Cận cảnh: Căng mình phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Hưng Yên
Ngay sau khi công bố dịch tả lợn châu Phi xảy ra tại Hưng Yên và Thái Bình, theo ghi nhận của phóng viên Dân Việt ngày 20.2, tại điểm dịch Hưng Yên cả người dân và chính quyền địa phương đang căng mình phòng, chống dịch bệnh.
Vào ngày này, vùng dịch Yên Hòa, huyện Yên Mỹ (Hưng Yên) đã được phong tỏa, các lực lượng liên ngành canh gác rất nghiêm ngặt. “Ngay sau khi có dịch, địa phương đã tiến hành khoanh vùng và tuyên truyền bà con chăn nuôi chấp hành quy định, tuyệt đối không vận chuyển, tiêu thụ lợn dịch. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng khẩn trương phun tiêu độc, khử trùng, rắc vôi bột toàn vùng để khống chế, dập dịch”, ông Lê Văn Duyệt – Chủ tịch UBND xã Yên Hòa chia sẻ.
Sau ngày địa phương công bố dịch, không khí tại địa bàn xã Yên Hòa (huyện Yên Mỹ, Hưng Yên), nơi đầu tiên phát hiện dịch tả lợn châu Phi giống như một một “trận địa” thời chiến. Mọi nơi ra vào tại thôn, xã này đều được rắc vôi bột trắng xóa, các chốt chặn đều cán bộ cơ quan liên ngành canh gác rất nghiêm ngặt.
Cán bộ thú y liên tục phun tiêu độc, khử trùng tại các trang trại trên địa bàn vùng có dịch. “Theo quy định, chúng tôi đã tiến hành phun tiêu độc, khử trùng mỗi ngày 1 – 2 lần tại vùng dịch và 2 ngày 1 lần đối với vùng uy hiếp. Hiện công tác này đã và đang được tiến hành đầy đủ và kịp thời”, ông Lê Văn Duyệt khẳng định.
Tại trang trại của gia đình ông Lê Xuân Tình (một trong những điểm dịch tả châu Phi xuất hiện đầu tiên trong cả nước) ở xã Yên Hòa, huyện Yên Mỹ (Hưng Yên), thời điểm này vẫn đang được các cán bộ thú y địa phương tập trung xử lý khử trùng. Ra xem chuồng trại, ông Tình buồn rầu nói: “Chúng tôi quá bất ngờ khi lợn bị dịch nên trở tay không kịp, toàn bộ đàn vật nuôi, cũng là tài sản của gia đình không thể cứu vãn được nữa”.
Ngày 20.2, đoàn công tác của tỉnh Hưng Yên đã về vùng dịch Yên Hòa để kiểm tra, nắm tình hình. “Lường trước được dịch bệnh nguy hiểm này nên chúng tôi đã quyết liệt vào cuộc từ năm 2018, nhưng không ngờ dịch vẫn xảy ra ngay đầu năm mới 2019. Đây thực sự là điều đáng tiếc nhưng chúng tôi sẽ nỗ lực bằng mọi giá để khống chế dịch bệnh và hạn chế thiệt hại cho bà con ở mức thấp nhất có thể”, ông Nguyễn Minh Quang – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên nói.
Chia sẻ với chúng tôi, ông Lê Văn Duyệt – Chủ tịch UBND xã Yên Hòa cho hay: Tính đến thời điểm này đã có 10 hộ với hơn 200 con lợn bị nhiễm dịch tả lợn châu Phi được địa phương đưa đi tiêu hủy theo quy định.
Tiếp giáp với Yên Mỹ, “vùng uy hiếp” thuộc xã Tân Dân cũng đang “ nóng” lên từng ngày.
Video đang HOT
Tại “vùng uy hiếp” này có thông tin một hộ dân thu mua lợn trong vùng dịch, trong đó có lợn chết về mổ thịt nhằm bán thịt ra thị trường.
Ông Hoàng Văn Tựu – Phó Chủ tịch UBND huyện Khoái Châu (Hưng Yên) cho hay: Là địa phương tiếp giáp với vùng dịch Yên Hòa của huyện Yên Mỹ nên chúng tôi rất lo lắng và hiện đang vào cuộc quyết liệt để phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm này bằng mọi giá.
Một xe tự chế chở lợn có dấu hiệu bị dịch tả châu Phi được đoàn công tác phát hiện và đưa đi tiêu hủy theo quy định. “Khi lợn bị dịch bệnh, bà con nông dân tiếc của nên thường có tâm lý bán tống, bán tháo để cứu vãn tài sản. Vì thế lãnh đạo, cán bộ chính quyền các địa phương nơi có dịch phải thường trực và thường xuyên xuống địa bàn theo dõi, giám sát và tuyên truyền để dân hiểu và thực hiện theo quy định mới có thể sớm không chế được dịch bệnh và giúp giảm thiệt hại cho bà con”, ông Nguyễn Minh Quang khẳng định.
“Dù trên địa bàn xã chưa có điểm dịch nhưng chúng tôi đã phát hiện 2 điểm khả nghi trên địa bàn (một trang trại và một hộ mổ thịt), trong đó một điểm trang trại sau nhiều ngày theo dõi đến nay vẫn chưa có thêm dấu hiệu nguy hiểm. Còn tại hộ mổ thịt tiếp giáp với xã Yên Hòa (có đơn tố giác của dân về việc mua lợn chết về mổ bán), chúng tôi đã lập biên bản và kiểm tra thấy còn 3 con lợn trong chuồng nên đã yêu cầu dừng việc mổ thịt”, ông Tựu khẳng định.
Đàn lợn choai 12 con của hộ ông Lê Văn Hùng ở diểm dịch Yên Hòa được phát hiện có biểu hiện ốm yếu.
