Cái kết buồn của những thiên tài dối trá
Từ gian lận bằng AI đến nhờ phụ huynh làm nghiên cứu thay, những đứa trẻ sống trong mác thần đồng đã phải chịu nhiều hình phạt nặng khi hành vi lừa dối bị phát hiện.
Thần đồng hay thiên tài là những mẫu hình khiến không ít người ngưỡng mộ. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, mô hình giáo dục trường thiên tài ra đời nhằm bồi đắp những cá nhân xuất sắc.
Tuy nhiên, không ít học sinh lựa chọn cách gian lận để giành chiến thắng trong các cuộc thi hay lĩnh vực nào đó. Đến khi bị phát hiện, họ đều phải nhận hình phạt thích đáng kèm theo những chỉ trích từ cộng đồng.
Thần đồng cờ vây 13 tuổi tại Hàn Quốc gian lận
Sự việc xảy ra tại Hàn Quốc gần đây khiến không ít người bất ngờ. Kim Eun-ji, thiên tài cờ vây 13 tuổi, bị đình chỉ thi đấu một năm do sử dụng AI để gian lận khi thi đấu online.
Theo Korea Times , Hiệp hội Cờ vây Hàn Quốc (The Korea Baduk Association) đã áp dụng biện pháp trừng phạt với lý do tuyển thủ vi phạm quy tắc khi thi đấu chuyên nghiệp và đạo đức. Quy định của bộ môn này yêu cầu thí sinh không được nhận lời khuyên từ bất kỳ ai khác khi tham gia thi đấu chính thức.
Kim Eun-ji được giới truyền thông Hàn Quốc ca ngợi là thiên tài cơ vây khi cô tham gia thi đấu chuyên nghiệp từ năm 12 tuổi 8 tháng. Kim thừa nhận bản thân gian lận, nhờ AI ( trí tuệ nhân tạo) hỗ trợ trong buổi thi đấu trực tuyến vào ngày 29/9.
Kim đã giành chiến thắng trước Lee Yeong-ku, kỳ thủ cờ vây chuyên nghiệp 9 đẳng và là thành viên của đội tuyển cờ vây quốc gia. Tuy nhiên, Kim bị tố gian lận sau khi một người hâm mộ phân tích ván cờ và nhận thấy nước đi, lối đánh của nữ kỳ thủ với gợi ý của AI tương đồng đến 92%.
Kim Eun-ji trong một ván thi đấu cờ vây. Ảnh: Nanmuxuan.
Nữ sinh 13 tuổi gửi thư xin lỗi đối thủ về hành động của mình. Tuy nhiên, nhiều người bày tỏ cảm giác sốc khi biết sự thật này, lên án hành vi của Kim.
Đây không phải lần đầu tiên có thí sinh sử dụng trí tuệ nhân tạo để gian lận trong thi đấu cờ vây. Hồi tháng 7, thí sinh khác bị kết án một năm tù vì sử dụng AI trong trận cờ vây nhập ngũ diễn ra đầu năm 2020.
Hiệp hội Cờ vây Hàn Quốc đã đưa ra quy tắc chặt chẽ hơn để ngăn tình trạng này tái diễn. Trong quy định bổ sung, những người vi phạm có thể bị cấm thi đấu 3 năm hoặc thậm chí vĩnh viễn. Nếu liên quan các ván cờ gian lận, người chơi cũng có thể bị đình chỉ khẩn cấp 30 ngày.
Thần đồng Trung Quốc được bố làm hộ nghiên cứu ung thư
Tại Trung Quốc, thần đồng trở thành kỳ vọng đầy áp lực cho nhiều học sinh. Không ít phụ huynh tìm nhiều cách khoác lên vai những đứa trẻ danh hiệu, vinh quang đến từ sự dối trá.
Tháng 7, truyền thông Trung Quốc lật tẩy phi vụ “những đứa trẻ kỳ diệu” – nhóm học sinh được cha mẹ (vốn là các nhà nghiên cứu khoa học) giúp đỡ, làm thay cho công trình nghiên cứu.
Một thí sinh tiểu học giành giải cho nghiên cứu di truyền về ung thư đại trực tràng tại cuộc thi Sáng tạo Khoa học và Công nghệ Thanh thiếu niên Trung Quốc (CASTIC).
Video đang HOT
Ngay lập tức, tên tuổi của em được truyền thông chú ý. Không ít người bất ngờ về thành tích này và ca ngợi cậu bé là thần đồng, thiên tài nhí.
Sự việc phụ huynh làm giúp nghiên cứu cho “thần đồng” tiểu học đã khiến nhiều người phẫn nộ và lên tiếng chỉ trích. Ủy ban cuộc thi cũng thu hồi giải thưởng. Ảnh: SCMP.
Tuy nhiên, sự thật đã bị phát hiện. Ban tổ chức CASTIC phát hiện cậu không thể tự mình thực hiện nghiên cứu vì hiểu biết về di truyền học vẫn còn hạn chế.
