Cái kết của dự án chip tiềm năng nhất Trung Quốc: Từ giấc mơ nay đã thành cơn ác mộng
HSMC từng đặt mục tiêu thách thức nhà vô địch của thị trường chip Trung Quốc SMIC, nhưng ba năm sau khi chính thức được công bố, dự án đã bên bờ vực sụp đổ.
Khi Cao Shan hứa rằng ông có thể xây dựng một nhà máy chip để thách thức “đương kim vô địch” trên thị trường chip của Trung Quốc, Tập đoàn Quốc tế Sản xuất Chất bán dẫn (SMIC) có trụ sở tại Thượng Hải, chính quyền địa phương của thành phố Vũ Hán đã nhanh chóng vào cuộc.
Những lời hứa về sự vinh quang của chất bán dẫn đã trở thành thứ âm nhạc lảnh lót khi truyền đến tai của các nhà chức trách địa phương, những người đang cố gắng khẳng định vị thế cao trong ngành sản xuất chất bán dẫn đang phát triển cực mạnh của Trung Quốc. Tuy nhiên, giấc mơ giành vị trí số một của họ, trong 12 tháng qua, đã biến thành “cơn ác mộng” với những lời hứa không được thực hiện.
Tới thăm khuôn viên Hongxin Semiconductor Manufacturing Co (HSMC) ở Vũ Hán vào một buổi chiều thứ Sáu đầy mưa gió trong tháng này, mọi thứ hiển hiện chỉ là sự trống rỗng và im ắng. Mọi thứ khác biệt hoàn toàn so với thời điểm trước đại dịch COVID-19, vào khoảng cuối năm 2019. Một cựu nhân viên HSMC miêu tả lại khung cảnh khi đó rằng : “Đường phố rất đông đúc, đủ loại quầy hàng ăn uống và tất cả các chỗ đậu xe đều chật kín chỗ” .
Nhưng không phải là đại dịch đã giết chết HSMC, công ty từng được coi là ngôi sao đang lên trong ngành sản xuất chip của Trung Quốc. Dự án này được động thổ tại thủ phủ tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc vào đầu năm 2018. Những người ủng hộ khoe rằng nhà máy hoàn thiện sẽ sản xuất 30.000 tấm wafer mỗi tháng, sử dụng công nghệ 14 nanomet tiên tiến cho những con chip được sử dụng trong điện thoại thông minh và ô tô thông minh, theo một phiên bản được lưu trong bộ nhớ cache của trang web của công ty, hiện không hoạt động.
Nhưng ba năm sau khi ra đời, niềm tự hào chuyển thành sự bẽ bàng khi toàn bộ dự án được tiết lộ là được xây dựng trên những lời hứa đầy thất bại, và đây là vụ bê bối mới nhất trong một chuỗi các vụ bê bối dọc theo con đường dài tìm tòi khẳng định quyền tự chủ chip của Trung Quốc.
Khuôn viên trống rỗng của Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Hongxin (HSMC) ở Vũ Hán vào ngày 6/3/2021.
Cao và các giám đốc điều hành cấp cao khác của HSMC kể từ đó đã biến mất. Dự án chưa sản xuất được một con chip nào mặc dù đã được đầu tư tới ba năm. Trong chuyến thăm mới nhất tới địa điểm, thứ còn lại chỉ là những tòa nhà chưa hoàn thành với gạch và các thanh thép trần, cũng như những ngôi nhà tiền chế cho công nhân và những con đường nhựa rộng nhưng trống trải. Những người duy nhất có thể nhìn thấy là một số cựu nhân viên đang tìm kiếm tiền bồi thường sau một kế hoạch sa thải đột ngột được công bố.
Một kỹ sư của HSMC ở độ tuổi 20, mặc áo hoodie trắng và áo khoác xám, người từ chối nêu tên vì đã ký thỏa thuận không tiết lộ, nói rằng anh ta gia nhập công ty vào năm 2019 và nghĩ rằng đây có thể là một dự án tiềm năng.
