California phong tỏa hơn 20 triệu người
Giới chức California áp lệnh phong tỏa nghiêm ngặt ở khu vực phía nam bang trong bối cảnh bệnh viện đối mặt nguy cơ quá tải vì Covid-19.
Lệnh phong tỏa miền nam California có hiệu lực từ 0h ngày 7/12 (15h giờ Hà Nội), trong đó phần lớn công sở phải đóng cửa và công dân ở các hộ gia đình khác nhau sẽ không được tụ tập. Quán bar và dịch vụ chăm sóc cá nhân như tiệm làm tóc phải đóng cửa, trong khi nhà hàng chỉ được bán đồ cho khách mang đi hoặc giao hàng tận nhà.
Bên ngoài một hộp đêm bị đóng cửa tại hạt Los Angeles, nam California, hôm 6/12. Ảnh: AFP .
“Chúng ta đang ở thời điểm bước ngoặt trong cuộc chiến chống nCoV và phải hành động quyết liệt nhằm ngăn hệ thống bệnh viện quá tải trong những tuần tới. Biện pháp ở nhà khi số giường chăm sóc đặc biệt (ICU) còn trống giảm xuống dưới 15% sẽ giúp làm phẳng đường cong giống trước đây và hạn chế gánh nặng cho hệ thống chăm sóc y tế”, Thống đốc California Gavin Newsom nói tối 6/12.
Sở Y tế Công cộng California trước đó cho biết số giường ICU trống tại miền nam California và thung lũng San Joaquin đã giảm xuống dưới mức 15%. “Lệnh phong tỏa sẽ có hiệu lực trong ít nhất 3 tuần”, cơ quan này ra thông cáo cho hay.
Video đang HOT
Lệnh phong tỏa được đánh giá là nghiêm ngặt, nhưng vẫn không bằng biện pháp giãn cách xã hội hồi tháng 3 khi giới chức cấm phần lớn hoạt động ngoài trời, trong đó người dân không được ngồi ghế công cộng hay đi bộ.
California đang trải qua đợt bùng phát dịch thứ ba với số ca nhiễm mới và tử vong mỗi ngày tăng kỷ lục. Số người chết trong hai ngày cuối tuần trước là 113, so với 14 ca/ngày hồi đầu tháng 11, trong khi số ca nhiễm mới chỉ trong ngày 5/12 là 30.075. Bang đã ghi nhận tổng cộng hơn 1,3 triệu ca nhiễm và gần 20.000 người chết.
Hoạt động đi lại không thiết yếu bị giới hạn trên toàn bang, khách sạn không được tiếp khách du lịch. Các công sở phải đóng cửa, trừ những lĩnh vực cơ sở hạ tầng thiết yếu không phù hợp với làm việc từ xa. Chỉ những trường học có giấy phép đặc biệt mới được mở cửa.
Thống đốc Newsom cho biết sẽ có những động thái hỗ trợ tài chính và giảm thuế cho các doanh nghiệp nhỏ chịu ảnh hưởng nặng bởi lệnh phong tỏa.
Mỹ hiện là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 15 triệu ca nhiễm nCoV, trong đó gần 289.000 người đã chết. Vài ngày qua, số ca nhiễm và ca tử vong trong 24 giờ liên tục cao kỷ lục. Chỉ trong tháng 11, hơn 37.000 người tại Mỹ đã chết vì Covid-19.
Chính quyền Trump từ chối yêu cầu hỗ trợ cháy rừng ở California
Chính quyền Trump từ chối yêu cầu của California về việc tuyên bố tình trạng thảm họa cho 6 vụ cháy rừng thiêu rụi hàng nghìn mẫu trên khắp bang.
"Đề nghị để tổng thống tuyên bố tình trạng thảm họa đối với các đám cháy đầu tháng 9 đã bị chính quyền liên bang từ chối", Brian Ferguson, người phát ngôn Văn phòng Thống đốc về Dịch vụ Khẩn cấp tại California hôm 15/10 cho hay. Bang có kế hoạch kháng cáo quyết định này.
Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang hiện chưa bình luận về thông tin trên.
Việc bác bỏ diễn ra sau khi Thống đốc California Gavin Newsom đề nghị chính phủ liên bang hỗ trợ tài chính trong bức thư ngày 28/9 gửi chính quyền Tổng thống Donald Trump nêu rõ tác động tài chính của các vụ cháy rừng.
Một đám cháy rừng ở Calistoga, bang California đầu tháng này. Ảnh: AFP.
Newsom ước tính thiệt hại cơ sở hạ tầng vượt quá 229 triệu USD và khẳng định "sự hỗ trợ của liên bang rất quan trọng để phục hồi kinh tế, vật chất cho California và các cộng đồng thuộc bang này". "Thời gian phục hồi của California và các cộng đồng càng lâu thì tác động kinh tế càng nghiêm trọng, tàn phá và không thể đảo ngược", Newsom viết.
Các đám cháy được bao gồm trong yêu cầu tuyên bố thảm họa là đám cháy Creek Fire, được xem là vụ cháy rừng lớn nhất trong lịch sử bang, đã thiêu rụi gần 140.000 ha rừng tại các hạt Fresno và Madera; đám cháy Bobcat thiêu rụi gần 47.000 ha rừng ở hạt Los Angeles; và El Dorado, đám cháy bắt nguồn từ bữa tiệc công bố giới tính thai nhi ở hạt San Bernardino.
Ba đám cháy rừng khác là đám cháy Valley ở hạt San Diego, đám cháy Oak ở hạt Mendocino và đám cháy Slater ở hạt Siskiyou.
Kể từ đầu mùa cháy rừng năm nay, hơn 8.500 đám cháy đã thiêu rụi gần 1,7 triệu ha rừng trên khắp bang California, khiến 31 người chết và hơn 9.200 công trình kiến trúc bị phá hủy.
Trong chuyến thăm California tháng trước, Trump phủ nhận ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng khí hậu đối với cháy rừng tại bang này. Thay vào đó, ông tiếp tục nhấn mạnh sự cần thiết của việc quản lý rừng tốt hơn để dọn sạch những cây chết có thể làm nhiên liệu cho đám cháy.
Khi Wade Crowfoot, người đứng đầu Cơ quan Tài nguyên Thiên nhiên California, cảnh báo sự nguy hiểm của việc phớt lờ khoa học và đổ lý do cho việc quản lý thảm thực vật, Trump đáp lại bằng cách nói với Crowfoot: "Sẽ bắt đầu trở nên mát mẻ hơn, ông cứ chờ mà xem".
"Tôi ước gì khoa học đồng ý với ngài", Crowfoot nói.
Mỹ điều tra lại hai vụ người da màu treo cổ Giới chức liên bang Mỹ sẽ xem xét lại cuộc điều tra của cảnh sát địa phương về cái chết của hai người da màu do treo cổ ở Nam California. Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), văn phòng trưởng công tố viên Mỹ tại miền trung California và Ban Dân quyền thuộc Bộ Tư pháp Mỹ đang giám sát cuộc điều...