Cận cảnh giải cứu hàng loạt ôtô bị vùi lấp ở nơi nhiều vi phạm trật tự xây dựng
Hàng loạt ôtô đang dừng đỗ ở ven đường thuộc xã Minh Phú ( huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội) bị khối lượng lớn đất đá vùi lấp
Như Báo Người Lao Động đã thông tin, trưa 4-8, mạng xã hội lan truyền nhiều hình ảnh, thông tin việc nhiều xe ôtô bị đất, đá vùi quá nửa bánh xe tại khu vực hồ Đồng Đò, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội.
Theo đó, có tài khoản người dùng còn đăng tải những hình ảnh này kèm nội dung “Hồ Đồng Đò, Sóc Sơn, sạt lở, tắc đường nghiêm trọng” hay “thiên tai thật đáng sợ”…
Trước thông tin này, một cán bộ có trách nhiệm của huyện Sóc Sơn cho biết những hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội không phải là do sạt lở.
Theo đó, do ảnh hưởng của lượng mưa lớn, nước chảy từ trên cao xuống kéo theo đất đỏ, các xe ôtô đang đỗ bị đất đá lấp vào bánh xe chứ không phải sạt lở.
Thông tin với báo chí, ông Đoàn Hiệp, Chánh văn phòng HĐND – UBND huyện Sóc Sơn, cho biết nguyên nhân ban đầu được xác định do mưa tích tụ nhiều ngày, cùng với địa hình đồi núi có độ đốc nên đất đá bị xói mòn. Cơn mưa lớn sáng cùng ngày đã kéo theo đất, đá chảy trôi xuống dưới.
“Vụ việc không gây thiệt hại về người và tài sản. Địa phương đã chỉ đạo các đạo ngành chức năng cắm biển, nhắc nhở hướng dẫn người dân khi tham gia giao thông qua khu vực này” – vị Chánh văn phòng thông tin thêm.
Hàng chục chiếc xe ôtô bị vùi trong lớp đất, đá.
Đến 17 giờ cùng ngày, lực lượng chức năng trên địa bàn xã Minh Phú đã huy động nhiều máy móc, phương tiện cùng nhân lực để xử lý hiện trường vụ hàng loạt ôtô bị đất đá vùi lấp.
Video đang HOT
Dù công tác cứu hộ diễn ra nhiều giờ nhưng khối lượng đất đá vùi lấp quá lớn nên vẫn còn nhiều ô tô bị đất đá ngập ngang thân xe.
Huyện Sóc Sơn là địa bàn có nhiều vi phạm trật tự xây dựng ở Hà Nội những năm qua. Quanh khu vực hồ Đồng Đò và nhiều nơi khác ở huyện này có nhiều công trình vi phạm trật tự xây dựng đã được các cơ quan thanh tra chỉ rõ.
Trốn khỏi thành phố để hưởng ngày lễ không ngột ngạt
Mùa lễ hội, thay vì đến nơi đông người, nhiều người chọn cắm trại bên ngoài thành phố hoặc cùng bạn bè đi staycation để 'trốn' không khí náo nhiệt.
Những tháng cuối năm, nhiều nhóm bạn và đồng nghiệp dự định tổ chức tiệc Giáng sinh hoặc tất niên, song Lã Thùy Trang (24 tuổi, quận Cầu Giấy, Hà Nội) lại tìm cách từ chối khéo.
Chia sẻ với Zing, Trang cho biết mình e ngại những nơi đông đúc, ồn ào. Thay vì tham gia vào những bữa tiệc, cô tự thưởng chuyến cắm trại một mình tại Sa Pa.
Nghĩ là làm, nhân viên văn phòng này xin nghỉ phép và đến Tả Van, một bản nhỏ ít cư dân và khói bụi.
"Đó là cách tôi tận hưởng mùa lễ hội. So với những cuộc vui chơi ở thành phố, chuyến đi xa cần chuẩn bị nhiều hơn, nhưng tôi rất háo hức", Trang chia sẻ.
Đi trốn
Theo Glamour Magazine, xu hướng du lịch đã thay đổi nhiều trong năm 2022. 31% du khách được hỏi cho biết họ ưa chuộng các chuyến du lịch kết hợp chữa lành thể chất, tinh thần. Cụ thể, thay vì đến các điểm tham quan đông đúc, khách du lịch muốn tới những nơi yên tĩnh để thư giãn và ngắm cảnh thiên nhiên.
Đáng chú ý, hay-cation (xu hướng du lịch đến nông trang, gần gũi thiên nhiên) trở nên phổ biến trong năm 2022 và được dự đoán sẽ còn được hưởng ứng trong dịp lễ hội cuối năm - đầu năm mới.