“Thứ duy nhất chúng tôi thiếu là tiền. Đó là một đội thực sự tốt. Nếu các nhà đầu tư có thể cung cấp cho chúng tôi thiết bị sản xuất, tôi nghĩ rằng chúng tôi có thể đã bắt đầu sản xuất ngay bây giờ” , anh nói.
Nhưng việc xây dựng một tấm wafer tiên tiến thuộc loại mà HSMC dự kiến sản xuất đòi hỏi hàng tỷ USD, một lực lượng lao động có tay nghề cao và nhiều tháng tinh chỉnh quy trình chế tạo chip phức tạp, trước khi có thể đạt được sản lượng. Theo báo cáo của chính quyền địa phương được công bố vào tháng 7 năm ngoái, nhà máy giai đoạn một của HSMC, rộng hơn 390.000 m2, đã hoàn thành một phần nhưng cần thêm vốn và việc xây dựng cơ sở giai đoạn hai của nó chưa được khởi động. Kết quả là công ty đã không thể xin tài trợ của chính phủ trung ương.
Tất cả hy vọng rằng cơ sở vẫn có thể tiếp tục hoạt động đã tan thành mây khói sau khi hơn 240 nhân viên của HSMC, bao gồm cả viên kỹ sư mặc áo hoodie, đã yêu cầu từ chức trước ngày 5/3 vừa qua.
Một thông báo nội bộ được công ty đăng vào ngày 26/2/2021 cho biết họ “không có kế hoạch tiếp tục công việc và sản xuất”.
Các kỹ sư làm việc tại Xinguan Technology, một cơ sở bán dẫn ở Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, đông bắc Trung Quốc, ngày 1/4/2019.
Video đang HOT
Sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi nước này giảm phụ thuộc vào các linh kiện công nghệ cao nhập khẩu, đặc biệt là chất bán dẫn, chính quyền trung ương đã đưa ra các chính sách hỗ trợ, từ giảm thuế đến trợ cấp tài chính, cho các dự án chip mới. Ngoài ra, chính quyền các thành phố trên khắp đất nước cũng vội vã bắt đầu các dự án bán dẫn của riêng họ mặc dù nhiều người còn thiếu kinh nghiệm.
“Một số chính quyền địa phương háo hức khởi động các dự án công nghệ cao thiếu kinh nghiệm liên quan và hiểu biết rõ ràng về rủi ro của dự án” , Liu Yushi, nhà phân tích cấp cao của công ty nghiên cứu CINNO có trụ sở tại Thượng Hải, cho biết. “Họ chỉ đơn giản là sử dụng các khoản trợ cấp hào phóng và lượng vốn lớn để thu hút các dự án. Họ nên hiểu biết sâu sắc hơn về các ngành có liên quan “.
Vũ Hán, nơi dịch bệnh COVID-19 xuất hiện lần đầu ở Trung Quốc, là một thành phố công nghiệp nổi tiếng với các ngành công nghiệp thép, chất bán dẫn và ô tô. Thành phố này có trụ sở của Công ty sản xuất chất bán dẫn Wuhan Xinxin, nhà sản xuất chip nhớ Yangtze Memory Technologies Co, và một chi nhánh của nhà sản xuất tấm nền màn hình BOE Technology Group.
Theo các nhà phân tích, sự thất bại của HSMC là một bước thụt lùi nhưng nó sẽ không ngăn cản việc Trung Quốc thúc đẩy khả năng tự cung cấp chip. Bắc Kinh đã nhắc lại mục tiêu trở thành quốc gia tự cung cấp công nghệ trong kế hoạch 5 năm mới nhất cho giai đoạn 2021-2025.
Roger Sheng, nhà phân tích chất bán dẫn tại công ty nghiên cứu Gartner, cho biết: “Có rất nhiều tiền sẵn sàng đầu tư vào chất bán dẫn ở Trung Quốc, nhưng liệu nó có thể được tận dụng tốt nhất hoặc được đầu tư hiệu quả hay không, là một câu hỏi lớn.”
