Camera giám sát – nỗi ám ảnh của cô giáo mầm non Trung Quốc
Hình ảnh góc rộng từ camera giám sát trên cao lặng thinh nhòm xuống giáo viên ở một trường mẫu giáo – những người biết rõ có rất nhiều cặp mắt đang dõi theo họ.
Trong văn phòng ở thành phố Duy Phường, phía đông tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, Luo Huan, 29 tuổi lo lắng nhìn vào video giám sát trên điện thoại, theo dõi con gái hai tuổi Lili ở trường. Trên màn hình, Lili chỉ bé bằng ngón tay cái của cô, nhưng khiến Luo luôn cảm thấy lo lắng. Quan sát camera trực tiếp hồi tháng 4, Luo nhận thấy cô con gái thường ngày vẫn nghịch ngợm đang yên lặng bất thường, đầu cúi xuống trong khi vặn vẹo các ngón tay. Dường như cô bé bị bắt nạt. Các bé lớn hơn đang ở bên ngoài tập thể dục, bỏ lại con gái cô một mình trong lớp.
Luo không phải người duy nhất theo dõi con ở trường. Vài năm gần đây, ngược đãi trẻ em mẫu giáo xảy ra trên khắp Trung Quốc khiến dư luận phẫn nộ. Trước lo ngại của giáo viên và phụ huynh, camera giám sát ở trường trở thành thiết yếu.
Bất chấp sự phản đối từ các chuyên gia giáo dục mầm non, các đoạn livestream kết nối tới điện thoại của phụ huynh ngày càng trở nên phổ biến.
Đối với những người làm cha mẹ như Luo, việc có thể giám sát con cái giúp họ an tâm hơn. Nhưng xu hướng này khiến cho giáo viên mầm non bối rối. Công việc vốn đã khó khăn của họ nay càng phức tạp hơn, khiến một số giáo viên trẻ phải bỏ nghề.
Ảnh chụp màn hình do Luo cung cấp cho thấy hai cô giáo đang nằm trên giường với học sinh trong giờ ngủ trưa. Luo cho rằng một cô đang dựa sát vào một bé trai trong khi sử dụng điện thoại.
Bảy ngày giám sát
Con gái Luo Huan chỉ đi học bảy ngày ở trường mẫu giáo đầu tiên. Đó là toàn bộ khoảng thời gian khiến Luo quyết định cho con thôi học. Trường mẫu giáo có một camera gắn trên trần mỗi lớp học, phát video trực tiếp tới điện thoại của từng phụ huynh.
Chi phí để truy cập xem livestream là 2 USD mỗi tháng, và Luo đăng ký ngay. “Không có camera, sẽ có rất nhiều thứ mà tôi không được biết”, cô nói.
“Các bé khác khoảng 6 hay 7 tháng tuổi mới chỉ đang tập bò”, Luo nói. “Con gái tôi biết bò từ 4 tháng tuổi và bắt đầu biết đi khi 8 tháng. Chỉ ít ngày sau sinh nhật đầu tiên, nó đã trèo lên được cầu trượt dành cho trẻ chập chững biết đi. Con bé không thích ngủ trưa; lúc nào cũng đùa nghịch và luôn đòi được làm cái này cái kia”.
Video đang HOT
Đó là lý do vì sao dáng vẻ nhút nhát của con gái trong camera ở trường mẫu giáo khiến Luo lo lắng.
Một sáng nọ, Luo bật điện thoại và thấy Lili đi ra từ nhà vệ sinh ở trường một mình, với dáng vẻ lạch bạch. Rõ ràng là con bé đã chẳng may làm ướt quần áo. Cô nghĩ đến việc thông báo những gì quan sát được với giáo viên trong nhóm WeChat. Rồi cô tự hỏi “mình có nên chờ một lát xem sao hay không, liệu mình có đang đánh giá giáo viên quá vội không?”.
Vài giờ sau, không một giáo viên nào nhận thấy dáng vẻ kỳ quặc của Lili, và con gái cô cũng không yêu cầu được giúp đỡ. Luo quyết định mang chuyện này ra nói trong nhóm trò chuyện.
