Cán bộ, giảng viên Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa học tập và làm theo phong cách nêu gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh – lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người để lại cho chúng ta một di sản tinh thần to lớn gồm những giá trị nhân văn cao cả, đặc biệt là tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng “một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” (1). Người luôn luôn yêu cầu cán bộ, đảng viên phải gương mẫu trong mọi việc.
Chủ Hồ Chí Minh tịch tát nước chống hạn ở cánh đồng Quang Tô, xã Đại Thanh, tỉnh Hà Tây (1958). Ảnh tư liệu.
Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay. Ngày 15-5-2016, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 05 – CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” với phạm vi và yêu cầu cao hơn, trọng tâm là học và làm theo phong cách của Bác, trong đó có phong cách nêu gương.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, để nêu gương thì trước hết bản thân phải làm gương trong mọi công việc. Mỗi đảng viên, cán bộ cũng như mỗi người cần nắm vững và giải quyết tốt trên ba mối quan hệ chủ yếu: đối với mình, đối với người, đối với việc. Đối với mình, không được tự cao tự đại, kiêu ngạo mà luôn có ý thức học tập cầu tiến; luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân, phải tự phê bình như rửa mặt hàng ngày. Đối với người, luôn giữ thái độ khiêm tốn, chân thành, đoàn kết, thật thà, khoan dung, độ lượng, trên tinh thần yêu thương đồng chí, đồng bào. Đối với việc, dù trong hoàn cảnh nào cũng phải giữ nguyên tắc “dĩ công vi thượng”. Người nhắc nhở: “Muốn l ãnh đ ạo vững thì trư ớc hết cán b ộ và đ ảng viên ph ải có tư tư ởng, lập trường vững chắc để lãnh đ ạo, xung phong làm gương m ẫu” ( 2) .
Để nêu gương, đòi hỏi người cán bộ, đảng viên cần phải gương mẫu, mực thước, “nói đi đôi với làm”. “Nói đi đôi với làm” là nguyên tắc rất quan trọng trong ba nguyên tắc đạo đức cách mạng; nói phải đi đôi với làm, xây đi cùng với chống và tu dưỡng đạo đức suốt đời. Người thường xuyên nhắc nhở, yêu cầu cán bộ, đảng viên “T ự mình ph ải chính trư ớc, mới giúp đư ợc người khác chính” (3). Để nêu gương, bản thân mỗi người phải làm gương trong mọi việc từ nhỏ đến lớn, thể hiện thường xuyên về mọi mặt. Mỗi cán bộ, đảng viên phải “cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”; nói phải đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, không được xuyên tạc, nói sai, không được “nói một đường làm một nẻo”. Đặc biệt là người đứng đầu phải như tấm gương trong từng lời nói, từng hoạt động cụ thể, người lãnh đạo phải làm trước, phải làm đúng và phải làm tốt.
Để giáo dục nêu gương đạt hiệu quả cao, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương: “Lấy gương người tốt, việc tốt để h àng ngày giáo d ục lẫn nhau là m ột trong những cách t ốt nhất để xây d ựng Đảng, xây d ựng các t ổ chức cách m ạng, xây d ựng con người mới, cuộc sống mới” (4). Bản chất của nêu gương phải xuất phát từ vai trò, trách nhiệm, xem đó là công việc tự giác, thường xuyên của người cán bộ, đảng viên; là niềm vinh dự chứ không phải là sự thể hiện để bắt mọi người noi theo. Bác đã nêu lên một triết lý sâu sắc về sự nêu gương, là sự thống nhất biện chứng giữa nêu gương và noi gương; noi gương chỉ được thực hiện tốt khi có sự nêu gương, có sự “làm mẫu” và nêu gương chỉ có giá trị đích thực khi có sự noi gương. Hồ Chí Minh từng dạy: “N ói mi ệng ai cũng nói đư ợc. Ta cần phải thực hành…..” (5). Tư tưởng đạo đức ấy đã tạo nên một phong cách nêu gương, tự giác gương mẫu của Hồ Chí Minh, là tấm gương sáng cho các thế hệ người dân Việt Nam học tập và noi theo. Với Bác, nêu gương là bằng công việc cụ thể hằng ngày, bằng đức tính giản dị trong sinh hoạt, trong từng bữa ăn, trong từng giấc ngủ. Với tư cách là người đứng đầu Nhà nước, nhưng Bác cũng chỉ có vài bộ quần áo đơn sơ, giản dị, anh em phục vụ muốn đề nghị may mới cho Bác, nhưng Bác không cho và nói: ” Bác có hai b ộ là đ ủ dùng r ồi. Bác có như v ậy là đ ủ và t ốt lắm rồi!”. Bữa ăn của Bác như bữa ăn của mọi nhà: Bát canh, quả cà, con cá hoặc lát thịt kho… Với Bác : “ Cái gì còn dùng đư ợc nên dùng, b ỏ đi không nên”.Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh không cần đến bất cứ một thứ trang sức nào. Người không phải cố ý sống khác đời để mọi người ca ngợi mà lối sống của Người là xuất phát từ một triết lý nhân sinh là lấy khiêm tốn, giản dị làm nền; lấy chừng mực đức độ làm chuẩn mực; lấy trong sạch thanh cao làm nguồn vui; lấy gắn bó con người, thiên nhiên làm niềm say mê vô tận; lấy hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu và là hạnh phúc của mình. Tư tưởng và tấm gương đạo đức, phong cách nêu gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm cho Người trở thành một con người toàn vẹn với một cuộc sống mẫu mực tự nhiên trong suốt cả cuộc đời. Chính vì vậy mà tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người đã trở thành bất tử trong lòng dân tộc, mãi mãi là tấm gương cho mọi người chúng ta học tập và phấn đấu làm theo.
