Cẩm nang chăm sóc sức khỏe ở tuổi 20
Lên lịch khám sức khỏe hàng năm
Đây chính là thời gian lý tưởng để tìm ra một vị bác sỹ mà bạn thích và tin tưởng, tạo dựng mối quan hệ, và tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ (lý tưởng là 1 năm 1 lần), bác sỹ Shantanu Nundy, chuyên khoa nội tại Bệnh viện Đại học Chicao (Mỹ) chia sẻ. Khám sức khỏe hàng năm là cách tốt nhất để biết tình trạng sức khỏe của bản thân và phát hiện những vấn đề đang dần xuất hiện trước khi chúng vượt khỏi tầm kiểm soát. Bác sỹ sẽ kiểm tra chỉ số khối cơ thể (BMI) và huyết áp đồng thời lấy máu để kiểm tra sức khỏe tuyến giáp và nồng độ cholesterol.
Từ bỏ những thói quen không lành mạnh
Khi còn đang ở tuổi học sinh sinh viên, có thể bạn thích hút thuốc, uống rượu hoặc ăn vặt. Đây chính là thời điểm bạn cần phải loại bỏ những thói quen không lành mạnh đó ra khỏi cuộc sống của mình. “Rất nhiều thói quen được hình thành ở độ tuổi 20 sẽ theo chúng ta đến hết cuộc đời”, bác sỹ Nundy chia sẻ. Nếu bạn đã trót có một vài thói quen xấu thì đây chính là thời điểm lý tưởng để loại bỏ chúng và bắt đầu một chặng đường mới lành mạnh hơn. Học cách ăn uống lành mạnh là điều đặc biệt quan trọng; kể cả khi trông bạn khá thon thả ở tuổi 20 thì điều đó có thể thay đổi trong một hoặc hai thập kỷ tiếp theo; và duy trì cân nặng lành mạnh dễ dàng hơn là tìm cách giảm cân sau này.
Tiêu thụ đủ lượng canxi và vitamin D
Nhiều phụ nữ không nghĩ gì đến tình trạng loãng xương cho tới khi họ già hơn. Tuy nhiên, đây là một sai lầm lớn. Hãy đặt ra mục tiêu tiêu thụ ít nhất 1.200mg canxi và 1.000 IU vitamin D mỗi ngày vì nó sẽ trợ giúp đắc lực cho hệ xương và nhiều hệ thống khác của cơ thể.
Video đang HOT
Theo VNE
Hướng dẫn cách vệ sinh vùng kín đúng cách
Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, cẩn thận giúp giảm thiểu bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Tuy nhiên, chăm sóc quá chu đáo bằng thụt rửa âm đạo liên tục có thể gây nhiều hậu quả đáng tiếc.
Sạch quá thành ra họa
Chị Hòa (Hà Đông, Hà Nội) từng có tiền sử bệnh viêm nhiễm phụ khoa, vùng kín bị ngứa và ra nhiều khí hư. Nhiều lần chị phải vừa đặt vừa uống thuốc nửa tháng mới khỏi. Được bác sĩ tư vấn, phải vệ sinh sạch sẽ vùng kín mỗi ngày, nhất là sau khi quan hệ, chị răm rắp làm theo đúng như vậy.
Thậm chí chị tực hiện vệ sinh sạch sẽ hơn cả những lời khuyên của bác sĩ, không chỉ ngày 2 lần mà sau mỗi lần đi vệ sinh chị lại dùng vòi nước để xịt rửa vùng kín. Có lần, chị còn thụt mạnh vào bên trong âm đạo vì cho rằng như vậy sẽ sạch hơn.
Thế nhưng trong một thời gian ngắn bệnh liên tục tái phát. Cứ mỗi lần bệnh tái phát là chị lại đặt thuốc theo đơn cũ và tăng cường vệ sinh nhiều hơn. Tuy vệ sinh rất nhiều lần bằng dung dịch vệ sinh và thụt rửa bên trong âm đạo nhưng bệnh không thuyên giảm.
Đến bác sĩ chuyên khoa tìm hiểu nguyên nhân, bác sĩ kết luận chị bị viêm âm đạo rất nặng lan ngược dòng vào bên trong, lúc này chị mới biết đó là do vệ sinh quá sạch thành ra họa.
