Cắm hoa tươi sợ nhanh héo, cô giáo Hà Nội mách chỗ đặt bình chơi được 2 tuần
Theo chị Phương, mỗi khi cắm xong một bình hoa chị thấy thật thư giãn và thoải mái đầu óc, ngắm hoa là một cách để thư giãn và xả stress sau một ngày làm việc căng thẳng.
Chị Đỗ Lan Phương, năm nay 39 tuổi, hiện đang là giảng viên Viện Ngoại Ngữ của một trường đại học ở Hà Nội cũng giống như rất nhiều chị em yêu hoa khác. Dù bận rộn tới mức nào chị vẫn luôn thu xếp một khoảng thời gian nhất định để thả hồn mình vào những “đứa con tinh thần” do tự mình làm ra.
Chị Đỗ Lan Phương yêu hoa từ những ngày còn nhỏ.
Cô giáo Hà Nội cho biết, ngay từ khi còn rất nhỏ chị đã được mẹ và bà ngoại truyền cho tình yêu hoa cỏ. Khi còn nhỏ, chị thường ngắm những bình hoa do mẹ và bà ngoại cắm, những bình hoa đào, lay ơn thược dược violet vào mỗi dịp lễ Tết hay những bình hoa hồng, cúc, sen giản dị, mộc mạc hàng ngày.
“Dù nhà mình không khá giả nhưng mẹ mình luôn thích cắm những bình hoa đơn giản, mộc mạc để làm đẹp không gian sống và mang đến sự thư thái trong tâm hồn. Tình yêu hoa đến với mình một cách tự nhiên như vậy. Khi lớn lên, rồi lập gia đình, mình vẫn luôn thích cắm hoa và trang trí nhà cửa bằng những bình hoa đẹp” - mẹ Hà Nội nói.
Chia sẻ về phong cách mà bản thân ưa chuộng khi chơi hoa, chị Phương thích cắm hoa theo kiểu tự nhiên và lựa theo dáng hoa để cắm chứ không hề theo một trường phái nào cả.Gần đây, chị tham gia một số hội nhóm những người thích cắm hoa tươi trên mạng xã hội. Nhờ vậy, chị được ngắm thêm các bình hoa đẹp của các cao nhân và cũng có thêm một số kinh nghiệm cắm hoa từ mọi người. Song chị không bắt chước cách cắm của ai mà chỉ tham khảo cách chăm hoa và lựa bình để cắm hoa.
Chị Phương thích nhất cắm hoa hồng, nhất là các loại hoa hồng leo rủ.
Theo chị Phương, để cắm được một bình hoa đẹp thì trước hết cần lựa được bình phù hợp với dáng của hoa. Thông thường chị thích cắm bình gốm vì bình gốm nhìn rất tinh tế, mộc mạc, lại dễ cắm với nhiều loại hoa. Đôi khi chị cũng thích dùng bình thủy tinh dáng sang trọng hoặc độc đáo để cắm hoa hồng, ly hoặc cúc.
Điều thứ hai cũng quan trọng là khâu dưỡng hoa trước khi cắm. Hoa khi mới lấy về chị thường ngâm trong xô hoặc chậu to ngập nước để hoa hút đủ nước và nở căng. Sau khi ngâm khoảng 2-3 tiếng đồng hồ trong chậu để hoa hồi lại, chị sẽ đem cắt vát gốc bằng kéo sắc và tỉa bớt lá chỉ để 2-3 lá trên cùng để hoa được nhận đủ nước nhất.
Khi cắm hoa chị dùng nước sạch (có thể dùng nước lọc) và hòa thêm nước dưỡng hoa hoặc đường để hoa tươi lâu nhất. Hàng ngày nếu có thời gian thì có thể thay nước, cắt gốc hoa, nếu không thì có thể để 2 ngày thay nước mới và cắt gốc để hoa tươi lâu.
Với các lọ hoa mix nhiều màu, chị Phương thường sẽ chọn một tông chủ đạo ví dụ tông đỏ thì sẽ chọn những hoa mix cùng có cùng tông đỏ nhưng theo các sắc độ đậm nhạt khác nhau.
Một khâu rất quan trọng nữa là chọn vị trí đặt bình hoa, chị Phương có một khu vực dành riêng để bày hoa và không để gió quạt, điều hòa phả vào hoa. Nếu tránh được gió hoặc không khí nóng thì hoa mới tươi lâu được, có những loại hoa tươi được đến 2 tuần.