Hôm khác, Luo đưa Lili tới trường và con bé mặc quần bỉm. Nhưng tới khi đón con, cô bé không mặc quần bỉm nữa. Hôm đó, Luo đã xem lại video từ camera và hỏi con chuyện gì xảy ra. Lili chỉ khóc và lặp đi lặp lại: “Các bạn đều bảo mặc quần bỉm là xấu”. Khi được hỏi, giáo viên trả lời Luo rằng bởi các bé ở độ tuổi của Lili có thể tự tới nhà vệ sinh, nên giáo viên quyết định tháo quần bỉm ra cho bé. Câu trả lời khiến Luo thêm lo lắng hơn. Phải chăng cô giáo đã thay quần cho con gái cô trước mặt cả lớp? Luo đã định đưa đơn khiếu nại trường mẫu giáo này, nhưng để có được bằng chứng, cô sẽ phải yêu cầu trường cung cấp video từ camera giám sát.
Đối với Luo, đây là giọt nước làm tràn ly. Bảy ngày sau khi con bắt đầu đi học, Luo quyết định, dù có chuyện gì xảy ra đi nữa, cô cũng phải cho Lili thôi học ở trường mẫu giáo đó.
Nỗi lo của phụ huynh
Trên diễn đàn hỏi đáp Zhihu, một người dùng đặt câu hỏi vào năm 2017, “Tại sao các trường mẫu giáo không cho phép phụ huynh giám sát theo thời gian thực?”. Hai năm sau, Zhang Hai, một ông bố ở Tây An, trả lời rằng anh đang cân nhắc cho con trai đeo một chiếc camera mini tới trường, thời điểm đó chưa có camera giám sát theo thời gian thực.
Zhang nói với The Paper : “Trước khi đi ngủ, thằng bé kể với tôi nó bị cụng đầu, hoặc tôi tìm thấy mấy vết xước trên người nó. Nhưng thằng bé không biết vì sao lại thế. Thỉnh thoảng, nó nói rõ rằng mấy đứa trẻ khác đã bắt nạt, nhưng không thể giải thích chuyện xảy ra như thế nào”.
Do Zhang không nghe được thông tin gì từ trường học về những sự việc như vậy, nên anh tự hỏi liệu có phải cô giáo đã dặn con không được kể cho cha mẹ hay không. Zhang e ngại việc gây rắc rối cho giáo viên, sợ họ sẽ trù dập con anh. Một lần, anh lấy hết can đảm hỏi cô giáo về vết thương nhỏ trên người thằng bé. Nhưng họ chỉ trả lời rằng không rõ đã xảy ra chuyện gì.
Sau khi cân nhắc lại ý tưởng đeo camera mini, Zhang nhận thấy nó cũng chẳng giúp ích được gì nhiều, bởi điều đó có thể sẽ khiến giáo viên cảm thấy không thoải mái. “Bạn có sẵn lòng để người khác dò xét từng cử chỉ của bạn trong suốt cả ngày trời không?”, anh nói.
Một người dùng Zhihu khác tên Qu Meng nhớ lại ngày đầu tiên đưa con trai hai tuổi tới nhà trẻ. Chiều hôm đó, khi đến đón con sớm hơn thường lệ, cô nghe tiếng thằng bé khóc lóc đòi mẹ từ tầng trên. Qu đã trao đổi với giáo viên vào ngày hôm sau, người này nói họ cố gắng dỗ dành thằng bé nhưng không thành. Vì đó là ngày đầu tiên của con trai cô ở trường, nên Qu chưa được cấp quyền truy cập vào hệ thống giám sát.
Đến khi truy cập được, Qu càng thấy lo lắng hơn. Bởi bọn trẻ cứ đi lang thang mà không ai hướng dẫn, giáo viên không rót thêm nước vào cốc của các con, thậm chí các con còn chạy ra cổng để cố gắng về nhà. Qu cho biết cô luôn luôn thông báo với giáo viên về những việc như vậy ngay khi cô nhìn thấy trên video giám sát. Hậu quả là giáo viên cho rằng cô thật phiền toái và suốt ngày bới lông tìm vết.