Anh Dương Thành Tú rắc vôi khử trùng quanh trang trại lợn của gia đình ở Văn Giang (Hưng Yên).
Theo Dân Việt
Lần đầu tiên, phát hiện 2 ổ dịch tả lợn châu Phi tại Việt Nam
Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, lần đầu tiên Việt Nam đã phát hiện 2 ổ dịch tả lợn châu Phi tại hai tỉnh Thái Bình và Hưng Yên. Đây là dịch bệnh chưa có thuốc chữa, lợn dính virus gần như phải chết.
Tất cả số lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi đã bị tiêu hủy
Chiều 19/2, ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Thú y cho biết, dịch tả lợn châu Phi được phát hiện tại hộ ông Dương Văn Vũ (xã Trung Nghĩa, Thành phố Hưng Yên) và hộ ông Lê Xuân Tình (xã Yên Hòa, Yên Mỹ) tỉnh Hưng Yên. Trong khi đó, ổ dịch thứ hai được phát hiện tại một số hộ chăn nuôi xã Đông Đô (huyện Hưng Hà) tỉnh Thái Bình.
Đây là lần đầu tiên, Việt Nam xuất hiện dịch tả lợn châu Phi, một loại dịch bệnh nguy hiểm được thế giới cảnh báo trên đàn lợn vì chưa có vaccine và thuốc phòng trị. Hiện loại bệnh này đang lây lan diện rộng ở Trung Quốc.
Ngay sau khi có thông tin, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, địa phương tiêu hủy toàn bộ số lợn của các hộ chăn nuôi phát hiện dịch.
Cụ thể, tiêu hủy 33 con lợn con, lợn choai theo mẹ ở hộ ông Dương Văn Vũ, 101 con hộ ông Lê Xuân Tinh ở Hưng Yên và tiêu huy 121 con lợn ở các hộ có đàn lợn mắc dịch ở Thái Bình.
Các phương đã tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng liên tục khu vực hộ có dịch, đường ra vào ổ dịch và các khu vực có nguy cơ cao.
Cùng đó, thành lập chốt kiểm dịch, quản lý chặt chẽ việc vận chuyển, mổ thịt, tiêu thụ sản phẩm thịt vùng có dịch. Tổng rà soát tình hình đàn lợn trên địa bàn xã và các địa phương khác trên địa bàn.
Cơ quan Thú y cũng chỉ đạo tổ chức lấy mẫu xét nghiệm các hộ chăn nuôi lợn xung quan những hộ có dịch và có kết quả âm tính ở Thái Bình và khu vuc Thành phố Hưng Yên; còn khu vực có dịch ở Yên Mỹ (Hưng Yên) đang chờ kết quả xét nghiệm.
Ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Thú y công bố thông tin lần đầu tiên Việt Nam xuất hiện dịch tả lợn châu Phi chiều 19/2
Liên quan đến dịch tả lợn châu Phi, mới đây, phía Đài Loan (Trung Quốc) đã thông báo phát hiện xác virus dịch tả lợn châu Phi trên thực phẩm của hành khách đến từ Việt Nam.
Theo đó, Cục bảo vệ và kiểm tra sức khỏe Động thực vật, Hội đồng nông nghiệp Đài Loan đã chính thức công bố thông tin phát hiện giene virus dịch tả lợn châu Phi trên bánh sandwich kẹp thịt lợn của một khách từ TPHCM trên chuyến bay VJ 858 của VietJet đến sân bay Đài Nam (Đài Loan) ngày 5/2/2019.
Cục Thú y dẫn thông tin từ Tổ chức Nông Lương liên hợp quốc (FAO) cho rằng, đó là khách du lịch người Trung Quốc, trong khi báo tin tưc của Đài Loan, đó là hành khách người Đài Loan và vị khách này đã bị cơ quan thẩm quyền Đài Loan xử phạt 30.000 Tân Đài tệ.
Ông Nguyễn Văn Long, Trưởng Phòng dịch tễ (Cục Thú y) cho biết, hiện chưa thể kết luận thịt lợn có trong bánh kẹp nói trên có có nguồn gốc từ Việt Nam.
"Hiện chúng tôi đang phối hợp với cơ quan hàng không và cơ quan ngoại giao Việt Nam tại Đài Loan, cùng quan chức năng của Đài Loan làm rõ thông tin"- ông Long nói.
Dịch tả lợn châu Phi hiện nay chưa có vaccine và thuốc phòng trị, lợn nhiễm virus dịch tả lợn châu Phi gần như sẽ chết. Đây là dịch bệnh không lây sang người.
Hiện dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại 20 quốc gia, với 1,08 triệu con lợn phải tiêu hủy. Tại Trung Quốc đã có 105 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 25 tỉnh, trên 950.000 con lợn đã bị tiêu hủy, trong đó có nhiều ổ dịch ở khu vực tỉnh Vân Nam và Quảng Đông giáo với biên giới với Việt Nam.
Theo Cục Thú y, nguy cơ xâm nhiễm dich tả lợn châu Phi vào Việt Nam rất cao, đặc biệt là từ Trung Quốc do hoạt động chim cư trú tiêp xúc với lợn chết, hoạt động giao thương, buôn bán, vận chuyển lợn, thịt lợn nhập lậu qua biên giới.
PHẠM ANH
Theo Tiền phong
Tử vong do chữa bỏng ở thầy lang Người đàn ông 68 tuổi tại Hưng Yên bị bỏng, không đến viện mà chữa ở nhà thầy lang nên nhiễm trùng không thể cứu chữa. Ảnh minh họa Đầu tháng một thời tiết lạnh, ông sưởi ấm sơ ý bị bỏng. Đến nhà thầy lang bôi thuốc, hôm sau vết bỏng nặng thêm, người mệt mỏi không ăn uống được, ông vào...