Năm 2014, chính quyền trung ương nước này đã thành lập Quỹ đầu tư công nghiệp vi mạch quốc gia, được gọi là Big Fund. Quỹ này đã hoàn thành hai vòng tài trợ và huy động vốn lần lượt là 138,7 tỷ nhân dân tệ và 204,1 tỷ nhân dân tệ. Các chính quyền địa phương ở Trung Quốc, bao gồm Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Đông, Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Giang Tô và Phúc Kiến, cũng đã cung cấp các quỹ hướng dẫn với tổng trị giá hơn 300 tỷ nhân dân tệ để hỗ trợ các ngành công nghiệp bán dẫn của riêng họ, theo báo cáo công khai. Bên cạnh đó là sự tồn tại của Star Market, một kênh tài trợ “kiểu Nasdaq” cho ngành công nghiệp chip, với lượng vốn đặc biệt lớn thu hút từ thị trường tư nhân.
“Tôi gọi đó là vấn đề về động cơ và hộp số”, Warren Zhou Hualin, giám đốc đầu tư cấp cao của công ty đầu tư mạo hiểm Decent Capital, cho biết. “Kể từ năm 2018, các khoản đầu tư quy mô lớn vào ngành đã cung cấp đủ năng lượng cho động cơ, nhưng hộp số của chúng tôi không đủ tốt… và Trung Quốc đang dần điều chỉnh nó”.
Được công bố lần đầu vào tháng 11/2017 như một phần trong kế hoạch đầu tư của chính quyền địa phương, cơ sở của HSMC sẽ tạo ra 50.000 việc làm trực tiếp hoặc gián tiếp và đạt sản lượng hàng năm 60 tỷ nhân dân tệ (khoảng 9,25 tỷ USD) khi hoạt động hết công suất, theo chính quyền địa phương cho biết vào thời điểm đó.
Chính quyền quận Dongxihu đã đầu tư 200 triệu nhân dân tệ ban đầu vào HSMC, nhưng chủ sở hữu của nó – một công ty có trụ sở tại Bắc Kinh – vẫn chưa thực hiện cam kết rót vốn 1,8 tỷ nhân dân tệ vào dự án, theo hồ sơ của công ty này.
Những vết nứt đầu tiên xuất hiện vào năm 2019 khi một tòa án ở Vũ Hán yêu cầu HSMC sử dụng 220.000 m2 đất đã được chỉ định cho dự án giai đoạn hai trong 3 năm. Nó theo sau đơn khiếu nại của một nhà thầu xây dựng cho biết công ty chip và nhà thầu chính của nó vẫn nợ họ hàng triệu nhân dân tệ cho giai đoạn đầu xây dựng.
Bất chấp điều đó, các nhà lãnh đạo của HSMC đã tổ chức một sự kiện nổi tiếng vào tháng 12/2019 để kỷ niệm việc mua thiết bị cao cấp đầu tiên của mình: Một hệ thống in thạch bản từ ASML, công ty Hà Lan chuyên sản xuất những chiếc máy đắt tiền sử dụng bước sóng ánh sáng để in các mẫu mạch lên tấm silicon. Nhưng ban lãnh đạo HSMC đã nhanh chóng cầm cố hệ thống mới làm tài sản thế chấp để vay hơn 500 triệu nhân dân tệ từ một ngân hàng địa phương.
HSMC cũng ghi dấu với một “cuộc đảo chính” khác vào năm 2019 khi tuyển dụng cựu chuyên gia trong ngành công nghiệp là Chiang Shang-yi làm giám đốc điều hành. Điều đó đã mang lại uy tín ngay lập tức cho dự án, vì Chiang từng là giám đốc R&D tại Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan (TSMC), xưởng đúc chip lớn nhất thế giới. Hai cựu kỹ sư của HSMC nói rằng họ đồng ý gia nhập công ty chủ yếu vì sự tham gia của Chiang, nhưng nhanh chóng cảm thấy có điều gì đó không ổn sau khi họ nghe tin đồn về vấn đề tài trợ.