Các giáo viên ở trường mẫu giáo đang trang trí lớp học.
Lý giải của giáo viên
Với hơn mười năm kinh nghiệm giảng dạy, Lin Yue nay là hiệu trưởng một trường mầm non ở Tế Nam, tỉnh Sơn Đông. Trong bài đăng trên Zhihu, cô liệt kê một số bình luận từ phụ huynh trong một nhóm trò chuyện.
“Tại sao cô giáo đút cho học sinh khác mà không đút cho con tôi ăn? Tại sao cô giáo không bao giờ hỏi han đến con tôi? Tại sao cô giáo chỉ nắm tay các học sinh ở gần cô nhất khi đi tham quan?”.
“Con tôi đang vặn vẹo trên ghế trong suốt tiết học, rõ ràng là nó đang cần đi toilet. Tại sao giáo viên lại không để ý đến điều đó? Khi con tôi ngủ dậy và không muốn đi giày vào, giáo viên chỉ nói với nó vài câu qua loa rồi đi chăm sóc cho các học sinh khác. Thay vì theo dõi chúng hay xỏ giày vào cho chúng, thì rất lâu sau đó giáo viên mới quay lại để kiểm tra chúng…”.
Theo kinh nghiệm của Lin, đi kèm những quan sát như vậy là đủ loại yêu cầu. Hầu hết phụ huynh trong nhóm trò chuyện đều có thái độ tích cực, nhưng luôn có vài người gay gắt.
Lin giải thích rằng các giáo viên mầm non có cách riêng khi xử lý những vấn đề cụ thể. Chẳng hạn, khi một đứa trẻ khóc, họ đưa bé ra ngoài hành lang để khóc cho thoả thích, nơi này đôi khi nằm ngoài tầm quan sát của camera.
Lin cho biết cô còn khuyến khích các con gọi tên cảm xúc của chúng, “Con đang tức giận à? Con đang buồn hay đang thất vọng?”. Sau đó cô quan sát xem đứa trẻ phản ứng với từ nào. Một vài đứa ngừng khóc khi nghe thấy từ “thất vọng”, hoặc chúng sẽ đột nhiên oà lên nức nở.
Cô cũng biết một số giáo viên học chuyên ngành giáo dục mầm non, và rất xuất sắc trong nhiều môn học, nhưng các phụ huynh giận dữ cứ liên tục gọi tên từng sai sót nhỏ xíu họ mắc phải trên lớp trong nhóm WeChat. “Điều đó rất không công bằng”, cô nói.
Wang Jia, một giáo viên có hơn mười năm kinh nghiệm ở trường mẫu giáo công lập Thượng Hải cho biết, một vài học sinh đã quen được cưng chiều ở nhà, và khi đến lớp chúng sẽ lăn ra khóc. Bạn cố gắng giúp chúng bình tĩnh lại, nhưng chúng không nghe. Bạn kéo chúng vào lớp học, chúng lại chạy ngược ra ngoài. Trong những trường hợp như vậy, giáo viên không nên hỏi xem có phải chúng đang nhớ nhà hay không, vì như thế chúng sẽ càng khóc lóc ăn vạ. Tất cả những gì có thể làm là cho chúng ngồi lên ghế và đợi chúng nín khóc.
Một lần, cô nói với học sinh: “Con đi vào trong phòng kia và tự kiểm điểm bản thân đi. Nếu con không muốn học trong lớp mình, con có thể đi ra và vào lớp bên cạnh học”. Đứa bé lau nước mắt và nín ngay sau đó.