Hầu như mỗi tuần chị đều cắm ít nhất một bình hoa hồng.
Chị tâm sự, mỗi bình hoa chị đều dành thời gian và tâm huyết như nhau, song có một bình hoa mẫu đơn chị cắm lần đầu tiên và thấy rất ấn tượng. Chị mô tả: “Khi mình nhận thấy toàn nụ bé như quả nhãn, mình cắm hoa bằng nước ấm theo kinh nghiệm của các bạn trên mạng thì sau 5-6 ngày tất cả các nụ bé đã nở to dần và có nụ nở to với đường kính đến 15cm. Mình thực sự thấy ấn tượng vì đó là lần đầu tiên mình cắm một loại hoa mà phải dưỡng cầu kỳ và đợi hoa nở hồi hộp thế”.
Trong các loại hoa, chị Phương thích nhất cắm hoa hồng, nhất là các loại hoa hồng leo rủ. Hầu như mỗi tuần chị đều cắm ít nhất một bình hoa hồng để ngắm được vẻ đẹp rực rỡ của loài hoa này.
Để làm ra một tác phẩm nghệ thuật, không ít lần chị Phương gặp thử thách. Đó là lần chị thử cắm một số loại hoa cỏ lạ như cành hồng gai (hay còn gọi là cherry rừng) thì thấy rất khó cắm do cành to và nhiều gai nhọn tua tủa. May mắn cuối cùng chị cũng lựa được bình phù hợp và cắm được một bình rất to.
Video đang HOT
Khi cắm xong, chị sẽ đặt hoa ở gần cửa sổ tận dụng ánh sáng tự nhiên để chụp hình.
Dù trong gia đình không có ai hoạt động nghệ thuật song tất cả đều yêu hoa cỏ, thiên nhiên. Mỗi lần chị cắm hoa, các thành viên trong gia đình rất ủng hộ, ngắm những bình hoa tươi, mọi người đều cảm thấy thư giãn sau những lúc làm việc, học tập căng thẳng.
Cô giáo nói: “Chồng, con và bạn bè mình rất ủng hộ niềm đam mê cắm hoa của mình. Cũng có một số đồng nghiệp và sinh viên nhờ mình dạy hoặc tư vấn cách cắm hoa”.
Cắm và dành nhiều tình cảm cho hoa là vậy song mỗi tháng chị Phương không chi một khoản cố định cho hoa và bình, mà chị mua tùy theo hứng và điều kiện. Khi cắm xong, chị sẽ đặt hoa ở gần cửa sổ để tận dụng ánh sáng tự nhiên vì chụp hình lên sẽ đẹp hơn. Chị cũng thử chụp hoa ở ngoài ban công có nền là cây xanh hoặc gần kệ tivi, tủ lạnh có màu đen để khi chụp hoa sẽ nổi bật.
Thú nhận bản thân chưa phải là cao nhân trong các hội cắm hoa nhưng chị Phương nghĩ rằng cuộc sống sẽ thi vị hơn nếu mỗi người có một niềm đam mê nào đó, ví dụ như cắm hoa hay chơi nhạc cụ. Những đam mê lành mạnh này làm cuộc sống sẽ ý nghĩa hơn và tâm hồn sẽ tràn đầy năng lượng tích cực hơn.
Mỗi bình hoa đều mang một cái hồn và nét rất riêng.
Không nước rửa bát, chẳng dùng đường, đây mới là thứ giúp mẹ Hà Nội cắm hoa không thối hỏng
Theo chị Tuyết, không phải cứ hoa đắt tiền mới là đẹp, chỉ cần mình yêu và chăm chút cho hoa, hoa tất sẽ yêu lại mình.
Chị Trần Ánh Tuyết (SN 1987) ở Hà Nội có niềm say mê đặc biệt với việc cắm những bình hoa trang trí. Ngôi nhà của chị trở nên đặc biệt hơn nhờ những bình hoa do chính bàn tay khéo léo của chị chăm chút.
Con gái của chị Tuyết tỏ ra thích thú mỗi khi mẹ cắm hoa.
3 bí quyết phối màu hoa
Là người thừa hưởng tình yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp từ mẹ, ngay từ những ngày còn nhỏ chị Tuyết đã thích ngắm những bình hoa mẹ cắm vào dịp đặc biệt, đó là những bình hoa giản dị, không cầu kỳ nhưng chị luôn bị thu hút bởi những đóa hoa hồng, hoa cúc giản dị ấy.
