Cải tạo căn nhà cũ thiếu ánh sáng thành không gian đẹp như mơ
The Coong house là dự án cải tạo không gian sống cho một gia đình nhỏ ở TP Hà Tĩnh.
Không gian sống của ngôi nhà cũ gặp nhiều vấn đề về công năng sử dụng, đặc biệt ánh sáng và độ thông thoáng là không có. Do đó, khi thiết kế ngôi nhà, KTS phải giải quyết vấn đề thông thoáng cho các không gian ở tầng một, xây mới tầng hai và ba dựa trên hệ khung có sẵn với mức chi phí hợp lý.
KTS Dom architect Studio đã đưa ra giải pháp tổ chức lại các trục giao thông theo chiều ngang để thuận tiện và đơn giản hơn so với các trục giao thông cũ. Trục giao thông đứng cũng được đổi vị trí và chuyển tiếp linh hoạt giữa các tầng tạo ra nhiều góc nhìn mới mẻ hơn.
KTS bỏ một vài diện tích sàn bê tông không cần thiết để đưa vào các khoảng trống, các khoảng vườn nhỏ. Giải pháp này giúp các không gian xoay quanh được thông thoáng hơn. Hệ cửa mở ra các khoảng vườn được thiết kế chi tiết đóng mở linh hoạt, tạo nên những pattern (mô hình) thú vị, nhẹ nhàng và tiết kiệm chi phí hoàn thiện hơn.
Hiện trạng của ngôi nhà cũ thiếu ánh sáng và không có độ thông thoáng.
Sau cải tạo ngôi nhà lột xác bất ngờ, ngôi nhà mới hiện đại, sang trọng và cách bố trí công năng sử dụng trong nhà hợp lý hơn.
Trong đó, KTS lồng ghép các mảng xanh vào nhiều không gian trống trong và ngoài nhà.
Sự lồng ghép cây xanh này giúp không gian thêm phần thanh bình và thoáng mát, các con của gia đình có nơi vui chơi thậm chí cắm trại trên mảnh sân vườn phía trước.
Cây tre thân quen cũng được đưa vào phần cổng của công trình.
Trục giao thông trong nhà được KTS tổ chức theo chiều ngang của các không gian phòng khách, bếp và khu vực bàn ăn.
Không gian phòng khách – bếp – ăn liên thông với nhau, không gian này đủ sáng nhờ thiết kế thông tầng.
Video đang HOT
Một vài bức tường gạch đất nung cùng bê tông trần được sử dụng mang đến sự gần gũi, mộc mạc.
Hệ cửa mở ra các khoảng vườn được thiết kế chi tiết đóng mở linh hoạt, tạo nên những “pattern” thú vị, nhẹ nhàng và tiết kiệm chi phí hoàn thiện.
Hệ tủ khu vực bếp âm tường giúp tối đa diện tích không gian và góp phần cho không gian sống tiện nghi hơn.
Cầu thang được nâng lên một cấp độ.
Khoảng thông tầng mở ra không gian có tầm nhìn lớn, các không gian nối kết với nhau.
Không gian ở tầng hai rộng thoáng, chủ nhà kết hợp phòng gym ở tầng này.
Những hệ cửa mở ra các khoảng vườn cũng được thiết kế ở tầng hai để lấy nguồn gió tự nhiên vào nhà.
Tầng ba là không gian thờ cúng của gia đình.
KTS tối giản nội thất ở không gian tầng ba.
Phỏng ngủ với lối bài trí đơn giản, tiết giảm các chi tiết về nội thất và chú trọng vào công năng sử dụng.
Phòng thay đồ bằng gỗ được thiết kế bên cạnh khu vực phòng ngủ.
Ảnh: HOÀNG LÊ
Ngôi nhà gạch mộc chống được lũ của 1 nhiếp ảnh gia
Cao độ của ngôi nhà được KTS nghiên cứu kĩ lưỡng để khắc phục tình trạng ngập lụt diễn ra thường xuyên ở TP Hà Tĩnh.