Nơi Wang làm việc, trường học không có hệ thống camera giám sát theo thời gian thực, điều này gây khó khăn cho phụ huynh khi yêu cầu nhà trường cung cấp video giám sát thô. “Không chỉ là những lần đánh nhau giữa bọn trẻ… mà đủ thể loại lộn xộn khác cũng sẽ bị camera ghi hình quay lại. Làm sao chúng tôi có thể để những điều đó hiện ra trước mắt các phụ huynh? Một vài phụ huynh cho rằng giáo viên luôn quan tâm tới các học sinh khác hơn là con của họ. Nhưng nếu một học sinh cứ luôn giơ tay phát biểu trong lớp, hiển nhiên chúng tôi phải để em đó trả lời nhiều hơn”, cô nói.
Wang đưa ra kết luận chủ chốt, “chúng ta cần thiết lập một khối thống nhất giữa gia đình và nhà trường”. Cô cho rằng phụ huynh không nên hỏi con cái, những đứa trẻ vừa bắt đầu đi học mầm non, rằng “Hôm nay cô giáo có trách mắng gì con không?”, mà thay vào đó nên bảo con rằng trường mẫu giáo là nơi tốt đẹp, và chúng nên vui vẻ khi tới trường.
Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc COVID-19 mới
Ngày 28/7, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 27/7, trong đó có 55 ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Nam Kinh, Trung Quốc, ngày 24/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo số liệu của NHC, trong số các ca lây nhiễm trong nước mới được ghi nhận có 48 ca ở tỉnh Giang Tô, 3 ca ở Tứ Xuyên, trong khi Vân Nam và Liêu Ninh mỗi nơi có 2 ca mắc mới. Ngoài ra có 31 ca mắc nhập cảnh, trong đó 16 ca ở Vân Nam; các tỉnh Phúc Kiến và Quảng Đông mỗi nơi có 3 ca và 2 ca ở Tứ Xuyên. Không có thêm trường hợp tử vong vì COVID-19 nào được ghi nhận tại Trung Quốc trong ngày 27/7.
Tính tới ngày 27/7, Trung Quốc đại lục ghi nhận tổng cộng 7.317 ca mắc COVID-19 nhập cảnh, trong đó 6.690 bệnh nhân đã được xuất viện và vẫn còn 627 ca đang được điều trị. Tổng số bệnh nhân COVID-19 đã được ghi nhận tại Trung Quốc là 92.762 người, trong đó 4.636 người đã tử vong và 87.264 bệnh nhân đã bình phục.
Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) tính tới cuối ngày 27/7 đã ghi nhận 11.979 ca mắc, trong đó có 212 ca tử vong. Khu hành chính đặc biệt Macao (Trung Quốc) xác nhận 59 ca mắc, trong khi số ca mắc ghi nhận tại Đài Loan (Trung Quốc) là 15.99 ca, bao gồm 787 ca tử vong. Tổng cộng 11.705 bệnh nhân mắc COVID-19 đã được xuất viện tại Hong Kong, trong khi con số này ở Macao và Đài Loan lần lượt là 53 người và 12.664 người.
Cũng trong ngày 28/7, Bộ Y tế Ấn Độ thông báo số ca mắc COVID-19 tại nước này đã tăng lên 31.484.605, với 43.654 ca mắc mới được ghi nhận trên toàn quốc trong 24 giờ qua. Số ca tử vong vì COVID-19 cũng tăng lên 422.022 người sau khi có thêm 640 bệnh nhân không qua khỏi.
Hiện vẫn còn 399.436 ca mắc COVID-19 đang được điều trị trên cả nước, tăng 1.336 ca trong 24 giờ qua. Nước này cũng ghi nhận thêm 41.678 bệnh nhân mắc COVID-19 được xuất viện, nâng số người được chữa khỏi lên 30.663.147 người.
Anh tặng 9 triệu liều vaccine cho thế giới Ngoại trưởng Anh cho biết quốc gia này sẽ bắt đầu chia sẻ 9 triệu liều vaccine AstraZeneca đầu tiên cho các nước, trong đó có Việt Nam. Ngoại trưởng Dominic Raab hôm nay cho biết Anh sẽ phân phối 5 triệu liều thông qua Covax, sáng kiến vaccine toàn cầu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dẫn đầu, trong khi...