Campuchia bác tin cho Trung Quốc thu thập dữ liệu theo dõi người dân
Campuchia bác bỏ thông tin cho rằng Trung Quốc đã tiếp cận dữ liệu cá nhân của người Campuchia thông qua một ứng dụng phòng chống Covid-19.
(Ảnh minh họa: Asia Times).
Bộ Bưu chính Viễn thông và Bộ Y tế Campuchia đã bác bỏ thông tin được Asia Times đăng tải trong bài viết vào ngày 10/6 về ứng dụng mã QR “Stop Covid”, cho rằng những thông tin này hoàn toàn sai sự thật, gây nguy hại cho xã hội và dư luận, đồng thời kích động ý đồ xấu.
Chiến dịch triển khai hệ thống ứng dụng truy vết theo dõi QR “Stop Covid” được Campuchia khởi xướng từ tháng 2 nhằm góp phần hạn chế sự lây lan của dịch Covid-19. Tuy nhiên, Asia Times đã chỉ ra điểm bất thường liên quan tới ứng dụng này.
Trong báo cáo ngày 6/4, nhóm vận động hành lang nhân quyền Mỹ Human Rights Watch (HRW) cho biết hệ thống của Campuchia đã gây ra những lo ngại nghiêm trọng về quyền cá nhân. HRW cũng cho rằng việc tăng cường giám sát người dân Campuchia cuối cùng sẽ khiến “những người chỉ trích chính phủ và các nhà hoạt động gặp nhiều rủi ro hơn”.
Theo Asia Times , ngay sau khi có thông báo chính thức về việc ra mắt ứng dụng “Stop Covid”, Đại sứ Trung Quốc tại Phnom Penh Wang Wentian đã gặp các quan chức Campuchia và yêu cầu được truy cập vào dữ liệu cá nhân thu thập thông qua ứng dụng “Stop Covid”.
Các nguồn tin tiết lộ, Đại sứ Trung Quốc nói rằng dữ liệu từ ứng dụng của Campuchia đóng vai trò cần thiết trong việc giúp Bắc Kinh giám sát người đi lại giữa hai nước, mặc dù Trung Quốc hiện vẫn duy trì các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt đối với du khách nhập cảnh và hai bên không có chung biên giới.
Theo nguồn tin, để đổi lấy quyền truy cập vào dữ liệu của ứng dụng, Đại sứ Wang và các quan chức khác đã đề nghị hỗ trợ Bộ Bưu chính Viễn thông Campuchia nâng cấp hệ thống mã QR hiện tại của họ bằng công nghệ kỹ thuật số hiện đại của “gã khổng lồ” viễn thông Trung Quốc Huawei.
Asia Times cho rằng Trung Quốc đang tìm cách truy cập vào dữ liệu từ ứng dụng của Campuchia để phục vụ cho mục đích do thám hơn là kiểm soát dịch bệnh.
Video đang HOT
Bộ Bưu chính Viễn thông Campuchia cho biết, Asia Times đã bịa đặt thông tin Đại sứ Trung Quốc Wang Wentian gặp các quan chức Campuchia để yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân của công dân Campuchia thông qua hệ thống mã QR mới. Phía Campuchia khẳng định chưa từng gặp hoặc nhận được yêu cầu cung cấp dữ liệu từ Đại sứ Trung Quốc.
Campuchia khẳng định hệ thống ứng dụng “Stop Covid” không chỉ được sử dụng ở Campuchia, mà còn ở nhiều nước trong khu vực và trên thế giới để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19. Campuchia cho biết hệ thống mã QR này chỉ ghi lại một số điện thoại duy nhất và không thu thập dữ liệu cá nhân hoặc lộ trình của người dùng. Sự ra đời của hệ thống nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe của người dân trong thời kỳ đại dịch toàn cầu.
Trên thực tế, các bộ, cơ quan, đại sứ quán, công ty, tổ chức quốc gia và quốc tế đều khuyến khích công dân và nhân viên sử dụng hệ thống trên. Bộ Bưu chính Viễn thông và Bộ Y tế Campuchia kêu gọi người dân không chia sẻ thông tin sai lệch và tin tưởng vào sự lãnh đạo của chính phủ.
Trung Quốc là nước cung cấp viện trợ phát triển hàng đầu cho Campuchia. Bắc Kinh đã đầu tư hàng tỷ USD cho các dự án cơ sở hạ tầng tại quốc gia Đông Nam Á. Gần đây, Trung Quốc tiếp tục hỗ trợ Campuchia trong việc đối phó với đại dịch Covid-19 và viện trợ hơn 1 triệu liều vắc xin cho Campuchia.
Số ca mắc COVID-19 toàn thế giới áp sát mốc 150 triệu
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 28/4 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 149.638.261 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 3.153.236 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là 127.221.699 người.
