Căn bệnh nhạc sĩ Phú Quang mắc phải nguy hiểm sao?
Hiện các nghệ sĩ và khán giả vô cùng lo cho sức khỏe của nhạc sĩ Phú Quang. Căn bệnh nhạc sĩ Phú Quang mắc phải nguy hiểm và tỷ lệ mắc ngày càng cao, thậm chí nhiều người độ tuổi 25-30 mắc bệnh mà không biết.
Biến chứng nguy hiểm từ bệnh tiểu đường
Nhạc sĩ Phú Quang sinh năm 1949 nổi tiếng với nhiều ca khúc như: Em Ơi Hà Nội Phố, Hà Nội Ngày trở về, Biển Nỗi Nhớ Và Em… Thông tin mới đây về nhạc sĩ Phú Quang được chuyển sang bệnh viện Hữu nghị Việt Xô để điều trị vì biến chứng của bệnh tiểu đường đã khiến nhiều người lo lắng. Theo chia sẻ từ người nhà, sức khỏe của ông thời gian qua yếu, phải thở máy.
Nhạc sĩ Phú Quang mắc bệnh tiểu đường hơn 30 năm. Cứ mấy tháng, ông phải vào viện điều trị một lần. Năm 2020, ông từng nhập viện dài ngày trong tình trạng nguy kịch do biến chứng của bệnh tiểu đường.
Nhạc sĩ Phú Quang bị bệnh tiểu đường
Tiểu đường còn gọi bệnh đái tháo đường là sự dư thừa lượng glucose trong máu. Bệnh thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa protein, cacbohydrat, mỡ. Căn bệnh nhạc sĩ Phú Quang mắc phải này ngày càng nhiều người bị.
Video đang HOT
GS.TS. BS Nguyễn Khánh Trạch – Chủ tịch Hội Nội khoa Việt Nam cho biết, tỷ lệ người bị đái tháo đường ngày càng cao. Nếu như năm 2015, toàn thế giới ghi nhận chỉ có 415 triệu người mắc bệnh đái tháo đường và dự báo đến năm 2040 tỷ lệ mắc mới sẽ tăng thêm 55%. Bệnh tiểu đường là bệnh mãn tính. Bệnh có nguy cơ gây tử vong chỉ sau tim mạch, ung thư.
Đáng lo ngại là ngày càng nhiều người trẻ mắc bệnh. Nhiều người ở độ tuổi 25-30 mắc bệnh mà không biết, thậm chí đã có ghi nhận về trường hợp trẻ nhỏ đã bị đái tháo đường type 2. Một trong những nguyên nhân là do thói quen lười vận động, trong khi ăn uống quá nhiều chất dinh dưỡng, ít rau xanh, hút thuốc lá và uống nhiều rượu bia…
Theo các chuyên gia, bệnh tiểu đường gây glucose trong máu tăng cao kéo dài, làm rối loạn, suy yếu các cơ quan của cơ thể từ đó gây ra nhiều biến chứng. Các biến chứng thường gặp là suy thận, nhiễm trùng máu, tổn thương thần kinh, nhiễm trùng bàn chân dẫn tới cắt cụt chi… Phổ biến hơn cả là biến chứng tim mạch và đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tử vong ở người bệnh tiểu đường.
Trong khi đó, đa phần người bệnh thường không biết mình mắc bệnh đến khi đã có những biến chứng nặng nề. Số đông bệnh nhân chỉ phát hiện khi được đi khám sức khỏe định kỳ hoặc đi khám bệnh lý khác.
Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường biến chứng
Theo Ths.Bs Hoàng Thị Thúy (Bệnh viện đa khoa Medltatec), điều trị tiểu đường ngoài kiểm soát chặt chẽ đường huyết cần phòng ngừa biến chứng bằng cách: Quản lý huyết áp, lipid máu, chỉ số khối cơ thể. Ngoài việc dùng thuốc đều đặn theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân cần thực hiện chế độ ăn uống và luyện tập khoa học, giúp tăng cường sức khỏe và đẩy lùi bệnh tật.
Một nguyên nhân dẫn tới biến chứng nặng ở người bệnh tiểu đường là thói quen dùng thuốc tùy tiện hoặc sử dụng các bài thuốc gia truyền, truyền miệng chưa được khoa học kiểm chứng… Dùng các thuốc không rõ thành phần, nguồn gốc thực sự rất nguy hiểm. Thuốc phải được uống/tiêm đúng, đủ vì nếu không không làm tăng/hạ đường huyết mà còn ảnh hưởng chức năng gan, thận… của cơ thể.
