Camera trường học – lắp ở đâu?
Việc lắp camera trong lớp học sẽ trở nên hiệu quả nếu đó là một giải pháp công nghệ để giúp đảm bảo an ninh, an toàn trong nhà trường chứ không phải là một công cụ để theo dõi, giám sát giáo viên.
Ảnh minh họa/ INT
Hỗ trợ công tác chuyên môn, quản lý
Nhận định về vấn đề này, PGS TS Chu Cẩm Thơ – Viện Khoa học giáo dục Việt Nam nêu quan điểm: Lắp camera trong lớp học có vai trò như một công cụ hỗ trợ công tác chuyên môn chứ không phải lắp để quan sát giáo viên làm đúng hay sai, có xâm phạm trẻ hay không.
“Khi hiểu được sứ mệnh và vai trò của camera, lập tức các nhà trường, phụ huynh học sinh ủng hộ, không phải để giám sát mà là biện pháp, giải pháp kĩ thuật công nghệ giúp cho hiệu quả tương tác và hỗ trợ lẫn nhau trong công việc của nhà trường trở nên tốt đẹp hơn”- PGS Chu Cẩm Thơ chia sẻ.
Camera không phải là công cụ để cha mẹ biết tình hình học tập của con mình trên lớp. Thông tin này dễ dàng có được nếu họ dành sự quan tâm và thời gian để trao đổi với con mình sau mỗi bài học, mỗi ngày học. Đặc biệt là có sự hiểu biết và phối hợp với giáo viên. Nếu để tình trạng phải nhờ tới camera mới phát hiện được đã quá muộn.
Video đang HOT
Nhiều trường học đã phát huy hiệu quả của việc lắp camera trong lớp học. Đó là giải pháp công nghệ nhằm thu được âm thanh hình ảnh của giáo viên và các hoạt động của học sinh để phân tích, cải tiến giờ học, cải tiến hoạt động dạy học.
Ảnh minh họa/ INT
Minh bạch, dân chủ trong nhà trường
Ông Bùi Văn Linh – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh sinh viên (Bộ GD&ĐT) nhận định: Lắp camera được coi là một trong những nội dung đảm bảo hoạt động quản lí của nhà trường, góp phần minh bạch hóa, dân chủ trong nhà trường, với mục tiêu tối thượng là đảm bảo an toàn lao động cho nhà trường, đảm bảo an toàn cho giáo viên và học sinh.
Qua các sự việc đã xảy ra trong thời gian vừa qua, có thể thấy camera có ý nghĩa giúp các cơ quan chức năng có chứng cứ để xử lí giải quyết vấn đề thấu đáo, hợp tình hợp lí. Tuy nhiên, lắp camera ở đâu thì phải được khảo sát và tính toán kĩ lưỡng. Có thể lắp camera trong khu công cộng, tường rào, cổng bảo vệ, các góc khuất ít người qua lại để đảm bảo tài sản, phòng chống trộm cắp. Còn những khu vực riêng tư thì không được lắp.
Việc lắp phải đảm bảo đúng server, cấu hình đủ mạnh để lưu trữ thường xuyên phục vụ công tác khai thác quản lí sau này. Kinh phí lắp camera có thể dựa theo Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐT ngày 3/8/2018 của Bộ GD&ĐT quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Hiệu trưởng, ban giám hiệu nhà trường có trách nhiệm quản lí và sử dụng hệ thống camera để đảm bảo hoạt động quản lí của nhà trường. Việc lắp camera cần được báo cáo với chính quyền địa phương, với phòng GD&ĐT, thông báo tới toàn thể giáo viên, phụ huynh học sinh và cả học sinh trong trường.
Lan Anh
Theo GDTĐ
Ý kiến giảng viên: "Tôi ủng hộ việc lắp camera trong tất cả các lớp học"
Là một người tham gia công tác giảng dạy, tôi ủng hộ việc lắp camera giám sát trong tất cả các lớp học, không chỉ ở bậc tiểu học mà cả ở các cấp học cao hơn như THCS, THPT.
Ảnh minh họa
Chiếc camera vô hồn trong lớp học sẽ như một cánh cửa chốt chặn vào phút cuối giúp các thầy cô kìm hãm những cơn nóng giận mất khôn khi gặp phải tình huống học trò gây ức chế. Dù gì đi chăng nữa, khi người giáo viên nhìn thấy chiếc camera trên góc tường, cơn nóng giận sẽ buộc phải nguội đi vài phần vì sẽ kịp thời nghĩ đến hậu quả mà mình phải gánh chịu nếu có hành vi bạo lực đối với học sinh.
Các thầy cô đừng quá nặng nề chuyện mình sẽ có cảm giác bị theo dõi, hay việc có camera chứng tỏ niềm tin giữa phụ huynh với nhà trường, thầy cô giáo đã không còn. Hãy suy nghĩ theo chiều hướng tích cực là hiện tại xu hướng công khai, minh bạch trong tất cả các lĩnh vực là tất yếu, không thể cưỡng lại được.