Hai năm trở lại đây chị bắt đầu dành nhiều thời gian, công sức cho việc cắm hoa. Khi bắt đầu chơi hoa, chị Tuyết hay lấy ý tưởng trên ứng dụng Pinterest của nước ngoài, sau đó là một số hội, nhóm cắm hoa của các mẹ Việt. "Càng tham gia nhiều càng thấy chị em nước mình thật sự có tài, từ bố cục, phối hoa đến décor, chụp ảnh đều rất xuất sắc" - chị nói.
Khi cắm hoa, chị Tuyết thích được cắm theo phong cách garden, mix hoa tự nhiên, pha chút nghệ thuật và nét cổ điển (vintage) phương tây, chị không thích bị gò bó theo một khuôn khổ cứng nhắc nhưng việc mua cùng một lúc nhiều loại hoa và phụ kiện khiến chị gặp không ít khó khăn do người bán chỉ bán theo số lượng bó lớn. Chính vì vậy, cứ đến tết hoặc các dịp đặc biệt chị mới được thỏa mãn niềm đam mê khi ôm cả bó hoa to về, tha hồ mix và bày khắp nhà hoặc cắm tặng bạn bè, người thân mà không cảm thấy phí phạm.
Những bình hoa chị Tuyết cắm theo cảm xúc.
Tiết lộ về cách kết hợp tone sao cho phù hợp, chị cho biết, có 3 cách mix màu hoa, một là theo các tone màu tương tự, các màu nằm cạnh nhau trên bánh xe màu sắc như hồng-đỏ, vàng-xanh lá-cam; hai là mix theo tone tương phản, tạo cảm giác sống động vui tươi như vàng-tím, da cam-xanh lam; ba là phối màu đơn sắc nhiều mức độ đậm nhạt như tone hồng, tím, vàng. Dù vậy, có phối màu theo cách nào thì việc điểm thêm các màu như trắng, xanh lá đều có tác dụng bổ sung, khiến bình hoa mềm mại đáng yêu hơn.
Mỗi loại hoa có một cách cắm, chăm sóc riêng. Như hồng ngoại, cánh bướm hoặc các loài hoa cành mềm khác thường chỉ phù hợp với cách cắm gác cành, khi cắm hoa cần có độ ngả nhất định sẽ khiến bình hoa tự nhiên, mềm mại đẹp hơn. Một số loại hoa thân rỗng và không cần quá nhiều nước như mao lương, thược dược, đồng tiền lại nên ưu tiên cắm xốp để hoa tươi lâu.
Khi cắm hoa gác cành nên cắm từ vòng ngoài vào trong, các cành cong, dài cắm ngoài cùng, sau đó sắp xếp độ thưa giữa các hoa ở tầng giữa dựa vào số lượng hoa cần cắm, có thể cắm hoa có độ cao thấp, ra vào xen kẽ tạo tính lập thể tự nhiên, hoặc tăng dần chiều cao những cành dài, thẳng và hoa đẹp cắm chính giữa tạo bố cục cho bình hoa. Chị nhấn mạnh: "Cắm hoa không nhất thiết lúc nào cũng phải cắm tròn vành vạnh, nhưng vẫn nên có một bố cục chính, từ đó điều chỉnh thêm thắt hoa lá cho hài hòa".
Song mỗi sản phẩm đều mang một cái hồn rất riêng.
Lưu ý về lượng nước khi cắm hoa, chị cho biết, các loại hoa như cẩm tú cầu, sen cần rất nhiều nước để giữ hoa tươi lâu, ngược lại ly peru, mao lương, thược dược khi cắm nhiều nước dễ khiến hoa bị úng thân, gục đầu hoa.
Trong quá trình cắm hoa, bước dưỡng hoa trước và trong khi cắm cũng cực kì quan trọng. Hoa mua về nên tiến hành cắt chéo cành bằng dao, kéo nhọn trong nước và ngâm vào xô khoảng vài tiếng đến nửa ngày, sau đó sơ chế cắt bỏ bớt lá và nụ nở để tăng độ tiếp xúc với nước và tập trung nuôi hoa. Khi cắm vào bình, có thể pha thêm vài giọt nước rửa bát hoặc cồn để ngăn vi khuẩn phát triển gây thối thân hoa, pha chút đường hoặc nước coca để cung cấp dinh dưỡng giúp hoa tươi lâu, hay đơn giản là mua gói dưỡng hoa pha sẵn, thay nước, rửa gốc và cắt bớt cuống hoa..