Giám đốc điều hành của HSMC, Chiang Shang-yi, từ chức vào tháng 6/2020, gọi kinh nghiệm của ông tại công ty này là một ‘cơn ác mộng’.
“Nhìn bề ngoài, tất cả đều có vẻ ổn. Trước khi đại dịch xảy ra, hơn 2.000 công nhân ra vào mỗi ngày để xây dựng các tấm wafer và mọi thứ đều hoạt động bình thường. Có người ở khắp mọi nơi”, một trong những kỹ sư chia sẻ.
Ngay cả sau khi dịch COVID-19 bùng phát, HSMC vẫn tiếp tục trả lương cho nhân viên trong khi các công ty khác trong thành phố đang sa thải người và cắt lương trong thời gian thành phố đóng cửa hoàn toàn từ cuối tháng Giêng đến đầu tháng Tư.
Nhưng một trở ngại lớn đã xảy ra vào tháng 6 khi Chiang đột ngột tuyên bố sẽ rời đi. Sau đó, ông chia sẻ trong một tin nhắn bằng văn bản rằng trải nghiệm của ông tại HSMC là một “cơn ác mộng” và ông không biết về mức độ khó khăn tài chính của nó cho đến khi chính quyền địa phương tiết lộ vấn đề trong báo cáo tháng 7/2020.
Nhưng các kỹ sư của HSMC nói rằng bất chấp những tin đồn và tin tức trên báo chí về vấn đề tài trợ, công ty này vẫn tuyển dụng nhân viên kỹ thuật vào tháng 5 và tháng 6 với số lượng nhân viên đạt mức cao nhất là hơn 400 người vào khoảng thời gian đó. Bản thân vị kỹ sư này đã bận rộn suốt đến tháng 9 năm ngoái, với việc liên lạc với các nhà cung cấp thiết bị ở Mỹ, Nhật Bản và Singapore.
Nhưng vào tháng 12, dự án HSMC đã được chính quyền thành phố Vũ Hán tiếp quản và họ đã đưa một nhóm quản lý mới vào. Một cựu nhân viên cho biết những người mới không có tiếng tăm gì trong ngành bán dẫn.
HSMC có thể là một thất bại ở tầm cao, nhưng nó không phải là trường hợp đầu tiên về một dự án bán dẫn được lên kế hoạch kém ở Trung Quốc. Đầu năm ngoái, một nhà máy trị giá 100 triệu USD do công ty đúc chip GlobalFoundries của Mỹ và chính quyền thành phố Thành Đô thành lập đã ngừng hoạt động sau khi không hoạt động trong gần hai năm
Ở miền đông của Trung Quốc, một dự án chip trị giá 3 tỷ USD do chính phủ hỗ trợ bởi Tacoma Nanjing Semiconductor Technology cũng đã phá sản vào tháng 7 sau khi không thu hút được các nhà đầu tư.
Tỷ lệ vốn đầu tư đổ vào lĩnh vực chip chiếm đa số ở Trung Quốc trong năm 2020.
Sau khi hơn 10 dự án bán dẫn cao cấp, do chính phủ Trung Quốc tài trợ được báo cáo là đã phá sản trong hai năm qua, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC) vào tháng 10 năm ngoái cho biết Bắc Kinh sẽ tăng cường giám sát những nhân tố mới tham gia vào ngành công nghiệp “hỗn loạn” này.
Bởi trước đó, công ty nghiên cứu Icwise đã báo cáo rằng các công ty trong các ngành công nghiệp truyền thống – bao gồm một số liên quan đến sản xuất xi măng, quần áo và thậm chí cả đồ trang trí – đã đưa ra những tuyên bố nổi bật trong các dự án liên quan đến chất bán dẫn.
