Châu.
Đầu tư hơn 40 tỷ đồng xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn công nghệ cao
Đó là Công ty TNHH đầu tư xây dựng và phát triển nông nghiệp Lai Châu. Trang trại chăn nuôi lợn của công ty nằm nơi lưng chừng đồi ở bản Cang A (xã Pắc Ta, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu). Xung quanh trại lợn là những thửa ruộng bậc thang và cánh rừng xanh tốt của bản.
Trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao an toàn sinh học quy mô nhất tỉnh Lai Châu nằm ở bản Cang A (xã Pắc Ta, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu) (Ảnh: Thanh Ngân)
Chúng tôi đến thăm trang trại chăn nuôi lợn của Công ty TNHH đầu tư xây dựng và phát triển nông nghiệp Lai Châu vào một ngày cuối tháng 11.
Thấy chúng tôi tiến xe vào cổng trang trại, một công nhân ra hiệu dừng lại để phun thuốc sát trùng, khử khuẩn.
Sau khi phun thuốc xong, anh công nhân đó nhiệt tình hướng dẫn chúng tôi đi vào phòng sát trùng gần đó, để sát trùng, khử khuẩn từ đầu đến chân qua hệ thống phun tự động.
Hoàn tất thủ tục vào trang trại chăn nuôi lợn, chúng tôi lái xe ngược dốc lên khu nhà điều hành của trang trại.
Khu nhà điều hành nằm ở vị trí cao nhất của trang trại, tách biệt hẳn với khu chăn nuôi. Trong nhà điều hành, một chiếc màn hình camera giám sát, với hơn 30 mắt cam được lắp đặt ngay ngắn trên tường.
Chỉ vào màn hình giám sát, anh Nguyễn Tiến Lợi – Giám đốc Công ty TNHH đầu tư xây dựng và phát triển nông nghiệp Lai Châu, cho hay: “Nhìn từ màn hình này, có thể nắm bắt mọi hoạt động diễn ra trong khu chăn nuôi lợn. Mọi người khi đến thăm quan trại lợn, chỉ có thể quan sát bên ngoài và xem qua màn hình này, chứ không được đi vào khu chăn nuôi…”.
“Vì chăn nuôi lợn với số lượng lớn nên công tác phòng chống dịch bệnh luôn được Công ty đặt lên hàng đầu. Bất kỳ ai đến trang trại lợn cũng đều phải thực hiện việc sát trùng, khử khuẩn ngay từ đầu cổng, tránh tình trạng mang mầm bệnh từ bên ngoài vào”, anh Lợi khẳng định.
Chi phí xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn công nghệ cao an toàn sinh học lên đến hơn 40 tỷ đồng. (Ảnh: Thanh Ngân)
Đứng ở sân nhà điều hành nhìn xuống khu chăn nuôi lợn công nghệ cao, mới thấy được vẻ bề thế, quy mô của trại lợn lớn nhất tỉnh Lai Châu.
Khu chăn nuôi lợn được Công ty xây dựng khá bài bản và khoa học. Đó là một hệ thống gồm 8 chuồng nuôi, 1 chuồng cách ly, được xây dựng kiên cố, rộng rãi, mái lợp tôn. Trong 8 chuồng nuôi, có 4 chuồng nuôi lợn thịt, 4 chuồng dành cho: Lợn nái, lợn chửa, lợn đẻ và lợn cai sữa. Chuồng nọ cách chuồng kia một khoảng trống nhất định.
Video đang HOT
Chuồng nuôi lợn thịt được chia thành 2 dãy, mỗi dãy ngăn thành nhiều ô để nuôi nhốt lợn. Trang trại chăn nuôi lợn của Công ty rộng khoảng 9ha, trong đó diện tích khu chăn nuôi lên đến 6ha, 3ha còn lại là các hạng mục phụ trợ và tiểu cảnh.
Cho lợn nghe nhạc
Trò chuyện với phóng viên Dân Việt, anh Lợi cho biết: Công ty đầu tư hơn 40 tỷ đồng để san nền, xây dựng chuồng trại, lắp đặt hệ thống quạt, đèn sưởi tại các chuồng nuôi lợn.
Trang trại có quy mô 500 con lợn nái, 4.800 lợn thịt/lứa. Tháng 8/2021, trang trại chăn nuôi lợn của Công ty bắt đầu đi vào hoạt động.
Đến thời điểm này, Công ty đã 5 lần nhập lợn thịt, với tổng số 3000 con và 2 lần nhập tổng cộng 400 con lợn nái. Công ty nhập giống lợn GF24 từ một trại lợn ở tỉnh Đắk Nông.
Công nhân Công ty TNHH đầu tư xây dựng và phát triển nông nghiệp Lai Châu vệ sinh chuồng chăn nuôi lợn. (Ảnh: Thanh Ngân)
Theo anh Lợi, ngay từ khi hình thành ý tưởng đến khi bắt tay vào thực hiện, Công ty TNHH đầu tư xây dựng và phát triển nông nghiệp Lai Châu đã chọn hướng chăn nuôi lợn công nghệ cao an toàn sinh học.
