Căn bệnh khiến nhiều người Việt tử vong cao gần gấp đôi ung thư
Mỗi năm, hơn 200.000 người Việt tử vong vì bệnh lý tim mạch, gần gấp đôi bệnh ung thư. Trong khi đó, kiến thức chung để chủ động phòng chống bệnh của đa số người dân còn thiếu, chưa hiểu rõ các yếu tố nguy cơ.
Số người Việt tử vong vì tim mạch cao hơn ung thư
Theo báo cáo gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm 2022, bệnh tim mạch trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới. Mỗi năm, bệnh lý này cướp đi 19,5 triệu sinh mạng, chiếm khoảng 1/3 tử vong do mọi nguyên nhân.
Việt Nam không nằm ngoài tình trạng này. Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm có khoảng 200.000 người Việt tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% ca tử vong, cao hơn cả số ca tử vong vì ung thư hằng năm (khoảng 115.000 người).
Đo huyết áp cho bệnh nhân tại Viện Tim mạch Quốc gia. Ảnh: Võ Thu
Chia sẻ tại buổi họp báo trước khi diễn ra Đại hội khoa học Tim mạch Đông Nam Á lần thứ 27, do Hội Tim mạch học Việt Nam tổ chức sáng 2/11, GS.TS Nguyễn Lân Việt, Phó Chủ tịch thường trực của hội, đánh giá Việt Nam đã làm chủ được hầu hết các kỹ thuật tiên tiến về bệnh lý tim mạch tương đương các nước trong khu vực và thế giới. Thậm chí trong can thiệp tim bẩm sinh, thầy thuốc Việt Nam được mời đi nhiều quốc gia để chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật.
Theo Giáo sư Việt, trước đây, nhiều bệnh nhân tim mạch nước ta phải ra nước ngoài chữa bệnh, nay người dân đã có cơ hội tiếp cận các thành tựu khoa học tiên tiến ngay tại chỗ mà không còn phải ra nước ngoài.
“Tỷ lệ bệnh nhân tim mạch phải ra nước ngoài gần như không có, rất ít”, Giáo sư Việt khẳng định.
Video đang HOT
Lấy ví dụ, trước đây nhiều bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim phải ra nước ngoài điều trị với chi phí cao, nhưng đầu tuần qua, Viện Tim mạch Việt Nam trở thành cơ sở đầu tiên ở nước ta điều trị thành công ca bệnh rung nhĩ phức tạp bằng công nghệ rất mới là bóng áp lạnh.
Kỹ thuật này nhằm ngăn ngừa cơn rối loạn nhịp tái phát và vãn hồi chức năng tim bị suy giảm, giúp bệnh nhân có cuộc sống và sinh hoạt bình thường trở lại.
Vì sao tỷ lệ bệnh nhân mắc và tử vong vì bệnh tim mạch cao?
Lý giải nguyên nhân, vị chuyên gia cho hay kiến thức chung để chủ động phòng chống bệnh tim mạch của đa số người dân còn thiếu, chưa hiểu rõ các yếu tố nguy cơ gây bệnh là gì, không chủ động điều chỉnh lối sống (ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi, tập luyện). Việc khám sức khỏe định kỳ cũng chưa được chú ý.
Ngoài ra, khi tuổi thọ bình quân tăng lên, số người cao tuổi tăng lên, các bệnh lý tim mạch (nhất là bệnh lý xơ vữa) cũng tăng lên, đó là thách thức cho ngành Tim mạch Việt Nam.
Bổ sung ý kiến, GS.TS Huỳnh Văn Minh, Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam, cho rằng bên cạnh các yếu tố nguy cơ truyền thống, ngày nay đô thị hóa trong xã hội phát triển nhanh, các yếu tố môi trường như bụi, tiếng ồn, stress hay hậu Covid-19 cũng được tính là yếu tố nguy cơ mới xuất hiện ảnh hưởng sức khỏe tim mạch.
Đại hội khoa học Tim mạch Đông Nam Á lần thứ 27 diễn ra từ ngày 2 – 5/11 với chủ đề Giao thoa tim mạch: Thách thức và Cơ hội. Hơn 2.000 đại biểu trong, ngoài nước, trong đó có 300 chuyên gia tim mạch hàng đầu ASEAN và thế giới, tham dự và báo cáo.
Đại hội có hơn 80 phiên khoa học, dành riêng một chuyên đề về ứng dụng AI, tiềm năng trong tim mạch. Theo Giáo sư Minh, hướng mới mà Hội Tim mạch Việt Nam nhắm đến, đó là phát triển các bảng kiểm đánh giá nguy cơ tim mạch. Bằng cách trả lời các câu hỏi trong chưa đầy 5 phút, người dùng có thể tự đánh giá mức độ nguy cơ tim mạch thấp – trung bình – cao trong 5-10 năm tới, từ đó hướng đến sự tư vấn của các thầy thuốc tim mạch.
Bên cạnh đó, Giáo sư Minh cho biết các tiến bộ Hội Tim mạch Việt Nam đang nhắm đến trong tương lai là cần trao đổi chuyên gia về việc sử dụng trí tuệ nhân tạo ra sao để xử lý các phương tiện chẩn đoán hình ảnh bệnh lý tim mạch. “Câu hỏi đặt ra là trí tuệ nhân tạo có thay thế được thầy thuốc trong siêu âm tim mạch, đọc kết quả hay không… Ngoài ra, chúng ta cũng có hạn chế trong việc dùng robot, kỹ thuật số”, Giáo sư Minh thẳng thắn.
