Cầm bằng “xấu” thành giáo viên “trắng”
Nếu tốt nghiệp trường sư phạm với tấm bằng “không đẹp”, tương lai những nhà giáo trẻ ấy coi như đã được định đoạt bởi “án tại hồ sơ”.
Thân phận họ như những cánh bèo trôi nổi qua những điểm trường, mà thường là những nơi gian khó nhất…
Sống bằng tiền của… chị
Tốt nghiệp hệ trung cấp của Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Nguyên năm 2010 với tấm bằng loại trung bình, thầy giáo Tô Ngọc Khang (dân tộc Tày) nhận hợp đồng ngắn hạn dạy học ở điểm trường tiểu học Lũng Nà – một trong những điểm khó khăn nhất ở xã biên giới Thượng Hà huyện Bảo Lạc (Cao Bằng). Điểm trường nằm ở độ cao hơn 1.000m, quanh năm mây mù. Phòng học tạm, chơ vơ, không điện, không nước, khó ở lại. Hàng ngày các thầy, cô “tổ lái” 2-3 giờ, vượt hàng chục con dốc đứng đi về, ngày mưa thêm việc quấn xích vào bánh xe mà leo dốc.
Thầy Khang sáng xuất phát ở nhà từ 5 giờ 30, thủ gói mì ăn liền, đến trường nháo nhào ăn rồi tranh thủ đón học sinh. Đi về như thế, mỗi tháng tiền xăng hết 700.000 đồng, góp tiền ăn buổi trưa tại trường 200.000 đồng, thêm tiền điện thoại, sửa xe và tiêu vặt vãnh nữa là vừa hết khoản lương 1,2 triệu đồng. Bố mẹ không còn, anh chỉ có thể dựa vào người chị gái là giáo viên “xịn”. Mỗi tháng chị gái cho thầy Khang thêm 1 triệu đồng để sống, để khỏi phí cái công học, để hy vọng vào một ngày… đẹp trời… biết đâu được thành giáo viên xịn.
Cô Nông Thị Hồng – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thượng Hà cho biết: “Thầy Khang rất hiền, chăm, năng lực cũng khá, hoàn cảnh khổ, ai cũng thương, quí nhưng… chịu”. Mỗi năm, phòng giáo dục tuyển người theo chỉ tiêu, căn cứ vào điểm tốt nghiệp, bất phân có cống hiến hay chưa nên diện như thầy Khang có cố mấy cũng đành chịu. Trường Tiểu học Thượng Hà có 4 giáo viên “trắng” như thầy Khang, mà cô Hồng gọi họ là giáo viên 4 không: Không công đoàn, không bảo hiểm, không xét thi đua và không phải đóng góp gì mỗi khi có công việc.
Cô giáo Tô Thị Cúc và những học sinh mầm non tại bản Cốc Thốc, xã Thượng Hà, huyện Bảo Lạc
Giỏi cũng “ở ngoài”
Cô Tô Thị Cúc (dân tộc Tày) – giáo viên mầm non ở điểm trường Cốc Thốc, xã Thượng Hà cùng cái cảnh như thầy Khang, cũng là giáo viên hợp đồng “trắng”. Cô Cúc tốt nghiệp loại khá, nhưng trường cô có đến 40% tốt nghiệp loại giỏi nên cô cũng đành… ngậm ngùi thua. Tiền vay ngân hàng để đi học đến giờ vẫn còn nợ 5 triệu đồng chưa trả được. Ngày nghỉ, cô về thị trấn phụ bác bán rau, cũng là cách đỡ tiền ăn hai ngày một tuần. Những ngày ở trường cố chi tiêu tằn tiện, miễn là không bị đến mức… hà tiện. Tiêu pha tằn tiện như cô Cúc nhưng 7 tháng làm giáo viên, bố mẹ phải cho thêm khi nhiều, khi ít, cộng lại cũng đến 5 triệu đồng.
“Chỉ có thi tuyển thì số giáo viên đang dạy hợp đồng “trắng” mà có chuyên môn, có tâm huyết với nghề mới có cơ hội vào biên chế.” Bà Nông Thị Loan
Đánh giá năng lực cô Cúc, cô Sinh Thị Hường – Hiệu trưởng Trường Mầm non Thượng Hà nói: “Mới ra trường, đi bản xa, giữ được lớp, các cháu yêu cô giáo, Cúc cũng vào loại cưng cứng”. Hỏi chuyện yêu đương, Cúc lặng lẽ lắc đầu. Năm tới chắc cũng khó vào biên chế được, Cúc đang tính chuyện học liên thông lên cao đẳng. Mục tiêu học cũng chỉ để “đổi màu” cái bằng, băn khoăn nỗi bố mẹ quá nghèo, thêm gần 2 năm học nữa không biết chừng họ sụm lưng.