The Tiamo house là công trình nhà ở trên diện tích khu đất rộng 200 m ở trung tâm TP Hà Tĩnh. Ngôi nhà được thiết kế theo yêu cầu của một nhiếp ảnh gia, gia đình gồm bốn thành viên: hai vợ chồng và hai cậu con trai nhỏ.
Nhiếp ảnh gia muốn xây dựng ngôi nhà theo kiểu không gian hướng nội, thu mình vào bên trong giữ khoảng cách với bên ngoài nhưng gần gũi với thiên nhiên. Ngoài ra, chủ nhà yêu cầu giữ lại một vài cây xanh tồn tại trên khu đất từ rất lâu và đây cũng là nhiệm vụ quan trọng đối với KTS Dom architect studio.
The Tiamo house tọa lạc ở TP Hà Tĩnh.
Cách thiết kế và xây dựng ngôi nhà khác biệt so với những công trình nhà phố bên cạnh.
Mặt tiền công trình KTS sử dụng hoàn toàn bằng loại gạch mộc.
Từng viên gạch màu đỏ được sắp xếp tỉ mỉ, tạo điểm nhấn và độ thông thoáng ở khu mặt tiền nhà.
KTS thiết kế không gian gồm nhiều lớp. Lớp thứ nhất là không gian phụ trợ như gara, sân vườn nhỏ phía trước.
Từ đó, KTS Dom architect Studio nảy ra một ý tưởng về không gian nhiều lớp, dàn trải dần hình thành chiều sâu về không gian cho ngôi nhà.
Toàn bộ không gian sinh hoạt chính được mở ra thiên nhiên thông qua các khoảng hiên dài, nhờ vậy mà ánh sáng tự nhiên gián tiếp đi vào không gian cũng vừa phải và dễ chịu hơn.
Ở tầng hai được thiết kế đơn giản gồm khối ngủ và khối không gian phụ trợ, tối ưu về diện tích sử dụng.
Lớp thứ hai ở tầng một, là không gian sinh hoạt chính của ngôi nhà bao gồm phòng khách, bếp...
Không gian phòng khách mở ra thiên nhiên bên ngoài với tủ, bàn, ghế sử dụng vật liệu bằng gỗ.
Hệ tủ phòng khách dường như kéo dài qua khu vực bếp với thiết kế hiện đại, đầy đủ công năng.
Một không trống KTS tận dụng bổ sung thêm cây xanh cho ngôi nhà.
Không gian sinh hoạt chung được bảo vệ bởi lớp kính.
Cao độ của ngôi nhà được nghiên cứu để khắc phục tình trạng ngập lụt diễn ra thường xuyên hơn ở thành phố. Không gian gara, sân vườn phía trước được nâng lên vừa đủ để thuận tiện cho việc tiếp cận.
Một cầu thang ít bậc chuyển tiếp lên cao độ cao hơn của không gian chính, giải pháp này giúp cho toàn bộ không gian sinh hoạt chính an toàn trong mùa mưa nhưng vẫn hài hòa giữa trong và ngoài của ngôi nhà.
KTS thiết kế một cầu thang ít bậc giúp chuyển tiếp lên cao độ cao hơn không gian chính.
Cầu thang chuyển tiếp lên tầng hai có bậc thang làm bằng gỗ và lan can sắt.
Không gian tầng hai gồm khối ngủ và khối không gian phụ trợ, tối ưu về diện tích sử dụng.
Lớp thứ ba là mái hiên bằng ngói đỏ đủ dài che chở cho ngôi nhà.
Vườn cây và hồ nước phía sau giúp điều hòa không khí bên ngoài lẫn bên trong nhà.
Khi nắng lên, KTS thiết kế tấm màn để che nắng hắt vào không gian bên trong.
Phòng vệ sinh được bao phủ bởi lớp đá mài.
Ảnh; HOÀNG LÊ
Tư vấn phong thủy: Để chung - riêng giảm va chạm Cách ly, phong tỏa, ai ở yên dấy... là chủ trương cấp thiết trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp hiện nay. Từ cấp độ quản lý chung, đến mức độ giao tiếp riêng, có thể thấy việc giãn cách xã hội để phòng chống dịch bệnh có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi người, mọi nhà. Xét ở khía cạnh...