Thay vì tìm khách sạn hay nhà hàng 5 sao, du khách muốn tự thực hiện các hoạt động như nấu ăn, pha cà phê... với bạn bè và người thân. Đây cũng là cách họ tiết kiệm chi phí khi thực hiện các chuyến đi.
Những năm trước đây, vào mỗi dịp Tết Dương lịch, Thùy Trang thường cùng nhóm bạn tham gia sự kiện countdown (đếm ngược đến năm mới) được tổ chức tại phố đi bộ.
Đến giờ, cô vẫn sợ hãi khi nhớ về đám đông chen chúc đến ngộp thở, âm nhạc huyên náo và không khí ngột ngạt, lẫn mùi khói thuốc trong những đêm lễ hội đó.
Năm nay, khi các buổi tiệc và cuộc vui bắt đầu được người quen lên kế hoạch, Trang quyết định "đi trốn". Cô không đến trung tâm thị xã Sa Pa thực hiện food tour hay chụp ảnh check-in mà tìm về những bản làng hoang sơ để cắm trại.
"Công việc cuối năm bận rộn, tôi càng muốn tặng mình một chuyến nghỉ ngơi, hít thở không khí trong lành và mặc kệ chiếc laptop", cô tâm sự.
Sau khi hỏi han một số bạn bè có kinh nghiệm đi cắm trại, cô chọn bản Tả Van để dựng lều bên suối, tận hưởng 3 ngày nghỉ phép.
Đây là nơi vắng vẻ, thiên nhiên chưa bị khai thác nhiều. Thùy Trang mong muốn trở về với núi rừng và suối nguồn để ôn lại những điều mình trải qua suốt một năm dài.
Tương tự Thùy Trang, Nguyễn Thảo (22 tuổi, quận Hoàng Mai, Hà Nội) cũng chọn một khu cắm trại ngoại thành để tận hưởng không khí yên bình dịp lễ hội.
Vài tháng qua, liên tục tham dự các đám cưới và tiệc tổng kết cuối năm, cô bắt đầu chán nản khi nghĩ đến cảnh phải trang điểm, lựa chọn trang phục hàng giờ đồng hồ.
"Dịp này, tôi chỉ muốn để mặt mộc và sống trong không gian tĩnh lặng cùng người yêu. Công việc đợt này rất bận rộn khiến chúng tôi không thể gặp gỡ thường xuyên. Tôi muốn dành trọn vẹn những ngày nghỉ cho bạn trai", Nguyễn Thảo chia sẻ.
Nguyễn Thảo và người yêu quyết định đi cắm trại tại hồ Đồng Đò.
Nhưng khác với Thùy Trang, Thảo và người yêu không thể dành dài ngày đi xa mà chỉ chọn cắm trại ngay tại ngoại thành Hà Nội.
Địa điểm lọt vào tầm ngắm của cô là hồ Đồng Đò, Sóc Sơn. Theo tìm hiểu, tại đây, cô có thể sử dụng dịch vụ cắm trại trọn gói.
Vốn không phải những người thích khám phá, cô và bạn trai muốn có trải nghiệm tiện ích và an toàn.
"Tôi không muốn đi cắm trại kiểu 'hành xác'. Nghỉ dưỡng mới là mục đích chính của chúng tôi khi quyết định từ chối những bữa tiệc đông người dịp lễ hội", Thảo cho biết.
Trong khi đó, Ngọc Hà (26 tuổi, quận 8, TP.HCM) cùng một số người bạn thân lại chọn nghỉ ngơi bằng hình thức staycation.
Trước khi đưa ra quyết định này, nhóm của cô tranh cãi khá nhiều. Một số người muốn đắm chìm trong không khí tiệc tùng, số khác lại ưu tiên tận hưởng không gian yên tĩnh bên bạn bè.
Nhận thấy cuộc tranh luận không có hồi kết, Ngọc Hà phải yêu cầu mọi người bình chọn để lên kế hoạch chuẩn bị sớm.
Sau khi cả nhóm đồng tình với phương án nghỉ dưỡng tại homestay, Hà tìm kiếm những căn ở trung tâm thành phố để mọi người thuận tiện di chuyển.
"Chúng tôi không thể đi xa với lý do công việc. Một vài người bạn của tôi chỉ được nghỉ lễ 1-2 ngày nên phải vui chơi trong khu vực nội thành", cô nói.
Chi tiền mua bình yên
Sau khi khảo sát một vài địa điểm, Ngọc Hà nhận ra những căn homestay có vị trí trung tâm và giá cả phải chăng đều đã hết chỗ. Nhóm của cô đành chấp nhận chi trả mức giá cao để có nơi nghỉ ngơi dịp lễ.
