Cảm giác đầu tiên của những người nhiễm biến thể Delta
Nhiều người nhiễm biến thể Delta sẽ có triệu chứng khởi phát là đau đầu rồi có một số biểu hiện khác giống cảm lạnh.
Sự lan truyền của biến thể Delta khiến dịch Covid-19 bùng phát nhanh chóng trở lại. Một cái hắt hơi hoặc cảm giác khó chịu trong cổ họng cũng có thể khiến bạn lo lắng mình đã nhiễm Covid-19.
Nhưng khả năng nhiễm biến thể Delta có một số dấu hiệu nhận biết cụ thể. Nếu có bất kỳ biểu hiện nào như vậy, bạn hãy đi lấy mẫu xét nghiệm.
Ảnh minh họa: TMJ
Các triệu chứng giống cảm lạnh
“Nếu bạn chưa được tiêm phòng, các triệu chứng sẽ dễ nhận biết hơn. Có một số thay đổi so với các dấu hiệu của Covid-19 cách đây hơn một năm”, những người quản lý Dự án Triệu chứng Covid-19 cho hay.
Các biểu hiện của người mắc biến thể Delta lần lượt là đau đầu, viêm họng, sổ mũi, sốt, ho dai dẳng.
Video đang HOT
Mất khứu giác và khó thở không còn nằm trong nhóm 5 triệu chứng phổ biến nhất cho thấy sự tiến triển của các biến thể virus.
Người bệnh cũng có thể cảm thấy các triệu chứng cổ điển
Tuy nhiên, một số nhà khoa học cũng đưa ra quan điểm người mắc biến thể Delta có thể bộc lộ triệu chứng giống chủng gốc.
Tiến sĩ Robert Murphy là chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trường Y Feinberg thuộc Đại học Northwestern (Mỹ) và là Giám đốc điều hành của Viện Sức khỏe Toàn cầu.
“Biến thể Delta lây truyền dễ dàng hơn, gây ra nhiều biến chứng phổi hơn. Biến thể này giống như chủng gốc với các triệu chứng tương tự, chỉ là tệ hơn một chút”, Tiến sĩ Murphy nói.
Các triệu chứng quen thuộc của người mắc Covid-19 thời kỳ đầu là sốt, ớn lạnh, ho, thở gấp hoặc khó thở, đau nhức cơ thể, viêm họng, mất vị giác/khứu giác, tiêu chảy, đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, nôn mửa, nghẹt mũi, chảy nước mũi.
Người trẻ sẽ ốm nặng hơn, diễn biến nhanh hơn
“Trẻ hơn, diễn biến nhanh hơn, ốm hơn là đặc điểm của người mắc bệnh. Nhiều ca Covid-19 trẻ hơn trước. Chắc chắn, không ít đang bị nặng hơn trước đây”, Tiến sĩ Stuart Bell, Phó chủ tịch phụ trách y tế một hệ thống bệnh viện ở thành phố Baltimore (Mỹ) đánh giá.
Triệu chứng khi đã tiêm vắc xin
Người đã chủng ngừa cũng có thể mắc Covid-19 vì không có vắc xin nào hiệu quả 100%. Tin tốt là vắc xin vẫn có thể giúp cứu sống bạn. Với những người được tiêm phòng xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, hầu hết đều không có triệu chứng hoặc có các triệu chứng rất nhẹ, hiếm khi dẫn đến nhập viện hoặc tử vong.
Các triệu chứng của họ giống như cảm lạnh thông thường, chẳng hạn như ho, sốt hoặc đau đầu, kèm theo đó là mất khứu giác khá rõ ràng.
Thế giới ghi nhận 221,3 triệu ca mắc, 4,47 triệu ca tử vong do COVID-19
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h30 ngày 5/9 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng 221.304.100 ca bệnh COVID-19 trong đó có 4.478.850 ca tử vong.
