Cấm học sinh, sinh viên phát tán clip bạo lực lên mạng
Sở GD&ĐT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu yêu cầu các trường tuyệt đối không được giấu thông tin những vụ việc vi phạm của giáo viên và học sinh.
Mới đây, Sở GD&ĐT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có văn bản gửi các phòng GD&ĐT địa phương đề ra biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường.
Đây là một trong những chỉ đạo quyết liệt của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sau nhiều vụ học sinh đánh nhau rồi quay clip đưa lên mạng gây lo lắng, bức xúc trong dư luận xã hội thời gian qua.
Theo sở, các trường phải đặc biệt nghiêm cấm học sinh, sinh viên (HS – SV) có hành vi gây gổ, đánh nhau, kéo băng kết nhóm với thanh thiếu niên ngoài nhà trường, làm video clip có nội dung không lành mạnh rồi phát tán lên các mạng xã hội.
Các trường phải nghiêm cấm việc tàng trữ, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và các loại hung khí có khả năng gây sát thương cao; cấm HS tham gia đánh bài, cá độ và các tệ nạn xã hội khác…
Ảnh minh họa: BBC.
Video đang HOT
Trường thành lập các ban thi đua, tổ nề nếp trật tự nhằm thường xuyên kiểm tra việc chấp hành nội quy, quy định của HS hàng ngày về an toàn giao thông trên các tuyến đường, nề nếp trang phục, đầu tóc, giày dép; phát hiện và ngăn ngừa HS mang hung khí đến trường hoặc mang hung khí đến nhà trọ, kiểm tra tác phong của HS.
Sở cũng yêu cầu trường thông tin kịp thời tới gia đình HS có biểu hiện vi phạm để phối kết hợp trong việc giáo dục giúp HS tiến bộ, đồng thời cung cấp danh sách những HS trên cho cơ quan chức năng để phối hợp giáo dục và răn đe khi cần thiết.
Các trường cần thường xuyên tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, ngoại khóa, các câu lạc bộ để tạo sân chơi lành mạnh, môi trường học tập gần gũi, thân thiện, trang bị kỹ năng sống cho HS – SV.
Trường phát huy hơn nữa vai trò của giáo viên chủ nhiệm, phòng tư vấn học đường trong việc gần gũi, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của từng HS để có thể chia sẻ những khó khăn với HS, an ủi và động viên các em vượt khó vươn lên.
Giáo viên đặc biệt chú ý những HS có điều kiện và hoàn cảnh dễ bị tổn thương như có hoàn cảnh gia đình khó khăn, HS mồ côi, cha mẹ có mâu thuẫn rạn nứt, ly hôn…
Sở nhấn mạnh các trường cần báo cáo kịp thời các vụ việc đột xuất xảy ra, tuyệt đối không được giấu thông tin về các vụ vi phạm đặc biệt của giáo viên và HS.
Theo Trùng Khánh / Pháp Luật TP.HCM
Xin giảm kỷ luật cho cô giáo dán băng dính miệng học sinh
Chiều 8/12, phụ huynh lớp 3A8 làm việc và gửi tâm thư đề nghị lãnh đạo trường Tiểu học Hoàng Liệt (Hoàng Mai, Hà Nội) giảm hình thức kỷ luật cho cô giáo Hồng Anh.
Trao đổi với Zing.vn, bà Nguyễn Thị Bích Hạnh, Hiệu trưởng trường Tiểu học Hoàng Liệt cho biết cuối buổi học chiều 8/12, tập thể phụ huynh lớp 3A8 đến trường trao đổi về việc của cô Phùng Hồng Anh (SN 1992, quê Hải Dương).
Các phụ huynh tha thứ cho hành động dán băng dính vào miệng 6 học sinh của cô giáo này. Họ cũng mong cô Hồng Anh rút kinh nghiệm và sớm trở lại với công việc.
Bức thư của các phụ huynh lớp 3A8. Ảnh: Văn Chương.
Phụ huynh của lớp cũng gửi bức thư dài 2 trang giấy A4 về "việc đáng tiếc, không ai mong muốn".
"Sự vấp ngã hôm nay của cô, chúng tôi nghĩ rằng đó là giây phút bồng bột", trích thư của phụ huynh.
Tập thể phụ huynh lớp 3A8 bày tỏ nguyện vọng Ban giám hiệu nhà trường giảm hình thức kỷ luật với cô Hồng Anh.
"Chúng tôi, những phụ huynh của lớp, hiểu sự việc và tha thứ cho cô. Các con mãi yêu thương cô và cảm ơn cô thời gian qua đã thay chúng tôi dạy dỗ các cháu. 'Sống để yêu thương, bao dung và vị tha', đó là điều chúng tôi thường dạy các cháu", phụ huynh nêu trong thư.
Trước đó, trong tiết học ngày 23/11, thấy một số học sinh mất trật tự, cô Phùng Hồng Anh dùng băng dính dán vào miệng 6 em.
Tối cùng ngày, nữ giáo viên liên lạc với trưởng ban phụ huynh nhờ chuyển lời xin lỗi đến toàn thể phụ huynh lớp 3A8. Đồng thời, cô cũng trực tiếp gọi điện cho từng gia đình học sinh mà mình dán băng dính vào miệng để nhận lỗi.
Hiệu trưởng trường Tiểu học Hoàng Liệt trả lời báo chí về việc cô giáo dán băng dính vào miệng học sinh. Ảnh: Văn Chương.
Sáng 24/11, cô Phùng Hồng Anh làm đơn gửi Ban giám hiệu nhà trường xin thôi thử việc để có thời gian tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp, học hỏi thêm kinh nghiệm giảng dạy. Đơn xin nghỉ của cô giáo này đã được nhà trường đồng ý.
Ngày 5/12, nhà trường báo cáo Sở GD&ĐT Hà Nội và các cơ quan hữu quan về việc cho cô Phùng Hồng Anh dừng thử việc.
Theo Zing
Giáo sư nước ngoài chỉ cách trị bắt nạt học đường Theo GS Jim Larson, nhiều học sinh đang sử dụng mạng xã hội như công cụ mới trong vấn nạn bạo lực học đường. Sáng 1/12, GS Jim Larson (khoa Tâm lý học ĐH Wisconsin - Whitewater, Mỹ) có buổi trò chuyện về chuyên đề "Bắt nạt học đường: Những gì chúng ta biết và có thể làm". Chương trình được tổ chức...