Chăn nuôi lợn an toàn sinh học đòi hỏi khắt khe ở tất cả các khâu, từ việc xây dựng chuồng trại, lựa chọn con giống đến khâu chăm sóc, cho ăn, phòng bệnh. Tất cả các khâu này được Công ty thực hiện khá nghiêm túc và khoa học.
“Chăn nuôi lợn công nghệ cao an toàn sinh học đem đến nhiều lợi ích rõ rệt như giảm tỷ lệ dịch bệnh do có những biện pháp xử lý chuồng trại, thú y, thức ăn, vệ sinh môi trường. Từ đó hạn chế sử dụng kháng sinh, giúp bảo đảm sức khỏe đàn vật nuôi, an toàn vệ sinh thực phẩm và tăng thu nhập cho người nuôi” – anh Lợi cho hay.
Để đảm bảo cho đàn lợn nái, lợn con sinh trưởng, phát triển tốt, ngoài lựa chọn con giống đảm bảo tiêu chuẩn, Công ty TNHH đầu tư xây dựng và phát triển nông nghiệp Lai Châu đặc biệt chú trọng tới khâu chăm sóc, cho ăn, phòng bệnh.
Công ty sử dụng cám của Công ty CP Greenfeed Việt Nam – chi nhánh Hưng Yên sản xuất, làm thức ăn cho đàn lợn. Bác sỹ thú y của Công ty và 2 kỹ sư chăn nuôi của Công ty CP Greenfeed – chi nhánh Hưng Yên thường xuyên túc trực tại trang trại, để chăm sóc đàn lợn.
Được cho ăn đầy đủ dinh dưỡng, đàn lợn của Công ty sinh trưởng, phát triển tốt. (Ảnh: Tiến Lợi)
Anh Lợi cho biết, tùy thuộc vào độ tuổi của đàn lợn, mà Công ty cho chúng ăn các loại cám phù hợp, với khẩu phần hợp lý, đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho lợn sinh trưởng và phát triển tốt.
Mỗi ngày, Công ty cho đàn lợn ăn 2 bữa vào buổi sáng và chiều muộn. Ngoài cho ăn cám mỗi ngày, Công ty còn cho đàn lợn chửa ăn bổ sung các chất bổ như: Vitamin, Canxi…
Không chỉ chú ý đến việc cho đàn lợn ăn đủ chất dinh dưỡng, Công ty còn đặc biệt quan tâm đến khâu vệ sinh chuồng trại, xử lý chất thải trong khu chăn nuôi.
Đều đặn mỗi ngày 2 lần, công nhân của Công ty dùng máy áp lực để rửa chuồng, thay nước, đảm bảo các ô chuồng luôn sạch sẽ, thoáng mát.
Công ty xây dựng hệ thống các bể chứa chất thải và lắp đặt máy tách phân để xử lý chất thải mỗi ngày. Mặc dù nuôi cả đàn lợn lên đến vài nghìn con, song trang trại chăn nuôi của Công ty không hề bốc mùi hôi.
“Công ty lắp đặt hệ thống âm nhạc tại các chuồng nuôi lợn, mỗi chuồng 4 loa. Mỗi ngày, Công ty phát nhạc cổ điển vào các khung giờ: 8h, 14h và cuối giờ chiều. Mỗi lần phát kéo dài khoảng 30 phút. Cho lợn nghe nhạc cổ điển sẽ giúp chúng được thư thái, mau lớn và chất lượng thịt cũng tốt hơn” – anh Lợi thông tin.
Thái Bình: Những nông dân tỷ phú, có nông dân trồng cây cảnh, nuôi gà giống ngoại mà giàu hẳn lên
Tham gia phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững", nhiều hội viên nông dân trong tỉnh Thái Bình đã mạnh dạn đầu tư vốn, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho thu nhập cả trăm triệu đồng, thậm chí hàng tỷ đồng mỗi năm.
Đầu tư 10 tỷ nuôi lợn, nuôi cá
Hơn 20 năm làm kinh tế VAC, anh Nguyễn Ngọc Tuyến, thôn Hải Triều, xã Tân Lễ (Hưng Hà) đã xây dựng cho mình trang trại tổng hợp với diện tích gần 5 mẫu.
Trong đó, ông đầu tư hơn 10 tỷ đồng để xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn và cứng hóa ao nuôi cá truyền thống. Trong khi các hộ chăn nuôi lợn điêu đứng vì bệnh dịch tả lợn châu Phi thì mô hình của ông Tuyến lại an toàn do phòng dịch tốt.
Ông Nguyễn Ngọc Tuyến, thôn Hải Triều, xã Tân Lễ (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) làm giàu từ mô hình chăn nuôi tổng hợp, trong đó ông đầu tư 10 tỷ nuôi lợn, nuôi cá.
Ông Tuyến chia sẻ: Tôi thiết kế các chuồng nuôi lợn không quá gần nhau và thường xuyên phun hóa chất khử khuẩn, sử dụng vôi bột rắc từ ngoài đường vào đến khu chăn nuôi nên đã hạn chế thấp nhất dịch bệnh lây lan trên đàn lợn.