Hiện còn hơn 18,92 triệu bệnh nhân COVID-19 đang điều trị trong khi hơn 197,803 triệu bệnh nhân đã phục hồi.
Tại Đông Nam Á, Lào ghi nhận số ca mắc mới tăng trở lại, với 172 ca mới, nâng tổng số ca mắc ở nước này lên thành 15.933 ca, trong đó có 16 ca tử vong. Bộ Y tế Lào nhận định diễn biến dịch tại nước này đang tiếp tục phức tạp và đáng lo ngại khi số ca lây nhiễm trong cộng đồng đang tăng trở lại trên khắp cả nước. Đáng chú ý, Savannakhet vẫn là tỉnh có nhiều ca mắc trong cộng đồng nhất cả nước với 21 ca, tiếp đến là tỉnh Champasak (13 ca), các ca còn lại ghi nhận rải rác tại các tỉnh khác của nước này.
Người dân tập thể dục tại Viêng Chăn, Lào. Ảnh: THX/TTXVN
Thủ đô Viêng Chăn và nhiều tỉnh của Lào đã yêu cầu ngừng tổ chức lễ hội Hor Khao Padapdin truyền thống vào ngày 6/9. Trong khi đó, các địa phương ghi nhận các ca lây nhiễm trong cộng đồng cũng đang áp dụng lệnh phong tỏa nghiêm ngặt. Bộ Y tế Lào kêu gọi người dân tuân thủ các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh và khẩn trương tự cách ly, đi lấy mẫu xét nghiệm khi phát hiện các triệu chứng bất thường.
Campuchia thông báo đã thực hiện tiêm ít nhất 1 mũi vaccine phòng bệnh cho tổng cộng 11,2 triệu người dân, tương đương 70% dân số. Trong đó, 8,87 triệu người (55% dân số) đã được tiêm đủ 2 mũi và hơn 660.000 người được tiêm mũi thứ 3 hay mũi tăng cường. Quốc gia này bắt đầu triển khai tiêm phòng diện rộng từ hồi tháng 2, với mục tiêu tiêm cho gần 12 triệu người (75% dân số) vào cuối năm nay để đạt miễn dịch cộng đồng. Hầu hết vaccine được Campuchia sử dụng là vaccine của các hãng dược Trung Quốc gồm Sinovac và Sinopharm. Ngày 5/9, Campuchia ghi nhận 461 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc tại quốc gia này lên là 95.300 ca, trong đó có 1.957 ca tử vong.
Thái Lan ghi nhận thêm 15.452 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc tại quốc gia này lên hơn 1,28 triệu ca mắc. Trong khi đó, số ca tử vong vì COVID-19 tại nước này cũng tăng thêm 224 ca lên tổng số 12.855 ca. Phần lớn các ca tử vong tại Thái Lan được ghi nhận từ tháng 4 khi làn sóng dịch bệnh thứ 3 tấn công nước này. Malaysia cũng ghi nhận 20.396 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc tại quốc gia này lên là hơn 1,84 triệu ca. Phần lớn các ca mắc mới (20.388 ca) là các ca lây nhiễm trong nước.
Trong khi đó, Indonesia thông báo ghi nhận thêm 5.403 ca mắc mới trong 1 ngày qua, nâng tổng số ca mắc tại nước này lên là hơn 4,12 triệu ca. Tổng số ca tử vong cũng tăng lên mức 135.861 ca, thêm 392 ca so với 1 ngày trước đó. Philippines tiếp tục ghi nhận thêm hơn 20.000 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc bệnh lên hơn 2,08 triệu ca. Một ngày qua nước này ghi nhận thêm 173 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca tử vong trên cả nước lên là 34.234 ca.