Nhận thức việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là việc làm có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định đến việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao, thời gian qua Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đã có những quy định cụ thể trách nhiệm nêu gương của cán bộ, giảng viên, nhân viên nhà trường gắn với việc thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, Chỉ thị 05 – CT/TW. Công tác nêu gương của cán bộ, giảng viên, người lao động nhà trường đã đạt được những kết quả quan trọng bước đầu để tạo đà cho mỗi cán bộ, giảng viên, người lao động phấn đấu trong công việc của mình trên những chặng đường tiếp theo trong thời gian tới. Đảng ủy, Ban Giám hiệu đã lãnh đạo, chỉ đạo ban hành các chủ trương, định hướng về công tác nêu gương như: Lấy nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng làm nhiệm vụ trung tâm; Đổi mới công tác quản lý, từ Ban giám hiệu đến các khoa, phòng và giảng viên là nhiệm vụ then chốt, trong đó, việc kiểm tra đánh giá học viên và giảng viên là khâu đột phá. Để làm tốt mọi công việc, nhà trường đã đặt ra nguyên tắc “3 tăng, 3 giảm” (tăng chủ động, tăng đối thoại, tăng xử lí tình huống, giảm thụ động, giảm độc thoại, giảm lý thuyết), từ học viên đến giáo viên đều được chủ động hơn. Lấy việc giảng dạy lý luận chính trị phải sát với yêu cầu thực tiễn, tính đặc thù của từng nhóm đối tượng học viên. Từ đó, nhà trường chủ động đổi mới công tác quản lý, cách dạy, cách học theo hướng chú trọng dạy cách thức, phương pháp tư duy, giải quyết công việc và ứng xử; học viên chú trọng phương pháp học hiểu, học vận dụng và học xử trí; phát huy vai trò là chủ và làm chủ của học viên trong quá trình học tập, rèn luyện, tiếp nhận tri thức, hoàn thiện và phát triển phẩm chất năng lực, xây dựng tác phong học tập, rèn luyện theo nguyên tắc “3 không, 3 có” (không vào lớp muộn, về sớm; không cẩu thả; không làm việc riêng, sử dụng điện thoại trong giờ học/ có mục tiêu, động lực học tập tích cực; có tác phong, hình ảnh đẹp; có phương pháp học tập, rèn luyện khoa học). Nhà trường kiên trì thực hiện nguyên tắc giáo dục: Trong cách học phải lấy tự học làm cốt. Thay đổi căn bản từ dạy – học thụ động sang chủ động, từ dạy cái thầy có sang dạy cái học viên cần, thực tiễn cần, nhân dân cần; chú trọng dạy – học lý thuyết, cập nhật kiến thức mới.
Video đang HOT
Cán bộ, giảng viên Trường Chính trị tỉnh tham dự Cuộc thi “Học tập Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh do Đảng bộ khối các cơ quan tỉnh tổ chức. Ảnh: Tư liệu nhà trường.
Có thể thấy, công tác nêu gương của cán bộ, giảng viên trường chính trị tỉnh được thực hiện bằng những việc làm thiết thực như: chấp hành nghiêm túc giờ giấc làm việc, gương mẫu, chuẩn mực trong phát ngôn, ăn mặc, luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Hiện nay, 100% cán bộ, giảng viên nhà trường có lập trường chính trị vững vàng, luôn tin tưởng vào mục tiêu, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện nghiêm túc việc nói và làm đúng theo quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước.
