Cận cảnh chiến đấu cơ tối tân của KQ Philippines
Sau nhiều năm chờ đợi, Không quân Philippines vui mừng khôn xiết chính thức nhận hai chiến đấu cơ FA 50PH tốc độ siêu âm từ Hàn Quốc.
Báo chí Philippines loan tin, hôm 27/11, Không quân Philippines đã chính thức tiếp nhận hai chiến đấu cơ FA-50PH đầu tiên tại căn cứ không quân Clark. Ảnh: Cầu vồng nước được tạo ra đón các máy bay FA-50PH.
Sở dĩ người Philippines hết sức vui mừng khi đón nhận hai chiếc FA-50PH vì suốt hơn 10 năm qua, họ đã không có các máy bay chiến đấu phản lực siêu âm.
Đây là hai chiếc đầu tiên trong số 12 chiếc FA-50PH được Philippines đặt hàng từ Hàn Quốc với đơn giá nửa tỷ USD.
Chiến đấu cơ FA-50PH là biến thể xuất khẩu cho Không quân Philippines được tập đoàn KAI Hàn Quốc cải tạo dựa trên nguyên mẫu máy bay cường kích hạng nhẹ FA-50 – biến thể chiến đấu từ máy bay huấn luyện T-50 “Đại bàng vàng”.
Video đang HOT
Vì được phát triển trên khung gầm máy bay huấn luyện nên dù là máy bay chiến đấu nhưng FA-50PH vẫn sở hữu tính năng đào tạo phi công chiến đấu cơ.
Mọi thông số về F/A-50PH vẫn được giữ kín tới thời điểm hiện tại, tuy nhiên nguyên mẫu FA-50 thì đã được công bố. Nó được trang bị loại radar xung doppler EL/M-2032, sử dụng động cơ Euroject EJ200 hoặc General Electric F414. Có thể lựa chọn radar AN/APG-67(V)4 hoặc radar mạng pha SELEX Vixen 500E nếu khách hàng yêu cầu.
FA-50 có khả năng đạt tốc độ siêu âm 1.640km/h, bán kính tác chiến khoảng 900km, trần bay gần 15km.
Dù được thiết kế cho nhiệm vụ tấn công mặt đất nhưng theo nhà sản xuất, FA-50 vẫn đảm bảo khả năng không chiến khi có thể mang tên lửa không đối không AIM-9 hoặc AIM-120.
Nhìn chung, máy bay chiến đấu FA-50PH giúp Philippines tăng cường khả năng bảo vệ không phận sau hơn 10 năm không có chiến đấu cơ phản lực. Suốt nhiều năm qua, nước này chỉ có trong tay một nhúm máy bay vận tải, trực thăng và máy bay huấn luyện phản lực cận âm.
Dự kiến, toàn bộ máy bay FA-50PH sẽ được bàn giao hết cho Không quân Philippines vào năm 2017.
Theo_Kiến Thức
Cận cảnh trận địa tên lửa phòng không S-400 tại Syria
Tổ hợp tên lửa phòng không S400 ngay khi đặt chân tới Syria đã triển khai vào trận địa bảo vệ căn cứ, máy bay Không quân Nga.
Sáng 27/11, các trang mạng Nga đồng loạt đăng tải hình ảnh, clip cho thấy tổ hợp tên lửa phòng không S-400 đã được triển khai tới căn cứ không quân Nga tại Latakia, Syria. Các thành phần khí tài tổ hợp đã được máy bay vận tải An-124 Ruslan không vận.
Trong ảnh, binh sĩ đặc nhiệm Nga canh gác, bảo đảm an ninh cho đoàn xe khí tài tổ hợp S-400.
Có một điều lạ là, các xe phóng tự hành của tổ hợp S-400 lại sử dụng khung gầm xe vận tải MAZ-543 thay vì BAZ-64022 thường thấy tại Nga. Chính vì vậy, xuất hiện nghi vấn cho rằng đây là các xe phóng của tổ hợp S-300PMU2, không phải là S-400.
Các xe Uaz và Tigr hộ tống đoàn xe phóng tự hành S-400 tới trận địa bí mật đặt quanh căn cứ không quân Nga tham chiến chống IS tại Latakia, Syria.
Các xe phóng đi vào trận địa đã được bố trí xong, góc phải trên cùng là xe anten của tổ hợp radar nhìn vòng mọi độ cao 96L6E (dùng cho cả S-300 và S-400).
Ngay khi vào trận địa, việc triển khai các bệ phóng từ hành quân sang chiến đấu cũng được thực hiện ngay. Ảnh: Chân trống thủy lực "cắm" xuống đất chuẩn bị dựng bệ phóng.
Hệ thống đẩy thủ lực đang từ từ đưa bệ phóng từ phương ngang sang phương thẳng đứng.
Ảnh: Bệ phóng tên lửa S-400 đã ở trong trạng thái sẵn sàng tấn công tiêu diệt mọi mục tiêu.
Dù là S-400 hay là S-300PMU2 thì với tầm bắn 200-400km thì phạm vi bao phủ hỏa lực bao trọn một phần vùng trời Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo_Kiến Thức
Cận cảnh tàu sân bay hạt nhân Pháp lên đường đánh IS Tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp đã bắt đầu lên đường tới khu vực Trung Đông để tham gia chiến dịch tiêu diệt phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS). Ngày 18.11, tàu sân bay Charles de Gaulle đã rời khỏi cảng Toulon ở Pháp để hướng tới vùng biển phía đông Địa Trung Hải. Với trọng tải 40.000 tấn, tàu...