Cấm học sinh, sinh viên cổ vũ U23 Việt Nam một cách quá khích, phản cảm
Để tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc, ngày 25.1, Sở GDĐT TPHCM ra văn bản yêu cầu các trường tuyên truyền, nhắc nhở học sinh, sinh viên khi cổ vũ đội nhà không được có hành động quá khích, phản cảm, không tổ chức đua xe trái phép.
ảnh minh họa
Công văn có nội dung cụ thể như sau: Thực hiện chỉ đạo khẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện các biện pháp tuyên truyền, nhắc nhở và quản lý học sinh trước, trong và sau trận chung kết giải bóng đá U23 Châu Á năm 2018 diễn ra ngày 27.1, Sở GDĐT TPHCM đề nghị thủ trưởng các đơn vị thực hiện các biện pháp như sau:
Nhà trường phối hợp với cha, mẹ học sinh, tuyên truyền, giáo dục, nhắc nhở học sinh sinh viên không có hành động quá khích, phản cảm, tham gia tụ tập đua xe trái phép.
Tiếp tục tăng cường quản lý và đảm bảo an toàn, an ninh trật tự trong học sinh sinh viên.
Cử cán bộ theo dõi và kịp thời xử lý khi có vụ việc xảy ra đối với học sinh – sinh viên trên địa bàn.
Cùng ngày, Bộ GDĐT đã lên tiếng về công văn giả mạo cho học sinh nghỉ học trong trận chung kết giữa U23 Việt Nam và Uzbekistan sắp tới.
Video đang HOT
Theo Bộ GDĐT, Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga đã nghỉ hưu từ cuối tháng 11.2017 và hiện về làm công tác giảng dạy, nghiên cứu tại ĐH Đà Nẵng từ ngày 1.12.2017 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ GDĐT đã đề nghị cơ quan công an vào cuộc để điều tra làm rõ, đồng thời có văn bản gửi tới các Sở GDĐT, các cơ sở GDĐT trên cả nước để cảnh báo về văn bản giả mạo này.
Theo Laodong.vn
Xét tuyển đại học, cao đẳng: Lo thí sinh ảo
"Hiện tại, khả năng xảy ra khó khăn với các trường là thí sinh ảo", Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga nói khi trao đổi với báo chí về xét tuyển đại học.
Chiều 22/7, Thứ trưởng Ga cho biết, cho tới thời điểm này, tất cả cụm thi đều công bố thông suốt, không có trục trặc nào về kỹ thuật hay xảy ra tình trạng nghẽn mạng. Năm nay, cụm thi nào hoàn thành thủ tục trước thì công bố trước chứ không công bố đồng thời.
Mặt khác, 120 cụm công bố điểm thi, không tập trung. Số điểm truy cập tăng lên rất nhiều nên tránh được sự quá tải cục bộ.
Bên cạnh đó, hạ tầng công nghệ thông tin của các cụm thi được nâng cấp, các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông đã hỗ trợ, ưu tiên công suất đường truyền, giúp các cụm thi công bố kết quả suôn sẻ, đặc biệt lúc bắt đầu công bố.
Mức độ phân hóa đề thi năm nay rất tốt. Những năm trước sự phân hóa dải điểm cao 9-10 không tốt nên phổ điểm rất dốc, khiến nhiều trường top trên khó tuyển sinh và phải dùng đến tiêu chí phụ. Năm nay, với sự phân bố dải điểm như vậy, các trường tốp trên sẽ tuyển sinh dễ dàng hơn.
Hiện chưa có tổng hợp các môn thi, cũng như điểm của các thí sinh nên chưa có kết luận cuối. Nhưng qua những kết quả của các cụm thi công bố, phổ điểm năm nay tương đối đều hơn, các môn có phổ điểm tốt, riêng môn ngoại ngữ điểm trung bình chưa cao.
Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga. Ảnh: Bộ GD&ĐT.
- Vậy năm nay công tác xét tuyển có những điểm mới như thế nào, thưa ông?