Được nhắc đến nhiều trong 93 giáo viên hợp đồng “trắng” toàn huyện là cô Bế Ích Hồng (dân tộc Nùng) giáo viên mầm non ở Trường Mầm non xã Bảo Toàn. Cô Hồng thuộc loại “làm gì cũng giỏi” như lời cô giáo Hà Thị Tuyết Mai (hiệu trưởng nhà trường) đánh giá.
Cô Hồng tốt nghiệp cũng loại khá, qua 2 năm hợp đồng “trắng”, đợt thi giáo viên giỏi cấp trường vừa qua cô xếp thứ 2/8 giáo viên giỏi. Cảnh sống của cô Hồng, giống cô Cúc, cũng luôn ở cái mức cố để không rơi vào chữ… hà tiện. Từ nơi ở đến điểm trường ở bản Khuổi Pết, cô Hồng phải qua 11km đường dốc. Chị em trong trường nhiều khi thấy xe máy cô gần hết xăng là lại “mượn” rồi trả xe cho cô với bình xăng đầy, giúp nhau cũng phải lặng lẽ thế kẻo cô tủi.
Hai năm giáo viên “trắng”, bòn thêm của bố mẹ đến hơn 20 triệu đồng, năm nay liệu đơn của Hồng có đến lượt? Mỗi năm một khó, lớp sau rút kinh nghiệm của các anh, chị mà cố lo cho “đẹp” cái bằng. Hỏi cô Hồng mơ ước gì cho ngày mai, không ngờ cô bật khóc: “Ước mơ, chúng em không dám, chỉ mong có kỳ thi tuyển để cạnh tranh lành mạnh, dẫu có trượt cũng cam lòng”.
Bà Nông Thị Loan – Trưởng phòng Giáo dục huyện Bảo Lạc thẳng thắn thừa nhận: “Rất nhiều người trong số giáo viên “trắng” này có trình độ chuyên môn rất tốt, thậm chí tốt hơn cả một số giáo viên mới được tuyển vào biên chế… Nhưng do cơ chế tuyển dụng của tỉnh là chỉ xét tuyển qua điểm tại hồ sơ nên họ khó có cơ hội trúng tuyển. Theo tôi, tỉnh nên chuyển sang cơ chế thi tuyển thì tốt hơn”.
Theo DV
Giáo viên phấp phỏng lo mất việc vì bằng tại chức
Hơn 30 giáo viên tiếng Anh tiểu học ở thành phố Nam Định đang bị "dọa" cho thôi việc vì bằng tại chức, hầu hết trong số đó đã học liên thông đại học và chuẩn hóa đại học chính quy.
Một giáo viên tiếng Anh (xin được giấu tên) đang công tác tại trường Tiểu học Nguyễn Trãi (TP Nam Định) chia sẻ, năm 1996, Sở GD&ĐT Nam Định liên kết với Viện ĐH Mở Hà Nội mở lớp Cao đẳng Anh văn cấp bằng chính quy. Chị hào hứng theo học.
Đây là khóa học tập trung 6 ngày/tuần, mỗi năm học 11 tháng (nghỉ hè 1 tháng). Nhưng phải đến khi gần tốt nghiệp các sinh viên mới biết bằng mình được nhận không phải chính quy mà là tại chức. Tuy nhiên, lúc này giáo viên tiếng Anh tiểu học đang rất cần nên đa số sau tốt nghiệp đều được đi dạy với hợp đồng 3 tháng.
"Đã hơn chục năm giảng dạy nhưng chúng tôi vẫn là giáo viên hợp đồng, cứ 3 tháng lại tái ký một lần. Tiền lương nhận được thì rất bèo bọt, 300.000 đồng một tháng năm 2009 và 700.000 đồng năm 2010. Tiền này được lấy từ quỹ lương do phụ huynh học sinh đóng góp (10.000 đồng mỗi cháu một tháng)", nữ giáo viên nói và cho hay, năm học này chưa được ký hợp đồng và cũng chưa biết lương được nhận bao nhiêu.
Hơn 10 năm gắn bó với nghề, nhiều giáo viên tiếng Anh tiểu học ở TP Nam Định đang bị dọa mất việc vì bằng tại chức. Ảnh minh họa: Hoàng Thùy.
Chị cũng tâm sự, tiền lương tháng ít ỏi nhưng các chị phải tự đóng bảo hiểm và khoảng 2, 3 tháng mới được nhận một lần. Sau khi trừ các khoản thì còn lại chẳng đáng là bao. Để đảm bảo cuộc sống, chị phải đi làm gia sư, một vài giáo viên khác thì xin làm cấp dưỡng, công nhân hay đi chợ buôn bán...