Bằng chứng khoa hoc cho thây, các hành vi nguy cơ nếu được loại trừ sẽ giúp phòng tránh đươc ít nhât 80% bệnh đái tháo đường type 2. Do vậy, chế độ dinh dưỡng với người bệnh tiểu đường rất quan trọng. Người bệnh cần kiểm soát lượng đường, tinh bột phù hợp, giảm chất béo, muối và thay vào đó ăn nhiều thực phẩm chất xơ, vitamin. Mọi người nên chia nhỏ bữa ăn ra, ăn nhiều lần trong ngày để phân bổ calo trong các bữa ăn cho hợp lý.
Tăng cường vận động thể lực và giữ trọng lượng cơ thể ổn định cũng rất quan trọng với người bị tiểu đường để giảm đường huyết, tính kháng insulin, đẩy lùi biến chứng tim mạch. Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường cũng cần thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên để bác sĩ có sự điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp trong từng giai đoạn.
Biến chứng tim mạch từ bệnh tiểu đường
Lượng đường huyết tăng cao làm rối loạn mỡ máu, nội mô, khiến mạch máu trong thận và tim tổn thương, gây suy tim, suy thận, thậm chí đột tử.
Bác sĩ Nguyễn Xuân Vinh, Khoa Tim mạch can thiệp Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết cơ chế gây biến chứng tim mạch ở người bệnh đái tháo đường khá phức tạp.
Khi lượng đường huyết tăng cao sẽ kéo theo rối loạn mỡ máu, rối loạn nội mô, khiến mạch máu bị tổn thương. Điều này tạo cơ hội cho các mảng xơ vữa hình thành, làm giảm lượng máu nuôi dưỡng tim, tạo ra các cục máu đông gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Tùy vị trí của mạch máu bị tổn thương mà các biểu hiện lâm sàng sẽ khác nhau. Nếu tổn thương động mạch vành sẽ dẫn đến cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột tử. Tổn thương mạch máu não sẽ dẫn đến tai biến mạch máu não.
Theo thống kê của các nghiên cứu trên thế giới, gần 70% số trường hợp tử vong ở người bệnh đái tháo đường là do bệnh tim mạch. Trong đó 40% là do bệnh động mạch vành, 15% do các bệnh tim mạch khác (chủ yếu là suy tim) và khoảng 10% do đột quỵ.
Nguy hiểm hơn, ở người mắc đái tháo đường, triệu chứng của các bệnh tim mạch thường không rõ rệt và dễ bị bỏ qua. Nhiều trường hợp người bệnh đái tháo đường nhập viện điều trị các biến chứng tim mạch ở giai đoạn nặng, gây khó khăn trong điều trị.
"Người bị suy tim nặng nếu không điều trị kịp thời nguy cơ tử vong cao do rối loạn nhịp tim, dẫn đến đột tử", bác sĩ Vinh nhấn mạnh.
Bác sĩ Lê Hoàng Bảo - Khoa Nội tiết, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM tư vấn cho một bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Ngoài gây nguy hiểm cho tim mạch, đái tháo đường còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến thận. Bác sĩ Lê Hoàng Bảo, Khoa Nội tiết Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, phân tích: Lượng đường trong máu cao sẽ làm tăng áp lực cầu thận và tổn thương các mạch máu trong thận. Bệnh thận do đái tháo đường thường diễn tiến âm thầm và không có biểu hiện trong giai đoạn đầu.
Để phát hiện, bác sĩ phải dựa vào xét nghiệm máu và nước tiểu định kỳ. Việc xuất hiện đạm trong nước tiểu, dù nhiều hay ít, cũng là dấu hiệu của tổn thương thận. Khi độ lọc của thận suy giảm, thận không thể đào thải hết chất chuyển hóa dư thừa ra khỏi cơ thể, dần dần tiến triển đến suy thận giai đoạn cuối.
Tình trạng suy thận diễn tiến nặng nhất là giai đoạn thận ngưng làm việc hoàn toàn. Khi đó, nếu muốn sống sót, người bệnh phải ghép thận hoặc chạy thận nhân tạo định kỳ. Ở giai đoạn này, chi phí điều trị rất cao, đồng thời ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
Theo các bác sĩ, để tránh các biến chứng này, người bệnh cần duy trì lối sống lành mạnh. Nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, uống đủ nước, theo dõi đường huyết và huyết áp, đồng thời kiểm tra định kỳ chức năng tim và thận. Giữ cân nặng hợp lý kết hợp với chế độ tập luyện thể thao vừa sức cũng là những điều người bệnh đái tháo đường nên chú ý.
Để phát hiện sớm biến chứng, người bệnh cần thăm khám định kỳ, thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần nắm rõ các triệu chứng, đặc biệt là những biểu hiện sớm của bệnh, để được điều trị kịp thời.
Thủ phạm khiến nhiều bệnh nhân tiểu đường bị loét bàn chân Bệnh lý bàn chân ở người mắc tiểu đường nếu không được điều trị có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng như liệt, nhiễm trùng, loét, hoại tử. Tiểu đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa carbonhydrat, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, tác động của insulin, hoặc cả hai. Theo Liên đoàn Tiểu đường...