- Rút kinh nghiệm, năm nay, thí sinh chỉ có thể nộp hồ sơ và không thể thay đổi nguyện vọng (NV) trong quá trình xét tuyển. Bù lại, Bộ cho các em có nhiều NV hơn: Đợt 1 cho các em nộp 2 trường, mỗi trường 2 NV; đợt tiếp theo các em được nộp 3 trường, mỗi trường 2NV.
Thông tin về điểm chuẩn vào các ngành/trường năm 2015 rất bổ ích để các em tham khảo. Thông tin thứ hai cũng rất quan trọng, là ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào mà sắp tới Hội đồng sẽ công bố.
Khi ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào thay đổi có nghĩa điểm chuẩn vào các ngành, trường cũng sẽ thay đổi theo, các em nên theo dõi hai thông số này để đưa ra những lựa chọn phù hợp.
- Năm nay, thí sinh đăng ký chung một phần mềm tuyển sinh. Bộ đã chuẩn bị hệ thống cơ sở hạ tầng như thế nào về công nghệ thông tin để cho các em đăng ký xét tuyển không gặp những sự cố về kỹ thuật hay nghẽn mạng?
- Bộ đã chuẩn bị các điều kiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Rất nhiều máy chủ được đặt ở các miền khác nhau. Những trường có nhiều thí sinh đăng ký xét tuyển trực tuyến sẽ có những máy chủ riêng nhằm phân tán lượng truy cập để tránh việc quá tải cục bộ.
Việc đăng ký trực tuyến cũng hết sức đơn giản, không thực hiện quá nhiều thao tác kiểm tra trong quá trình đăng ký, không mất nhiều thời gian khi làm thủ tục xét tuyển online vào các ngành, trường.
Với những giải pháp kỹ thuật, tăng cường cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, đơn giản hóa phần mềm xét tuyển, hy vọng năm nay năm đầu tiên các thí sinh đăng ký trực tuyến sẽ diễn ra suôn sẻ.
- Ông kỳ vọng gì trong mùa tuyển sinh năm nay?
- Bộ GD&ĐT đã có những thay đổi rất căn bản để đảm bảo xét tuyển thuận lợi đối với thí sinh và nhà trường. Hiện tại, khả năng xảy ra khó khăn với nhà trường là thí sinh ảo. Bộ cho thí sinh nộp đợt đầu tiên 4 nguyện vọng nên sẽ xảy ra ảo. Bộ đã tính toán các giải pháp nhằm giảm ảo.
Thứ nhất là cho các trường xét tuyển theo nhóm (nhóm GX do ĐH Bách khoa Hà Nội chủ trì, nhóm ĐH Đà Nẵng).
Thứ hai, quan trọng hơn là sau khi trường công bố kết quả xét tuyển, thí sinh sẽ nộp giấy chứng nhận kết quả thi trong thời gian quy định để khẳng định là các em sẽ nhập học trường mà mình trúng tuyển. Quá thời hạn đó có nghĩa các em không muốn nhập học ở trường này và như vậy trường sẽ gọi đợt nhập học bổ sung.
Thứ ba, năm nay, Bộ không quy định điểm trúng tuyển đợt sau phải cao hơn hoặc bằng điểm đợt trước, giúp cho các trường quyết định được số lượng thí sinh trúng tuyển mỗi đợt phù hợp, không vượt quá hoặc thiệt thòi chỉ tiêu của các trường.
Theo Zing
TP.HCM: Nhắc nhở học sinh cổ vũ lành mạnh trận chung kết U23 châu Á Sở GD&ĐT TP.HCM vừa có văn bản gửi các cơ sở giáo dục trên địa bàn khẩn trương triển khai các biện pháp tuyên truyền, nhắc nhở và quản lý học sinh trước, trong và sau trận Chung kết giải bóng đá U23 Châu Á năm 2018. ảnh minh họa Thực hiện chỉ đạo khẩn Bộ GD&ĐT về thực hiện các biện pháp...