Nghĩ rằng mình cố gắng thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn, chị và nhiều đồng nghiệp cùng cảnh đã học thêm 2 năm tại chức ngành tiếng Anh sư phạm tại ĐH Ngoại ngữ Hà Nội. Sau đó nhiều người học thêm lớp chuẩn hóa 8-10 tháng để có Chứng nhận bổ túc kiến thức đạt trình độ đại học chính quy.
"Thế mà giờ lại nghe thông tin sắp mất việc vì bằng tại chức khiến chúng tôi lo đến mất ăn mất ngủ. Nếu không nhận chúng tôi thì ngành giáo dục nói không từ đầu, giờ đã hơn 10 năm làm giáo viên, bắt chúng tôi bỏ dạy thì làm việc gì để sống. Tuổi cao, xin vào các công ty không ai nhận, mà ra chợ bán hàng thì bôi bác cho ngành giáo viên quá", nữ giáo viên bày tỏ.
Cùng chung tâm trạng, chị Kim Hoa (giáo viên trường Tiểu học Nguyễn Trãi) cho biết, nhà trường chưa có thông báo chính thức cho nghỉ việc, nhưng đã bóng gió sau cuộc họp với ủy ban. Nguyên nhân mà mọi người được biết là UBND tỉnh không cho thu tiền Tin học và tiếng Anh (đồng nghĩa với không có khoản thu để trả lương cho các chị), còn Sở Nội vụ thì không đồng ý nhận người có bằng dân lập, tại chức.
Chị Hoa cho biết, những năm qua, dù cố gắng đi học nâng cao, chuẩn hóa đại học chị vẫn chỉ được ký hợp đồng 3 tháng với tiền lương vài trăm nghìn, trong khi đó bạn bè chị trong biên chế nhận được khoảng 2 triệu đồng mỗi tháng.
"Đại học Ngoại ngữ đã công nhận chúng tôi đạt chuẩn đại học chính quy, thế mà bây giờ thành phố lại dọa đuổi vì bằng tại chức. Bảo hiểm xã hội đã đóng được vài năm, rồi chúng tôi biết làm gì để sống", chị Hoa than thở.
Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc Sở Giáo dục Nam Định cho biết, về việc hơn 30 giáo viên có thể mất việc ông đã nắm được. Tuy nhiên, hệ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở được tỉnh phân cấp cho các huyện, nên việc điều động, đề bạt, luân chuyển cán bộ là do cấp huyện quản lý.
Trước đó, trong đợt thi công chức diễn ra vào ngày 16-17/10, tỉnh Nam Định đã loại những người tốt nghiệp trường dân lập ra khỏi danh sách được dự thi. Ông Trần Tất Tiệp, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh cho hay, ở những vị trí này cần tuyển người giỏi, còn những người học dân lập chưa tạo được lòng tin.
Hoàng Thùy
Theo vnexpress
Giáo viên đi... cày! Gần phân nửa thầy cô ở vùng cao là giáo viên hợp đồng, lương chỉ 900.000 đến 1 triệu đồng/tháng. Vì vậy, ngoài giờ lên lớp, họ phải làm thêm đủ thứ việc như cày ruộng, hái măng... để có thêm thu nhập. "Sinh con được ba tháng là em phải gửi con cho mẹ rồi lên đây ngay. Đêm đêm ngực đau...



Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Cuộc sống viên mãn của NSND Thu Hiền
Sao việt
14:53:11 23/02/2025
Tác động của việc chấm dứt xung đột Nga - Ukraine với kinh tế châu Âu
Thế giới
14:28:55 23/02/2025
Tử vi cung hoàng đạo Thiên Bình năm 2025: Thời điểm tỏa sáng, gặt hái bội thu
Trắc nghiệm
14:15:02 23/02/2025
Vượt hơn 100.000 hồ sơ, cô giáo Ninh Bình ẵm học bổng "khó nhằn" nhất thế giới
Netizen
14:06:21 23/02/2025
Công bố thời khắc hấp hối của Từ Hy Viên, minh tinh nắm chặt tay 1 người không buông
Sao châu á
13:48:51 23/02/2025
Mbappe vượt xa Ronaldo, Casemiro tin sẽ sánh ngang Messi và đồng đội cũ
Sao thể thao
13:45:15 23/02/2025
Luật sư của Sean "Diddy" Combs nghỉ việc
Sao âu mỹ
13:27:50 23/02/2025
Sinh viên năm thứ 4 hối hận vì ăn chơi nợ nần dẫn đến đi cướp
Pháp luật
12:49:49 23/02/2025
Ngày càng có nhiều người theo đuổi "làm việc nhà kiểu lười": Chỉ khi trải nghiệm bạn mới biết nó thú vị thế nào!
Sáng tạo
11:37:07 23/02/2025
Người đàn ông bỏ việc đi khắp nơi chụp ảnh chó
Lạ vui
11:06:14 23/02/2025