Hơn 41% người mắc bệnh mạn tính không lây tử vong trước tuổi 70
Các bệnh mạn tính không lây nhiễm như bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, ung thư, bệnh hô hấp mạn tính,... là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.
Thông tin về các bệnh mạn tính không lây nhiễm được nêu ra tại buổi tọa đàm và ký kết hợp tác chuyên môn nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ dược sĩ trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng, giữa Hội Dược sĩ bệnh viện TP.HCM, các nhà thuốc và Merck Healthcare Việt Nam, chiều nay 24.8.
Dược sĩ Huỳnh Thị Thanh Thủy - Phó chủ tịch thường trực Hội Dược sĩ bệnh viện TP.HCM - cho biết hội tập hợp các dược sĩ thuộc bệnh viện công, tư, các nhà thuốc.
Việc ký kết hợp tác chuyên môn nói trên nhằm nâng cao năng lực của dược sĩ trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Nâng cao kiến thức và kỹ năng tư vấn cho dược sĩ; nâng cao nhận thức cho bệnh nhân về các bệnh tim mạch, đái tháo đường... Dự kiến, có khoảng 7.000 dược sĩ được hỗ trợ đào tạo từ đợt này (từ 2022-2023).
Việc tư vấn dùng thuốc hợp lý, an toàn là nhiệm vụ quan trọng của dược sĩ bệnh viện, dược sĩ cộng đồng. Ảnh NHẬT THỊNH
Thực tiễn hoạt động khám, chữa bệnh tại nhiều nước cho thấy dược sĩ bệnh viện, đã chứng minh tính cần thiết và không thể thiếu trong nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại các bệnh viện. Bên cạnh đó, "dược sĩ cộng đồng", bao gồm dược sĩ phụ trách chuyên môn và dược sĩ nhà thuốc không kém phần quan trọng giúp nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân tại cộng đồng.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nhấn mạnh, dược sĩ cộng đồng là các chuyên gia y tế dễ tiếp cận nhất với công chúng và là nền tảng của chăm sóc sức khỏe ban đầu. Họ cung cấp thuốc theo toa, hoặc khi được pháp luật cho phép, bán thuốc mà không cần toa.
Ngoài việc đảm bảo cung cấp chính xác các thuốc phù hợp, dược sĩ cộng đồng còn đảm trách các hoạt động chuyên môn: tư vấn cho bệnh nhân khi phân phối thuốc theo toa và thuốc không kê toa, thông tin thuốc cho các nhân viên y tế, bệnh nhân và cộng đồng.
Đặc biệt, theo PGS-TS-DS Nguyễn Tuấn Dũng (nguyên Trưởng bộ môn Dược lâm sàng, ĐH Y Dược TP.HCM), trong giai đoạn đại dịch Covid-19, vai trò của người dược sĩ cộng đồng còn được chú trọng hơn nữa với những đóng góp quan trọng như: Đảm bảo việc cung ứng thuốc cho bệnh nhân; Tư vấn cho bệnh nhân về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa; Hỗ trợ việc theo dõi và quản lý các bệnh mạn tính...
Gia tăng bệnh mạn tính không lây
Thông tin tại buổi tọa đàm còn cho biết, các bệnh mạn tính không lây nhiễm (bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp, ung thư...) đang là nguyên nhân tử vong hàng đầu. Năm 2019, ước tính trong nước có 592.000 ca tử vong do các bệnh không lây nhiễm, chiếm hơn 81% tổng số tử vong do mọi nguyên nhân. Trong đó chủ yếu là tử vong do các bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư và bệnh hô hấp mạn tính, chiếm 66,2% tổng số tử vong. Trong số tử vong do các bệnh không lây nhiễm ở trong nước có 41,5% tử vong trước tuổi 70.
Chế độ ăn uống nhiều rau quả tươi giúp hạn chế các bệnh mạn tính không lây như tăng huyết áp, tim mạch, béo phì.... Ảnh K.VY
Tỷ lệ mắc các bệnh mạn tính không lây nhiễm cũng tăng nhanh qua các năm. Số liệu điều tra cho thấy tỷ lệ mắc tăng huyết áp ở người trưởng thành năm 2021 là hơn 26%, tương đương với khoảng 17 triệu người; tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường/tăng đường huyết ở người trưởng thành là hơn 7%, tương đương với 4,6 triệu người...
Theo các chuyên gia, chế độ ăn uống, sinh hoạt, vận động có ảnh hưởng đến các bệnh mạn tính không lây nhiễm. Cụ thể, nên ăn uống đa dạng thực phẩm, dùng nhiều rau quả tươi, hạn chế chất béo động vật; năng vận động cơ thể...
10 cách phòng ngừa ung thư hiệu quả, là 'vắc xin ngừa ung thư' tự nhiên Ung thư là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới và ở Việt Nam. Ung thư có nhiều loại khác nhau, mỗi loại có hậu quả và biến chứng riêng. Một ca điều trị ung thư kết quả tốt tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Tương lai nếu có vắc xin ngừa ung thư, khả năng đối phó...