Căn bệnh nguy hiểm khiến cô gái lúc nào cũng muốn ngủ
Nhiều người cho rằng Charlotte có chút lười vì hay ngủ nhưng thực tế, cô mắc bệnh nguy hiểm, chỉ có 20% cơ hội sống.
Charlotte Carney, sống ở thị trấn Northwich (Anh), luôn có cảm giác phải ngủ. Tới khi lên đại học, cô mới nghĩ mình đang gặp điều gì bất ổn nghiêm trọng.
Charlotte Carney luôn cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi, không thể đi bộ quá lâu
Năm 2015, cô chuyển đến Liverpool để theo học tâm lý học pháp y và tư pháp hình sự tại Đại học Liverpool John Moores. Charlotte gặp khó khăn khi đi bộ dù chỉ 5 phút trong khuôn viên trường. Cô bỏ lỡ hầu hết các buổi học trong năm đầu tiên.
“Tim tôi đập rất nhanh và tôi sẽ kiệt sức sau 5 phút đi bộ”, cô kể.
Băn khoăn với các triệu chứng khó thở của mình, Charlotte đã đến gặp bác sĩ đa khoa. Họ cho rằng, nhiều khả năng các triệu chứng của cô do học hành căng thẳng.
Nhưng thực tế tồi tệ hơn nhiều. Vào tháng 10/2016, cô đi siêu âm tim, chụp CT, X-quang, cộng hưởng từ và làm hơn 100 xét nghiệm máu.
Charlotte được chẩn đoán mắc loại bệnh hiếm gặp, bệnh cơ tim hạn chế, tim không thể trữ đủ máu đáp ứng nhu cầu. Cô chỉ có 20% cơ hội sống sót.
Video đang HOT
Căn bệnh của Charlotte ảnh hưởng đến khoảng 7.000 người ở Anh. Lưu lượng máu từ tim giảm, dẫn đến các triệu chứng suy tim như khó thở, mệt mỏi và các vấn đề về nhịp tim.
“Tôi cảm thấy thực sự tồi tệ khi bác sĩ thông báo tôi có cục máu đông và cần mua thuốc làm loãng máu”, cô tâm sự.
Tháng 1/2017, Charlotte được thông báo tình trạng của cô không thể chữa khỏi. Vài tháng sau, nữ bệnh nhân được yêu cầu đến Bệnh viện Wythenshawe – một trong năm đơn vị cấy ghép tim ở Anh.
Các bác sĩ tiến hành một loạt kiểm tra để đánh giá khả năng bơm máu từ tim của Charlotte. Họ nhận định, cô cần tiến hành phẫu thuật và thông báo về các biến chứng có nguy cơ xảy ra.
Đến tháng 2/2018, cô nằm trong danh sách cấy ghép tim. Tới ngày 28/2, cô được đưa vào phòng mổ. Charlotte đã hôn mê 7 ngày trước khi dần dần tỉnh lại.
Cô nhớ lại: “Ký ức đầu tiên của tôi là vào ngày thứ 7 nhưng khá mơ hồ”.
Vài tháng sau ca phẫu thuật, Charlotte chuyển đến sống với bạn trai. Cô vẫn còn những cảm giác đau đớn nhưng chưa bao giờ cảm thấy tự do như vậy.
“Tình trạng sương mù não của tôi đã biến mất. Tôi cảm thấy tốt hơn rất nhiều. Tôi đã có thể thở trở lại”, cô kể.
Vào tháng 9/2018, Charlotte đã trở lại trường đại học và tốt nghiệp. Bạn trai đã cầu hôn cô vào tháng 7/2019, họ dự định sẽ cưới ở Tuscany (Italy) vào mùa hè này.
Thiếu ngủ ảnh hưởng gì đến sức khỏe?
Thiếu ngủ thường không trực tiếp nhưng có thể gián tiếp gây chết người. Tình trạng này kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm.
Ngoài ra, người thiếu ngủ sẽ khó tỉnh táo và dễ gặp tai nạn khi lái xe, làm việc.
Sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng dù chỉ mới thiếu ngủ một đêm. Ngủ không đủ giấc sẽ gây ra các vấn đề như nhức đầu, mệt mỏi, cáu gắt, khó tập trung, phản ứng chậm cả về thể chất và tinh thần, theo Healthline.
Thiếu ngủ sẽ khiến dễ mắc sai sót khi làm việc, thậm chí xảy ra tai nạn lao động. Ảnh SHUTTERSTOCK
Vài ngày liên tục không ngủ hay chỉ ngủ được vài giờ mỗi ngày thì có thể xuất hiện các triệu chứng nặng của như ảo giác và rối loạn tâm thần. Một người mất ngủ nghiêm trọng như vậy sẽ không chết nhưng rất khó tỉnh táo. Họ có thể đột ngột chìm vào giấc ngủ bất kỳ lúc nào hay đang làm bất kỳ điều gì.
Thiếu ngủ có thể gián tiếp gây tử vong qua những cách sau:
Tai nạn giao thông
Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy thiếu ngủ làm tăng nguy cơ bị tai nạn giao thông. Thiếu ngủ không chỉ khiến người điều khiển dễ bị ngủ gật khi đang lưu thông mà còn làm giảm khả năng tập trung.
Đặc biệt, những người thiếu ngủ sẽ có nguy cơ cao gặp tai nạn khi điều khiển xe vào ban đêm.
Tai nạn lao động
Thiếu ngủ sẽ dễ làm phát sinh sai sót, thậm chí là tai nạn lao động khi đang làm việc. Tình trạng này dễ xảy ra hơn ở những người phải làm việc ca đêm. Họ thường ngủ ít hơn và nhịp sinh học tự nhiên bị đảo lộn.
Bệnh tim mạch
Thiếu ngủ có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, trong đó có cả đau tim. Các nghiên cứu cho thấy nếu bạn ngủ dưới 5 tiếng/đêm thì nguy cơ đau tim sẽ cao gấp 2 đến 3 lần bình thường.
Ngoài ra, thiếu ngủ sẽ khiến cơ thể dễ bị viêm nhiễm. Hiện tượng này kéo dài có thể làm hỏng niêm mạc mạch máu, dẫn đến xơ vừa động mạch, đột quỵ và đau tim.
Tiểu đường
Thiếu ngủ cũng làm rối loạn quá trình trao đổi chất của cơ thể, gây biến động nồng độ đường glucose trong máu. Tình trạng này kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hoặc khiến bệnh tiến triển nặng hơn.
Để đảm bảo sức khỏe, một người trưởng thành cần ngủ từ 7 đến 9 tiếng/ngày. Giấc ngủ quan trọng vì không chỉ cho phép cơ thể nghỉ ngơi mà còn giúp loại bỏ độc tố, phục hồi các tổn thương để duy trì hoạt động lành mạnh, theo Healthline.
Chạy bộ bao nhiêu km mỗi ngày để kéo dài tuổi thọ? Chạy bộ từ lâu đã được khoa học chứng minh là mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có cả kéo dài tuổi thọ. Các nghiên cứu đã xác định được quãng đường chạy mỗi ngày để tối đa hóa lợi ích này. Chạy có thể giúp giảm các triệu chứng trầm cảm, giúp tăng lưu thông máu lên não,...