Tại Nhật Bản, chính phủ nước này có thể sẽ kéo dài thời gian áp dụng tình trạng khẩn cấp vì dịch COVID-19. Theo đó, tình trạng khẩn cấp, vốn đang có hiệu lực ở 21 tỉnh, thành ở Nhật Bản, trong đó có thủ đô Tokyo, có thể sẽ được gia hạn, ngoại trừ ở một số khu vực có sự cải thiện về hệ thống y tế. Ban chỉ đạo ứng phó với dịch COVID-19 của Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ đưa ra quyết định chính thức về vấn đề này sau khi lắng nghe ý kiến từ các chính quyền địa phương và các chuyên gia y tế. Trong những ngày gần đây, số ca mắc mới ở Nhật Bản bắt đầu có xu hướng giảm. Ngày 4/9, Nhật Bản ghi nhận thêm 16.012 ca mới, giảm 6.724 ca so với một tuần trước đó.
Tại Australia, Thủ tướng Scott Morrison khẳng định dịch bệnh COVID-19 hiện nay không thể bị triệt tiêu hoàn toàn và người dân có thể tự do đi lại sau khi nước này đạt được mục tiêu tiêm chủng. Nhà lãnh đạo Australia cho rằng người dân có thể lên kế hoạch đón Giáng sinh năm 2021 với người thân bởi với tốc độ tiêm chủng hiện nay, nước này có thể hoàn thành mục tiêu tiêm chủng cho 70% dân số vào cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11.
Do thiếu nguồn cung vaccine, đến nay, mới có 37% người dân Australia đã tiêm chủng. Hiện Chính phủ liên bang đang tìm kiếm mua thêm vaccine đã đẩy nhanh công tác tiêm chủng trong thời gian tới. Hiện Australia vẫn áp đặt lệnh phong tỏa tại các bang và vùng lãnh thổ để khống chế dịch bệnh lây lan do biến thể Delta cho đến khi có ít nhất 70% người từ 16 tuổi trở lên được tiêm chủng. Theo kế hoạch này, Australia sẽ dần mở cửa biên giới quốc tế, vốn đóng từ tháng 3/2020, khi tỷ lệ người tiêm chủng đạt trên 80%. Ngày 5/9, Australia thông báo phát hiện 1.485 ca mới trong cộng đồng tại bang New South Wales, trong khi bang Victoria có 183 ca nmới trong cộng đồng.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại nước láng giềng New Zealand, giới chức thông báo có 20 ca nhiễm trong cộng đồng tại tâm dịch Auckland - thành phố lớn nhất nước này. Mặc dù số ca nhiễm mới đã giảm trong tuần qua, song giới chức y tế New Zealand cảnh báo cần hết sức cảnh giác trước nguy cơ lây nhiễm của biến thể Delta. Chính phủ New Zealand dự kiến sẽ xem xét áp đặt lệnh hạn chế trên toàn quốc vào ngày 6/9 nhằm khống chế hoàn toàn dịch bệnh. Riêng Auckland vẫn đang áp đặt lệnh phong tỏa hoàn toàn cho đến ngày 13/9.
Tại châu Âu, Nga đã ghi nhận thêm 18.645 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc ở nước này lên thành 7.012.599 ca. Ngoài ra, Nga cũng ghi nhận thêm 793 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số ca tử vong tại đây lên thành 187.200 ca. Trước đó một ngày, Nga đã ghi nhận 796 ca, mức cao nhất thế giới trong ngày 4/9. Theo số liệu riêng của Cơ quan thống kê nhà nước Rosstat của Nga, chỉ trong thời gian từ tháng 4/2020-7/2021, nước này đã ghi nhận tới 365.000 ca tử vong do COVID-19 hoặc các nguyên nhân liên quan đến COVID-19.
Chính phủ nhiều quốc gia đã phải thay đổi mục tiêu tiêm vaccine COVID-19 Trong bối cảnh xuất hiện thêm nhiều biến thể mới như Delta và Mu, chính phủ các quốc gia trên khắp thế giới đang chạy đua với thời gian để tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân. Tuy nhiên, tình trạng thiếu vaccine, tâm lý ngần ngại tiêm và nhiều khó khăn khác đã khiến một số quốc gia lỡ mục tiêu tiêm...