“Ngành công nghiệp chip đang đi trên con đường tương tự như ngành năng lượng mặt trời và phương tiện năng lượng mới”, Xu Mengnan, trợ lý tổng giám đốc đầu tư TMT tại Hengqin Financial Investment cho biết. “Trong giai đoạn đầu, có rất nhiều khoản đầu tư và hỗ trợ tích cực dẫn đến nhiều vấn đề khác nhau. Tuy nhiên, đó là một quá trình cần thiết để thủy triều rửa sạch cát và để lại những cục vàng trên bờ biển”.
Tính đến ngày 5/3 vừa qua, hầu hết nhân viên của HSMC đã xin nghỉ việc, nhận một tháng lương như một khoản bồi thường. Logo và biển hiệu của công ty đã bị gỡ xuống, nhưng các nhân viên cũ có thể sẽ sớm tìm được việc nhanh chóng vì nhu cầu chuyên môn chế tạo chip cao ở Trung Quốc. Cựu kỹ sư đầu tiên của HSMC cho biết anh và hầu hết các đồng nghiệp cũ đã nhận được lời mời làm việc mới.
Còn đối với chính quyền Vũ Hán, đó là một bài học đau đớn.
“Đối với ngành công nghệ cao của Trung Quốc, đó không hẳn là một điều xấu”, Zhou từ Decent Capital cho biết. “HSMC giống như một con cá voi. Sau khi chết, xác của nó – tài năng và thiết bị – sẽ sớm bị tiêu hóa bởi những con cá khác trong đại dương. Vì vậy, nó không phải là một chất thải đối với toàn bộ hệ sinh thái”.
Dự án chip 18,5 tỷ USD của Trung Quốc gặp khó, giám đốc từ chức chỉ sau 1 năm lãnh đạo
Với hàng loạt khó khăn từ khi bắt đầu triển khai và mới đây, CEO của họ đã từ chức, dự án nhà máy sản xuất chip của HSMC dường như đã dừng lại.
Wuhan Hongxin Semiconductor Manufacturing, hay HSMC, nhà sản xuất chip trị giá 18,5 tỷ USD của Trung Quốc vừa mất giám đốc điều hành của họ đúng vào thời điểm sự thiếu hụt về tiền mặt đang khiến công ty này đứng trên bờ vực phá sản.
Chiang Shang-yi, một người kỳ cựu trong ngành bán dẫn đã trở thành CEO và tổng giám đốc của HSMC từ tháng Sáu năm 2019, đã từ chức khỏi mọi vị trí của công ty ở Vũ Hán này vào tháng 7 vừa qua. Nguồn tin từ tạp chí Fortune cho biết, ông Chiang đã rời khỏi Trung Quốc.
Tuyên bố của luật sư cho biết, vị giám đốc này từ chức vì những lý do cá nhân và đã được công ty chấp nhận. Ông Chiang cho biết, những ngày của ông tại HSMC là một "trải nghiệm không dễ chịu" và "rất khó mô tả chỉ bằng một vài từ."
Ông Chiang Shang-yi, người vừa từ nhiệm khỏi HSMC chỉ sau 1 năm dẫn dắt dự án này
Từng là một giám đốc trong hãng TSMC, nhà gia công chip lớn nhất thế giới hiện nay, ông Chiang nổi tiếng vì kinh nghiệm và chuyên môn về sản xuất chip. Được học tại Đại học Princeton và Stanford và đã có gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Vào năm 2016, ông được chỉ định làm giám đốc độc lập của SMIC, hãng gia công chip lớn nhất Trung Quốc. Đến năm 2019, ông chuyển sang HSMC, dự án chip tham vọng được chính quyền Vũ Hán hậu thuẫn.
Được thành lập năm 2017, với kế hoạch đầu tư khoảng 18,5 tỷ USD, HSMC dự định sẽ sản xuất các chip logic sử dụng tiến trình công nghệ 14nm và 7nm và nhỏ hơn nữa. HSMC là một phần trong sự bùng nổ đầu tư vào ngành bán dẫn gần đây tại Trung Quốc, khi nước này đang ưu tiên cho chính sách tự chủ các công nghệ cốt lõi.