"Vẫn muốn tận hưởng ngày nghỉ tại một homestay trang trí đẹp, tiện nghi và đảm bảo an ninh, chúng tôi đành bấm bụng bỏ ra một số tiền lớn", Hà chia sẻ với Zing.
Cụ thể, căn hộ penthouse cô thuê có giá 5 triệu/đêm. Thậm chí, số lượng người ở còn bị giới hạn ở con số 4.
Nhóm của Ngọc Hà có 6 thành viên, vì vậy phải trả thêm phụ phí 500.000 đồng/người.
Số tiền thuê bị đội lên đáng kể, nhưng nhóm bạn vẫn hài lòng bởi căn hộ có tầm nhìn cao, bao quát toàn cảnh sông Sài Gòn. Với vị trí này, nhóm không cần di chuyển xa mà vẫn có thể tận hưởng không gian tĩnh lặng giữa lòng thành phố.
Khác với Ngọc Hà, Nguyễn Thảo dành phần lớn chi phí cho dụng cụ cắm trại. Đều là những người thích cà phê, Thảo và người yêu bỏ ra 5 triệu đồng cho máy pha espresso thủ công và ấm đun nước.
"Gặp gỡ và nên duyên tại một quán cà phê, chúng tôi luôn mong muốn được thưởng thức những ly espresso ấm nóng tại một không gian vắng vẻ", nhân viên văn phòng này tâm sự.
Nguyễn Thảo và bạn trai đầu tư bộ dụng cụ pha cà phê và máy ảnh film cho chuyến đi.
Mặc dù chỉ sử dụng đồ nghề pha chế một lần trong chuyến đi, Nguyễn Thảo vẫn quyết định đầu tư. Cô biết khi trở về với cuộc sống bận rộn hàng ngày, cô và bạn trai đều ưu tiên cà phê pha sẵn tại tiệm.
Với mục đích lưu giữ những khoảnh khắc bên nhau, đôi trẻ còn sắm thêm một chiếc máy ảnh film với giá 3 triệu đồng.
Theo chia sẻ của Thảo, cô muốn ghi lại kỳ nghỉ lễ xa thành phố này một cách đặc biệt.
Các món đồ khác như lều, bếp nướng, ghế ngồi..., cô đều thuê tại địa điểm cắm trại.
Hành trình tìm nơi "trốn lễ hội" của Thùy Trang lại có phần vất vả hơn.
Sau khi đi xe khách giường nằm từ Hà Nội đến Sa Pa, cô tiếp tục phải di chuyển bằng xe máy đến bản làng hẻo lánh.
Địa điểm cắm trại của Trang cách trung tâm thị trấn Sa Pa 12 km. Cung đường núi gập ghềnh sỏi đá khiến thời gian đi lại kéo dài thêm một tiếng đồng hồ. Hơn nữa, việc đi xe máy tại đây cũng đặc biệt nguy hiểm.
"Sở hữu bằng lái A2 và di chuyển bằng xe mô tô phân khối lớn mỗi ngày, tôi đỡ lo lắng về trải nghiệm này hơn", Trang chia sẻ.
Xác định đi một mình, lại mang theo nhiều đồ đạc cắm trại, cô có ý định sử dụng dịch vụ chuyển đồ của dân bản địa. Trang cho biết người dân địa phương sẽ xách tay hành lý tới điểm cắm trại cho du khách với mức giá 200.000 đồng/lượt.
Thùy Trang phải đi xa, chuẩn bị nhiều đồ đạc cho chuyến cắm trại tại khu vực hoang sơ.
Trong 3 ngày cắm trại một mình bên bờ suối, Trang cho biết lửa và nước là rất quan trọng. Cô phải mang theo dụng cụ đánh lửa chuyên nghiệp bởi củi ở đây đều ẩm ướt.
"Ngoài ra, vật dụng không thể thiếu là đèn đuổi muỗi. Tôi không muốn bị sốt xuất huyết sau kỳ nghỉ tại một nơi xa", Thùy Trang hóm hỉnh nói.
Nữ nhân viên văn phòng ước tính toàn bộ chi phí cho hoạt động cắm trại khoảng 4-5 triệu đồng.
Hồ Đồng Đò - Khu du lịch dã ngoại lý tưởng Hồ Đồng Đò (Sóc Sơn, Hà Nội) trở nên thu hút khách du lịch hơn bao giờ hết. Khi ta càng bận rộn và ít có thời gian nghỉ ngơi thì những chuyến đi ngắn ngày ở ngoại thành được ưu tiên lựa chọn. Hồ nằm ở xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn và chỉ cách trung tâm thành phố Hà Nội hơn...