Nhà trường đã phát động nhiều phong trào thi đua như: “Hội thi Giảng viên dạy giỏi cấp trường”, ” Hội thi nét đẹp cán bộ, giảng viên Trường Chính trị”, “Cuộc thi Thuyết trình ý tưởng”, cuộc thi “Tìm hiểu di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, Hội thi “Cán bộ công đoàn cơ sở giỏi”; đối với học viên có “Hội thi Rung chuông vàng”… Qua các hội thi, những tấm gương điển hình tiên tiến trong giảng dạy và học tập được tôn vinh và nhân rộng trong toàn trường. Ngoài ra, thông qua các buổi sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt của Câu lạc bộ giảng viên trẻ, sinh hoạt chi bộ hàng tháng… nhà trường đã tuyên truyền, giáo dục về phong cách nêu gương Chủ tịch Hồ Chí Minh cho mỗi cán bộ, giảng viên, giúp cho cán bộ, giảng viên luôn thấm nhuần trong mọi lời nói, việc làm và cách ứng xử của mình hằng ngày đối với đồng chí đồng nghiệp và học viên.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác nêu gương của một bộ phận cán bộ, giảng viên nhà trường vẫn còn gặp nhiều khó khăn trở ngại vì đặc thù của giảng viên nhà trường luôn phải đi công tác tại các huyện nên nhiều hoạt động chung chưa thực sự có mặt đầy đủ, việc chấp hành giờ giấc làm việc ở một số cán bộ, giảng viên vẫn chưa nghiêm; công tác tự phê bình và phê bình, kiểm tra, giám sát chưa được tiến hành thường xuyên.
Để khắc phục những hạn chế, phát huy những kết quả đạt được, trong thời gian tới, cán bộ, giảng viên Trường Chính trị tỉnh tiếp tục nỗ lực đẩy mạnh việc học tập và làm theo phong cách nêu gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trư ớc hết, để kế thừa và phát huy truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc, thực hiện tư tưởng của Bác Hồ, Đảng và Nhà nước, đội ngũ cán bộ, giảng viên Trường Chính trị tỉnh luôn cố gắng phấn đấu thi đua rèn đức luyện tài, trong từng bài giảng, trong từng công việc chuyên môn hằng ngày luôn nêu cao ý thức trách nhiệm, gương mẫu về đạo đức, lối sống, thực hiện tốt phương châm “dạy tốt, học tốt, phục vụ tốt”. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “nếu kh ông có th ầy giáo thì không có giáo d ục…Không có giáo d ục, không có cán b ộ thì không nói gì đ ến kinh tế văn hóa”(Hồ Chí Minh. Toàn tập, t.8, tr.184). Người luôn đề cao vai trò, vị trí của người thầy, người cô trong sự nghiệp trồng người, trong việc hình thành nên những công dân tốt cho một đất nước. Vì vậy, để người thầy, người cô thực sự là người lái đò cần mẫn thì trước hết đòi hỏi người thầy đó phải tuân thủ nội quy, quy trình làm việc, xác định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, khoa, phòng. Trong công việc cần tận tụy, tâm huyết đầu tư thời gian, nỗ lực phấn đấu, thường xuyên tự trau dồi tri thức để từng bước hoàn thiện mình. Ngoài ra, cán bộ, giảng viên cần nêu gương về tình thương và trách nhiệm, luôn sâu sát, gần gũi với học viên để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, sẵn sàng giúp đỡ học viên những khó khăn trong học tập, trong công việc cũng như trong thực tiễn cuộc sống.
Th ứ hai, người cán bộ, giảng viên nhà trường đầu mỗi năm học mới luôn thực hiện việc đăng ký trước tập thể về danh hiệu thi đua, phương hướng phấn đấu để đạt được danh hiệu cao trong năm học, thể hiện nội dung trách nhiệm nêu gương trên cả ba phương diện: đối với mình, đối với người, với tổ chức và đối với công việc. Ngoài ra, bản thân mỗi người cần xây dựng mục tiêu, kế hoạch rèn luyện rút kinh nghiệm để nêu tấm gương sáng về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, đấu tranh ngăn chặn đẩy lùi “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Th ứ ba, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, giảng viên còn thể hiện ở ý thức tổ chức kỷ luật. Biểu hiện quan trọng nhất là việc thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ; cần nêu cao trách nhiệm cá nhân dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và nghiêm túc thực hiện tự phê bình và phê bình, phải xem tự phê bình và phê bình trở thành công việc thường xuyên, với tinh thần nghiêm túc, thẳng thắn, tránh tình trạng nể nang, né tránh; kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sống có tình thương yêu, đồng cảm, chia sẻ, thân ái, giúp đỡ với đồng chí, đồng nghiệp. Đặc biệt, trong môi trường sư phạm cần phát huy tốt sự sẻ chia, giúp đỡ, học tập lẫn nhau. Tránh tình trạng chia bè phái, lợi ích nhóm, đố kị gây khó dễ cho nhau trong công việc. Luôn xây dựng phương châm ứng xử khiêm tốn, nhã nhặn, lịch sự , linh hoạt, có lý, có tình chứa đựng những giá trị nhân văn, hướng con người đến chân, thiện, mỹ.
Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, đòi hỏi sự nghiệp giáo dục – đào tạo phải đi trước một bước nhằm chuẩn bị nhân tài, lực lượng lao động đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới. Trước những đòi hỏi đó, hơn ai hết mỗi giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục cần thấm nhuần sâu sắc hơn nữa tư tưởng của Bác Hồ kính yêu về nghề dạy học; từ đó vận dụng sáng tạo và tổ chức tốt việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người. Đó cũng là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc của mỗi người thầy, người cô, người lao động, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở trong tiến trình hội nhập và phát triển của nước ta trong giai đoạn hiện nay và mai sau.
Nguy ễn Thị Quy
Gi ảng Viên Khoa Nhà Nư ớc Và Pháp Lu ật, Trường Chính Trị Tỉnh
(1). Hồ Chí Minh toàn tập NXBCTQG, H.2002. Tập 1, trang 263
(2). Hồ Chí Minh toàn tập NXBCTQG, H.2011. Tập 6, trang 130
(3). Hồ Chí Minh toàn tập NXBCTQG, H.2011. Tập 6, trang 16
(4). Hồ Chí Minh toàn tập NXBCTQG, H.2011. Tập 15, trang 612
(5). Hồ Chí Minh toàn tập NXBCTQG, H.2001. Tập 5, trang 130
Theo baothanhhoa
Thi trực tuyến "Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" 2019
Bộ Giáo dục - Đào tạo chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và một số đơn vị đồng hành vừa phát động tổ chức Cuộc thi trực tuyến "Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" năm 2019.
Ảnh minh họa (nguồn: Minh Khánh)
Đây là một trong những hoạt động quan trọng của ngành giáo dục hướng tới kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện quan trọng trong năm 2019 và đẩy mạnh tuyên truyền 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2019).
Cuộc thi là cơ hội để các đoàn viên, thanh thiếu niên, học sinh - sinh viên trong và ngoài nước nâng cao nhận thức sâu sắc hơn về tấm gương đạo đức cách mạng, tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh, tìm hiểu những giá trị trong Di chúc của Người, nâng cao hiểu biết về lịch sử hào hùng của đất nước, chủ quyền quốc gia về biển, đảo Việt Nam. Từ đó góp phần giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ.
Cuộc thi gồm các nội dung sau: Những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thế hệ trẻ; những bài học về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; "Di chúc" của Chủ tịch Hồ Chí Minh; tác phẩm "Dân vận" và tác phẩm "Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân"; Tư tưởng Hồ Chí Minh với biển, đảo Việt Nam; chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Những thành tựu, kết quả đạt được trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, phát triển đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhất là trong 33 năm đổi mới (1986-2019), những chủ trương lớn trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.
Điểm mới của cuộc thi 2019 là thiết kế 3 bảng thi dành cho các nhóm đối tượng: Bảng A dành học sinh THCS, THPT, học viên các trung tâm giáo dục thường xuyên; Bảng B dành cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp sư phạm và bảng C dành cho nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trẻ và những người quan tâm (dưới 35 tuổi) tham gia dự thi.
Được biết, sau 4 lần tổ chức, cuộc thi ngày càng thu hút đông đảo thí sinh dự thi. Từ 31.000 lượt thí sinh dự thi năm 2013, năm 2018 đã có hơn 1,2 triệu lượt thí sinh dự thi.
Dự kiến Lễ Tổng kết trao giải chung cuộc Cuộc thi, tổ chức vào 09h00 ngày 02 tháng 11 năm 2019 tại thủ đô Hà Nội.
Minh Huyền (t/h)
Theo toquoc
Góp phần lan tỏa mạnh mẽ việc học và làm theo Bác Ở một ngôi trường dân tộc nội trú nằm trên mảnh đất Kon Plong xa xôi, được nhìn thấy các em học sinh ngồi say mê bên những quyển sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng tôi cảm nhận rõ hơn sức lan tỏa mạnh mẽ của việc học tập và làm theo gương Bác. Chia sẻ với chúng tôi về thói...