Công việc nào cũng có những khó khăn, áp lực đặc thù, nghề giáo cũng vậy. Các thầy cô căng thẳng vì phải xoay xở với những lớp học quá tải về sĩ số, về diện tích phòng, nặng về nội dung giảng dạy và chỉ tiêu phấn đấu nhưng các ngành nghề khác thì sao? Bác sĩ có áp lực không? Công việc của họ có đặc thù không? Có chứ. Thậm chí hậu quả để lại do sai sót của người thầy thuốc còn nặng hơn, kinh khủng hơn rất nhiều lần so với sai sót của người giáo viên vì có khi sai một li là đi một mạng người.
Anh công an giao thông đứng ở ngã tư đường vào giờ cao điểm có căng thẳng không, có điên đầu không? Sao lại không? Chúng ta - những nhà giáo - phải thành thật thừa nhận với nhau rằng: Nghề nào cũng có những nỗi khổ riêng và cho dù nghề của chúng ta có cao quý đi chăng nữa thì cũng vẫn buộc phải có những thay đổi để thích nghi với thay đổi của xã hội. Vị thế của người thầy trong mắt phụ huynh, trong đánh giá của xã hội đã không còn như xưa, học trò cũng không giống chúng ta 20, 30 năm về trước. Mọi thứ đã khác xưa quá nhiều nên thầy cô cũng phải cố gắng đừng giống những hình mẫu là thầy cô của chính mình ngày xưa - người đã cho chúng ta những trận đòn đau mà nhờ nó ta đã thành nhân.
Nhưng nếu chỉ chăm chăm lắp camera trong tất cả các trường học để giám sát giáo viên là chưa đủ để ngăn ngừa bạo lực học đường, và hoàn toàn không đủ để xây dựng nhà trường hạnh phúc, học sinh hạnh phúc. Đi kèm với việc giám sát hoạt động của cả giáo viên và học sinh trong lớp học, Ban giám hiệu nhà trường cần phải là nơi tiếp nhận các phản hồi của phụ huynh chứ không phải là giáo viên.
Và khi tiếp nhận những lời phàn nàn, kêu ca hay trách móc, chửi bới của phụ huynh, Ban giám hiệu cần phải căn cứ vào nội dung trích xuất từ camera để giải thích rõ ràng với phụ huynh: giáo viên sai ở đâu, học sinh sai ở đâu để đôi bên cùng hợp tác giải quyết. Số các giáo viên vô cớ bạo hành học sinh là số ít, còn lại đa số nguyên nhân phải đến từ hai phía. Giả sử trò cứ nói chuyện, chọc phá bạn, không nghe cô giảng, không làm bài tập hay thậm chí thách thức thầy cô, có lời lẽ vô lễ với thầy cô, xé bài kiểm tra..., nếu người thầy nóng giận mất khôn cho trò một cái bạt tai - thầy có thể bị đuổi việc nhưng trò chỉ bị đình chỉ 1 tuần học thì liệu có công bằng không? Chính Ban giám hiệu phải đóng vai trò trọng tài công tâm để giúp cả phụ huynh và giáo viên, học sinh thấy được cái đúng, cái sai của mình để đưa ra cách giải quyết hợp tình và hợp lý thay vì chỉ giải quyết đơn giản, gọn lẹ nhất là đuổi việc thầy.
Đi kèm với đó là các trường phải thực hiện đúng quy định về sĩ số lớp học: bậc tiểu học 35 học sinh/lớp, THCS và THPT không quá 45 học sinh/lớp để tránh quá tải cho thầy cô. Không ép các thầy cô phải đạt mục tiêu 100% lên lớp, 100% Xuất sắc và Giỏi, Khá để không ảnh hưởng đến thành tích của trường, Phòng, Sở. Hãy để học trò được nhận kết quả học tập, rèn luyện thực của các em thay vì kết quả đẹp nhưng ảo khiến các em đánh mất động lực học hành và mất luôn sự tôn trọng với chính thầy cô giáo.
Để học sinh được đến trường trong những ngôi trường hạnh phúc, đừng chỉ chăm chăm lắp camera là xong.
Như Bình
Theo Dân trí
Lắp camera trong lớp học: Giải pháp để minh bạch hóa thông tin Nhiều ý kiến cho rằng việc lắp camera trong lớp học ban đầu có thể khiến giáo viên lo lắng, nhưng đó là giải pháp để minh bạch hóa thông tin, giúp giáo viên thực hiện hoạt động dạy và học tốt hơn. (Ảnh: Bích Huệ/TTXVN) Việc phụ huynh lắp camera trong lớp học và từ đó phát hiện cô giáo đánh nhiều...