Trước đó, dự án ở Vũ Hán đã nhận được sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ chính quyền địa phương. Website của chính quyền Hồ Bắc cho biết đây là một trong những dự án đầu tư lớn nhất của tỉnh trong những năm 2017 và 2018 và là một "dự án xây dựng chủ chốt của tỉnh".
Nhưng dự án này chưa bao giờ tiến triển như dự kiến và vấp phải hàng loạt khó khăn từ năm ngoái đến nay. Trong tháng 11 năm 2019, tòa án địa phương đã tạm dừng quyền sử dụng đất của HSMC đối với khu vực dự định xây nhà máy do phát sinh tranh chấp với một trong các công ty có liên quan đến khu đất.
Trong tháng Bảy năm nay, báo cáo từ chính phủ còn cho thấy HSMC đang gặp phải tình trạng thiếu hụt vốn trầm trọng có thể khiến công ty dừng hoạt động bất kỳ lúc nào. Theo báo cáo, đến gần 90% trong số khoản vốn 18,5 tỷ USD trong kế hoạch đầu tư ban đầu vẫn chưa nhận được.
Theo báo cáo, về cơ bản dự án này đã phải dừng lại khi khả năng nhận được bất kỳ chút nào trong phần vốn còn lại đều trở nên không chắc chắn.
Báo cáo điều tra của Caixib còn cho thấy năng lực công nghệ của nhà máy đã bị phóng đại. Chính quyền địa phương cho biết HSMC sở hữu cỗ máy quang khắc chip do hãng ASML của Hà Lan sản xuất và là cỗ máy hiện đại nhất từng nhập khẩu vào Trung Quốc hiện nay. Hóa ra thông tin này chỉ là hiểu lầm khi thiết bị của HSMC chỉ tương tự như một trong các cỗ máy sản xuất chip 7nm từng được Trung Quốc nhập khẩu.
Sau nhiều hứa hẹn, đến nay dự án nhà máy sản xuất chip của HSMC vẫn chỉ là mô hình trên giấy
Hiện tại, đăng ký kinh doanh cho thấy HSMC giờ thuộc quyền kiểm soát của chính quyền tỉnh Vũ Hán sau khi đăng ký thay đổi danh sách cổ đông vào ngày 10 tháng 11 vừa qua. Doanh nghiệp này giờ hoàn toàn nằm dưới quyền kiểm soát của Ủy ban Quản lý và Giám sát tài sản Nhà nước thuộc Quận Dongxihu của Vũ Hán.
HSMC là một trong nhiều ví dụ cho thấy sự bất cẩn của chính quyền địa phương khi đầu tư vào lĩnh vực sản xuất chip. Theo Meng Wei, phát ngôn viên của Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc, nhiều công ty đã "mù quáng tham gia vào các dự án" cho dù không có kinh nghiệm, công nghệ và nhân lực có trình độ về phát triển mạch tích hợp.
Theo tính toán của Caixin, đến cuối năm 2019, trên toàn Trung Quốc có khoảng 50 nhà sản xuất chip quy mô lớn với tổng nguồn vốn huy động được khoảng 1,7 nghìn tỷ Nhân dân tệ (hơn 258 tỷ USD) cho lĩnh vực này.
Chi hàng tỷ USD mua thiết bị bán dẫn từ nước ngoài, Trung Quốc có đang làm điều ngớ ngẩn? Tích trữ chất bán dẫn là một chuyện, nhưng dự trữ các loại máy móc phức tạp, giá thành cao để sản xuất ra chip lại là một chuyện đi kèm với rất nhiều rủi ro. Năm ngoái, các công ty Trung Quốc đã chi gần 32 tỷ USD để mua các thiết bị sản xuất chip từ các nhà cung cấp ở...