Bên cạnh đó, chuồng trại tôi cũng hạn chế người ra vào, vôi bột được rải cả trong chuồng nuôi lợn và thường xuyên tiến hành vệ sinh chuồng nuôi bảo đảm sạch sẽ, thoáng mát. Nhờ làm tốt công tác phòng dịch nên năm 2020, tôi đã xuất bán hơn 300 lợn thịt, hơn chục tấn nhãn, chục tấn cá truyền thống thu về hơn 1,5 tỷ đồng.
Ông Trương Văn Đãng, phường Hoàng Diệu (thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình) thu về hơn 600 triệu đồng/năm từ mô hình trồng đào, trồng cây cảnh.
Ông Đãng trồng cây cảnh
Đến vườn đào phường Hoàng Diệu (thành phố Thái Bình) hỏi mô hình của nông dân Trương Văn Đãng người dân ở đây ai cũng biết bởi ông không chỉ là một trong những hội viên sản xuất, kinh doanh giỏi của địa phương mà còn rất nhiệt huyết với phong trào nông dân.
Hiện ông Đãng là tổ trưởng tổ đào cảnh của phường Hoàng Diệu với 99 thành viên. Gần 30 năm kinh nghiệm cầm kéo và tạo thế cho từng gốc đào, ông Đãng đã xây dựng cho mình một "cơ ngơi" với hơn 350 gốc đào rừng to, cổ thụ và hàng trăm gốc đào nhỏ các loại.
Ông Đãng chia sẻ: Chăm đào khó nhất là phải tỉa lá đúng dịp để căn cho hoa nở đúng đợt tết Nguyên đán thì giá trị cây đào mới cao.
Ngoài những gốc đào cổ thụ, đào rừng to, nhiều sần sùi, rêu mốc với giá trị càng cao thì tôi còn ghép thêm cả một số loại hoa lan vào gốc và cành cây đào để tạo ra một chậu cây đào không chỉ có sắc mà còn có cả hương, giá trị của chậu đào sẽ tăng cao hơn nữa.
Như mọi năm, nếu như cho thuê hoặc bán được hết vườn đào cổ thụ, đào rừng và cả vườn đào nhỏ thì gia đình tôi cũng thu về hơn 600 triệu đồng, tạo việc làm cho 5 - 6 lao động thời vụ với mức thu nhập bình quân từ 250.000 - 300.000 đồng/người/ngày.
Tôi mong thời gian tới, hội nông dân các cấp sẽ hỗ trợ hội viên nông dân thành lập HTX trồng đào phường Hoàng Diệu, từng bước xây dựng thương hiệu cho cây đào của phường cũng như tăng giá trị cây trồng và thu nhập cho hội viên.
Anh Nguyễn Văn Hùng (thôn Quang Minh, xã Tây Sơn (huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) nuôi 6.000 gà Ai Cập nhưng vẫn bảo đảm tỷ lệ đẻ trứng đạt hơn 80%.
Anh Hùng nuôi gà Ai Cập
Chúng tôi đến tham quan mô hình nuôi gà Ai Cập cho hiệu quả kinh tế cao của gia đình anh Nguyễn Văn Hùng, thôn Quang Minh, xã Tây Sơn (Kiến Xương).
Anh Hùng cho biết: Năm 2020, gia đình tôi thắng lớn nhờ nuôi gà Ai Cập, xuất bán được hơn 9 vạn trứng gà, bán thêm cả gà thịt, xuất hơn 1.000 ngan, vịt và cá truyền thống thu về gần 700 triệu đồng, trong đó riêng tiền bán gà thịt và trứng đã thu gần 500 triệu đồng.
Mô hình của nông dân Nguyễn Văn Hùng đem lại hiệu quả kinh tế cao bởi anh đã biết áp dụng khoa học, kỹ thuật vào chăn nuôi.
Bà Bùi Thị Nga, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Thái Bình.
Chuồng nuôi được thiết kế thoáng mát, có hệ thống điều hòa không khí, sử dụng men vi sinh để hạn chế mùi hôi. Nhờ áp dụng khoa học, kỹ thuật mà anh Hùng có thể nuôi 6.000 gà đẻ nhưng vẫn bảo đảm tỷ lệ đẻ trứng hơn 80%. Chính điều này đã giúp anh thắng lớn trong chăn nuôi.
Anh Hùng, ông Đãng, ông Tuyến là ba trong rất nhiều hội viên nông dân trên địa bàn tỉnh dám nghĩ, dám làm, đầu tư tiền của, tích lũy kinh nghiệm, kiến thức và áp dụng hiệu quả vào quá trình sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, cho thu nhập cao.
Ông Vũ Quang Huy, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
Những mô hình trên là điển hình nông dân tiêu biểu, hăng hái thi đua lao động, sản xuất, kinh doanh, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung, của địa phương nói riêng.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Bỏ tư duy 'sản lượng đứng nhất, nhì thế giới' Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho rằng ngành nông nghiệp cần phải thay đổi tư duy sản lượng đứng nhất nhì thế giới bằng tư duy mới. Hội thảo tham vấn Dự thảo Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050. Ảnh: Phạm Hiếu. Sản lượng nhiều nhất không...