Bác sĩ Lê Thị Kim Dung, Trưởng một phòng khám sản phụ khoa ở Hà Nội cho biết, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chị em bị viêm nhiễm vùng kín. Vệ sinh quá sạch như bệnh nhân trên đây cũng là một nguyên nhân khá phổ biến. Do suy nghĩ sai lầm nhiều mà không ít chị em đã lạm dụng dung dịch vệ sinh hoặc thụt rửa sâu vào bên trong dẫn tới mất cân bằng môi trường âm đạo, giảm lợi khuẩn tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh dễ dàng hơn.
Thậm chí, chính việc thụt rửa âm đạo như vậy vô tình đưa vi khuẩn lạ vào âm đạo, tấn công âm đạo. Nếu không xử lý kịp thời vi khuẩn nhiễm ngược dòng vào tử cung và vòi trứng gây khó khăn cho việc thụ thai, thậm chí có thể vô sinh. Những phụ nữ thường xuyên bơm rửa âm đạo hay bị ngứa âm đạo, viêm âm đạo và tăng tỷ lệ bị lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Vệ sinh vùng kín đúng cách
Vệ sinh vùng kiến là công việc hàng ngày mà người phụ nữ nào cũng có kiến thức tối thiểu. Tuy nhiên, có nhiều chị em lại chủ quan nên mắc phải một số lỗi khi vệ sinh "cô bé". Chính sự chủ quan, vô tình đó đã mang đến không ít rắc rối ảnh hưởng sức khỏe, đời sống vợ chồng và thiên chức làm mẹ cũng bị đe dọa. Vì vậy, việc vệ sinh vùng kín đúng cách, khoa học rất quan trọng.
Bác sĩ Dung cho biết, một điều phụ nữ cần nắm rõ, môi trường tự nhiên trong âm đạo phụ nữ chứa rất nhiều vi khuẩn hữu ích có khả năng tự làm sạch, ngăn chặn sự phát triển của nhiều mầm bệnh, phòng vệ trước sự tấn công của vi khuẩn lạ. Thụt rửa nhiều sâu, nhiều lần sẽ vô tình làm mất đi những vi khuẩn có ích này.
Thực tế, một vùng kín khỏe mạnh thì lượng vi sinh có trong đó luôn ổn định mà không cần phải thụt rửa nhiều. Khi thực hiện động tác chăm sóc quá kỹ từ bên trong có thể phá vỡ môi trường tự nhiên. Điều đó có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa, thậm chí thụt rửa âm đạo còn có thể gây tác hại tới tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng.
Theo bác sĩ Dung thì để cải thiện tình trạng này, trước tiên, bạn hãy nên tạm ngưng sử dụng xà phòng và nước thụt rửa nhiều lần trong ngày. Cách duy nhất để làm sạch âm đạo là vệ sinh từ 2-3 lần/ngày bằng nước sạch.
Đặc biệt, không nên lạm dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ để thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo sẽ làm mất cân bằng sinh thái môi trường âm đạo. Một số thành phần trong dung dịch dễ gây viêm âm đạo. Thụt rửa trong tình trạng viêm nhiễm âm hộ, âm đạo có thể gây nhiễm trùng ngược lan rộng, khiến tình trạng viêm nhiễm đang ở tại chỗ sẽ lây lan rộng, bệnh tình trầm trọng và khó chữa hơn.
Bác Dung khuyên, tốt nhất chị em nên vệ sinh vệ sinh và giữ vùng kín khô ráo, tránh mặc quần áo chật, ẩm ướt,; không thụt rửa âm đạo khi không có chỉ dẫn của thầy thuốc; không nên dùng xà phòng hay các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín; không dùng nước bẩn có nhiều vi sinh vật như: nước ao hồ, kênh rạch để tắm rửa vệ sinh; khi đã mắc bệnh phải đi khám phụ khoa ngay để xác định nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời.
Theo VNE
5 điều ít người biết về kích thích tố trong cơ thể người phụ nữ Có rất nhiều thay đổi mà một người phụ nữ phải trải qua trong cuộc sống và các kích thích tố cũng góp phần tạo ra các thay đổi đó. Kích thích tố làm đóng một vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của người phụ nữ. Đó là yếu tố tác động để người phụ nữ cảm thấy yêu đời, hoặc...