Việc biết cách phối màu hoa cũng quyết định được nét đẹp đặc trưng.
Mỗi tháng chi 1 - 2 triệu mua hoa và bình
Với khá nhiều kinh nghiệm chọn hoa, dưỡng hoa như vậy nhưng trong suốt 2 năm chơi hoa chị Tuyết cũng trải qua không ít lần cắm hoa thất bại. Theo chị, có những bình hoa chị chỉ tốn 10-15 phút là ưng ý ngay, nhưng cũng có những bình hoa phải rút ra cắm vào đến vài lần mới tạm chấp nhận được, nhất là những lúc mua phải hoa không tươi, hoặc tâm trạng không tốt. "Vì vậy, ta nói cắm hoa chính là một bộ môn nghệ thuật, mà tác phẩm ra đời phụ thuộc rất nhiều vào cảm xúc của người nghệ sỹ" - mẹ Hà Nội tâm tình.
Trong số vô vàn những loài hoa chị từng chơi, chị dành tình cảm đặc biệt cho hồng ngoại, mao lương và ly peru vì màu sắc tươi tắn trẻ trung nhưng cũng rất uyển chuyển mềm mại của chúng. Đối với hoa lá phụ, baby, tuyết mai, cỏ đồng tiền và hoa ren cũng như lá tai voi, cúc mốc là những loại hoa có thể ngay lập tức nâng cấp bình hoa từ nhàm chán trở thành một tác phẩm đậm chất thơ.
Chị thích cắm hoa hồng ngoại.
Kể về bình hoa khiến chị lưu luyến hơn cả không thể không kể đến bình mẫu đơn thân cỏ mix cùng hoa ren đã chiếm trọn tình yêu của chị. Theo lời chị Tuyết, mẫu đơn rất đỏng đảnh, cực dễ rụng cánh khiến người chơi hoa phải hết sức nâng niu, cũng chính vì thế, việc dưỡng, cắm và ngắm chúng đã trở thành một trải nghiệm đặc biệt.
Mỗi tháng chị Tuyết sẵn sàng chi khoảng 1-2 triệu cho việc mua hoa và bình mới, phần lớn chị mua trực tuyến. Với mỗi bình hoa khi hoàn thiện, chị lại đem trưng bày ở phòng khách, vị trí trang trọng để phô diễn được hết vẻ đẹp của bình hoa. Ngoài ra, khi chụp ảnh, chị sẽ đưa ra gần cửa sổ, hoặc ban công để tận dụng ánh nắng, theo chị: "đủ nắng hoa sẽ nở".
Không chỉ giỏi cắm hoa, chị còn khéo léo tận dụng những đồ dùng trong nhà trở thành bình hoa "có một không hai", thỉnh thoảng chị sử dụng các loại ấm trà, cốc gốm hoặc tận dụng lẵng hoa đã bỏ đi để cắm hoa, tiêu chí lựa chọn sao cho màu sắc, họa tiết giữa lọ và hoa có độ tương xứng nhất định. " Việc sáng tạo, tận dụng đồ dùng trong nhà không chỉ tạo trải nghiệm khác biệt mà còn là một cách bảo vệ cho cái ví của mình khá hiệu quả" - mẹ 8X cho hay.
Cắm hoa, quan trọng nhất là cảm xúc và cảm nhận trong mỗi con người. Hãy cứ tưởng tượng mình là một nghệ sĩ đang sáng tạo tác phẩm cho riêng mình thưởng thức, không cần quá rập khuôn theo quy tắc. Theo chị Tuyết, không phải cứ hoa đắt tiền mới là đẹp, chỉ cần mình yêu và chăm chút cho hoa, hoa tất sẽ yêu lại mình.
Theo chị Tuyết, không phải cứ hoa đắt tiền mới là đẹp, chỉ cần mình yêu và chăm chút cho hoa, hoa tất sẽ yêu lại mình.
Nữ nhà báo tự mày mò cắm hoa đẹp ngất ngây, ai nhìn cũng giục: "Mở shop bán đi!" Trung bình mỗi tháng chị Phương chi tầm 200-300 ngàn đồng mua hoa để cắm. Chị thích ra cửa hàng lựa chọn thay vì mua online, bởi như vậy sẽ sở hữu bó hoa theo đúng ý mình. Công việc vốn bận rộn song chị Bích Phương (54 tuổi) sinh ra và lớn lên tại Hà nội. Hiện tại đang công tác tại...