Bệnh nhân COVID-19 được hỗ trợ thở oxy tại một cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 tạm thời ở New Delhi, Ấn Độ ngày 27/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 587.440 ca tử vong trong tổng số 32.929.126 ca nhiễm. Tiếp đó là Ấn Độ với 202.023 ca tử vong trong số 18.147.200 ca bệnh. Ấn Độ tiếp tục ghi nhận số ca mắc mới và tử vong cao kỷ lục với 360.000 ca nhiễm mới và 3.293 ca tử vong.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết biến thể mới tại Ấn Độ đã lây lan sang 17 quốc gia trên thế giới và cũng được cho là có khả năng lây lan chóng mặt. Trước tình hình diễn biến phức tạp tại Ấn Độ, cộng đồng quốc tế hiện đang tăng cường viện trợ trang thiết bị, vật tư y tế giúp nước này ứng phó với dịch bệnh. Quốc gia đứng thứ 3 là Brazil với 395.324 ca tử vong trong số 14.446.541 bệnh nhân.
Tại khu vực châu Á, dịch bệnh đang có xu hướng lây lan tại các thành phố lớn, trải suốt từ Bắc tới Nam Lào. Chiều 28/4, Lào đã ghi nhận thêm 93 ca nhiễm mới, tập trung tại 4 tỉnh/thành. Thủ đô Viêng Chăn tiếp tục là tâm dịch với 75 ca mắc mới, tiếp đó là tỉnh Champasak (11 người), Luang Prang (4 người) và Savannakhet (3 người). Tính đến ngày 28/4, Lào đã ghi nhận tổng cộng 604 ca nhiễm, trong đó có tới 555 ca được phát hiện trong tháng 4 và phần lớn là các ca lây nhiễm cộng đồng.
Phun khử khuẩn cho người dân trước khi vào tiêm vaccine tại Bệnh viện Chợ Rẫy - Phnom Penh. Ảnh: Trần Long/PV TTXVN tại Campuchia
Bộ Y tế Campuchia cho biết đã phát hiện 698 ca nhiễm mới COVID-19 và có 994 trường hợp bệnh nhân đã bình phục trong ngày.
Trong số các ca nhiễm mới, có 1 trường hợp là người lao động Campuchia từ Thái Lan nhập cảnh về nước hôm 26/4.
Toàn bộ số 697 bệnh nhân còn lại đều liên quan đến "Sự cố lây nhiễm cộng đồng ngày 20/2", gồm người Campuchia, Indonesia, Trung Quốc tại các tỉnh/thành Kampong Speu, Pursat, Takeo, Kandal, Banteay Meanchey, Sihanoukville và Phnom Penh.
Tính đến ngày 28/4, Campuchia xác nhận có tổng số 1.1761 ca lây nhiễm SARS-CoV-2, với 4.198 người đã bình phục và 88 trường hợp tử vong.
Malaysia cũng ghi nhận 3.142 ca mắc mới - mức tăng trong ngày cao nhất trong 2 tháng qua, nâng tổng số ca bệnh lên 401.593 ca. Theo báo cáo của Bộ Y tế Malaysia, tổng số bệnh nhân không qua khỏi ở nước này đã lên tới 1.477 ca, sau khi ghi nhận thêm 15 ca tử vong trong 24 giờ qua.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 18/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhật Bản tuyên bố sẽ siết chặt kiểm soát biên giới đối với những người đến từ 4 bang Tennessee, Florida, Michigan và Minnesota của Mỹ cũng như Ấn Độ và Peru để đối phó với sự lây lan của các biến thể mới của virus SARS CoV-2 được phát hiện ở đó. Biện pháp mới nêu trên, có hiệu lực vào ngày 1/5, yêu cầu những người đi từ các khu vực đó phải cách ly tại một cơ sở được chỉ định và tiến hành xét nghiệm vào ngày thứ ba sau khi họ đến.
Tại Hàn Quốc, số ca mắc mới trong những ngày qua đang có chiều hướng tăng mạnh, khiến nhà chức trách hết sức lo ngại. Theo Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA), nước này có thêm 775 ca nhiễm mới, mức cao nhất trong 4 ngày qua, trong khi số ca không truy vết được tăng lên mức cao nhất kể từ khi dịch bùng phát. Hiện tổng số ca bệnh tại Hàn Quốc tăng lên 120.673 ca.
Hàn Quốc cũng thông báo nới lỏng quy định cách ly đối với những người đã tiêm vaccine. Theo đó, trường hợp người đã tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 dù tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh nhưng có kết quả xét nghiệm âm tính và không có triệu chứng nghi nhiễm sẽ được miễn cách ly tại nhà. Thay vào đó, những người này sẽ được xét nghiệm 2 lần trong vòng 14 ngày. Còn những người đã tiêm phòng đầy đủ trong nước, xuất cảnh rồi nhập cảnh trở lại Hàn Quốc, nếu có kết quả xét nghiệm âm tính và không có triệu chứng nghi nhiễm cũng sẽ được miễn cách ly tại nhà. Tuy nhiên, các trường hợp nhập cảnh từ các nước đang lây lan mạnh biến thể của virus SARS-CoV-2 như Nam Phi hay Brazil sẽ không nằm trong diện này.
Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc thông báo cần tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các địa điểm du lịch trước kỳ nghỉ lễ Ngày Quốc tế lao động, bắt đầu vào ngày 1/5 tới - thời điểm mà Trung Quốc dự báo số người đi lại tăng vọt. Cụ thể, Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc kêu gọi các địa điểm du lịch hạn chế số lượng khách tham quan và điều này có thể thực hiện dễ dàng ngay tại quầy bán vé vào cửa, cũng như không gian phục ăn uống, tránh tập trung đông người để phòng ngừa dịch bệnh lây lan. Ngoài ra, cơ quan quản lý có trách nhiệm giám sát để đảm bảo du khách tuân thủ và thực hiện các biện pháp phòng dịch khi tham gia giao thông, mua sắm, ăn uống,...
Pakistan lần đầu tiên ghi nhận trên 200 ca tử vong trong ngày vì dịch COVID-19, nâng tổng số người không qua khỏi trên cả nước lên 17.530 người. Pakistan cũng ghi nhận 5.292 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 810.231 ca.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Schwelm, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại khu vực châu Âu, Viện nghiên cứu Robert Koch (RKI) của Đức cho biết nước này ghi nhận 22.231 ca mắc mới và 312 ca tử vong, nâng tổng số ca bệnh và tử vong lên lần lượt hơn 3,33 triệu ca và 82.280 ca.
Bỉ đã quyết định tạm thời đóng cửa đối với du khách đến từ Ấn Độ, Brazil và Nam Phi bằng đường bộ, đường thủy, đường hàng không, do lo ngại sự lây lan các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 ở những quốc gia này. Tuy nhiên, Bỉ vẫn cho phép một số hoạt động di chuyển thiết yếu đối với nhân viên vận tải, thủy thủ cũng như các chuyến công tác của các nhà ngoại giao, nhân viên thuộc các tổ chức quốc tế và những người được các tổ chức quốc tế mời mà sự hiện diện của họ là cần thiết cho hoạt động của tổ chức hoặc trong việc thực hiện các chức năng khác.
Những du khách nước ngoài khi nhập cảnh vào Bỉ phải có giấy chứng nhận do người sử dụng lao động cấp, giấy chứng nhận do cơ quan ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của Bỉ cấp để chứng minh rằng chuyến đi là cần thiết. Những người trở về từ các nước trên buộc phải thực hiện các quy tắc kiểm tra và kiểm dịch nghiêm ngặt hơn. Những người có quốc tịch Bỉ cũng như những người thường trú ở Bỉ, có thể trở về nước từ Ấn Độ, Brazil và Nam Phi.
Trong khi đó, Ba Lan thông báo sẽ nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch trong thời gian tới. Cụ thể, các trung tâm mua sắm sẽ mở cửa trở lại từ ngày 4/5, trong khi các khách sạn và nhà hàng sẽ khôi phục hoạt động từ ngày 8/5. Từ tuần tới, trẻ em tiểu học lớp 1, 2, và 3 của nước này sẽ được đến trường. Đến nay, Ba Lan ghi nhận 2,77 triệu ca nhiễm, bao gồm 66.533 người không qua khỏi.
Tại châu Mỹ, Canada đã phải điều động lực lượng vũ trang hỗ trợ chống dịch. Thủ tướng Justin Trudeau cho biết lực lượng vũ trang đang được điều động đến Nova Scotia và Ontario để giúp hai tỉnh này ứng phó với tình trạng gia tăng các ca nhiễm mới. Tương tự, tỉnh Alberta cũng sẽ nhận được sự trợ giúp của quân đội nước này. Đến nay, tổng số ca nhiễm tại Canada đã vượt 1,1 triệu ca, trong đó hơn 24.000 người đã tử vong.
Về việc phát triển vaccine ngừa COVID-19, nghiên cứu của Hội đồng nghiên cứu y tế Ấn Độ (ICMR) và hãng dược phẩm Bharat Biotech chỉ ra rằng những người đã được tiêm vaccine Covaxin nội địa của Ấn Độ có khả năng bảo vệ trước biến thể đột biến kép B.1.617 được phát hiện đầu tiên ở quốc gia Nam Á này. Một nghiên cứu trước đó cũng phát hiện Covaxin có khả năng vô hiệu hóa biến thể B.1.1.7 được tìm thấy đầu tiên ở Anh. Nhà đồng sáng lập công ty dược phẩm BioNTech của Đức, ông Ugur Sahin cũng bày tỏ tin tưởng rằng vaccine do hãng này phối hợp với công ty Pfizer (Mỹ) sản xuất có hiệu quả với biến thể của virus SARS-CoV-2 được phát hiện đầu tiên tại Ấn Độ.
Nghiên cứu của Cơ quan Y tế công cộng vùng England (PHE) của Anh cho thấy nếu một người mắc COVID-19 được tiêm một liều vaccine của Pfizer hoặc AstraZeneca, nguy cơ lây nhiễm từ người đó sang các thành viên khác trong gia đình có thể giảm tới 50%.
Campuchia ghi nhận 698 ca mắc mới COVID-19 Tối 28/4, thông cáo báo chí Bộ Y tế Campuchia cho biết cơ quan chức năng đã phát hiện 698 ca mắc mới COVID-19 và có 994 trường hợp bệnh nhân đã bình phục trong ngày. Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: AFP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, trong số các ca nhiễm mới, có...