Người đứng sau giúp đỡ thí sinh này hoàn thành các nghiên cứu mang tính đột phá chính là cha của em. Cha của cậu bé vốn là chuyên gia về u và tế bào gốc tại Viện Động vật học Côn Minh. Sau đó, ông cũng thừa nhận đã giúp đỡ con trai thực hiện nghiên cứu và gửi thư công khai để xin lỗi.
Uỷ ban cuộc thi Sáng tạo Khoa học và Công nghệ Thanh thiếu niên Trung Quốc đã thu hồi giải ba được trao tặng cho thí sinh nói trên.
Cậu bé và cha không phải chịu hình phạt nào trước pháp luật. Tuy nhiên, theo SCMP , người cha đã lên tiếng cầu xin sự khoan dung và thấu hiểu từ công chúng. Ông cho hay con trai đã “phải chịu áp lực tinh thần cực kỳ nặng nề”.
Cô gái 16 tuổi tại Trung Quốc lừa đảo, dạy khóa học “ma”
Nữ sinh Cen (16 tuổi, ở Chiết Giang) khiến không ít người ngưỡng mộ khi nhìn vào bảng tích xuất sắc. Cô đã xuất bản 3 cuốn sách, có thể viết 300 bài hát, sáng tác 2.000 bài thơ và 15.000 từ tiểu thuyết mỗi ngày.
Ngoài viết thơ đến xuất bản sách, Cen còn giành nhiều giải vô địch, á quân trong các cuộc thi. Khó có thể tin đây là thành tích của cô gái 16 tuổi. Cô gái này còn được giới thiệu là bậc thầy quản lý thời gian, kiêm nhiệm vị trí phóng viên của tạp chí China International News, dù chưa có chứng nhận chính thức.
Theo Sina, Cen còn là cổ đông của công ty gia đình, đứng lớp giảng dạy hàng nghìn người về kỹ năng bán hàng và truyền cảm hứng, cách khai phá trí thông minh thiên bẩm cho trẻ.
Tuy nhiên, đằng sau những thổi phồng của truyền thông, Cen và gia đình bị tố lừa đảo, bán các khóa học “ma”, trái phép.
Các chứng chỉ, bằng cấp của Cen. Ảnh: Sina.
The Paper điều tra và phát hiện 3 cuốn sách mà Cen nói do mình tự xuất bản thực chất là tuyển tập các bài thơ mà cô gái viết. Nhưng điều đáng nói, sách đều do gia đình tự tin ấn và đem tặng người khác, không có giấy phép phát hành, cũng không có nhà xuất bản cụ thể.
Mỗi khóa học do Công ty TNHH Truyền thông Văn hóa Giao thông Thượng Hải (doanh nghiệp của Cen và gia đình) đều có giá tới vài nghìn nhân dân tệ. Tuy nhiên, các lớp học đều lấy nhiều lý do như “ảnh hưởng của dịch bệnh”, nâng cấp nội dung và trì hoãn thời gian mở lớp. Kết quả, người mua không được hoàn trả học phí và cũng không biết đến ngày nào mới được đi học.
Trên mạng xã hội, Cen và các bài giới thiệu, bán hàng khóa học bị nhiều người dùng tấn công, chỉ trích là kẻ lừa đảo. Làn sóng tẩy chay, tìm cách bóc trần sự thật sau cô gái 16 tuổi gán mác thần đồng vẫn diễn ra. Cô gái trở thành tâm điểm chỉ trích và lên án từ nhiều người.
Có 1 quốc gia nắm giữ 1 nửa giải thưởng Nobel của thế giới, hãy nhìn vào các trường mẫu giáo của họ, bạn sẽ có câu trả lời tại sao
Với những kiến thức xã hội, bài học về an toàn, kỹ năng mềm... giáo dục trẻ mầm non ở quốc gia này thực sự khác biệt và tạo ra những thiên tài cho thế giới.
Người Đức nắm giữ một nửa số giải Nobel trên toàn thế giới và một trong những lý do họ làm được như vậy là nhờ cách họ giáo dục trẻ từ nhỏ. Ngay từ bậc giáo dục mẫu giáo, người Đức đã có triết lý giáo dục mà các quốc gia khác cần học hỏi.
Vậy các trường mẫu giáo ở Đức dạy gì?
Bộ phim tài liệu "Trường mẫu giáo trong rừng" là một ví dụ cho cách giáo dục mẫu giáo tại Đức.
9h15 sáng, các em xách ba lô đến lớp rồi theo cô giáo vào rừng học bài.
10h12, các em trèo cây dưới sự hướng dẫn của cô giáo. Một số em bị ngã từ trên cây xuống (độ cao thấp) cô giáo tới an ủi tiếp tục thử thách lần nữa.
Các bé xách ba lô tới lớp học trong rừng ở Đức.
10h30, các bé được cô hướng dẫn cầm cưa, búa để tự cưa gỗ, đóng đinh và làm ra những món đồ thủ công yêu thích.
Buổi trưa, các em ngồi quây quần bên nhau, ăn trưa. Chiều, các bé lại tham gia khóa học đi trên dây thừng. Nếu bé nào không thích có thể ngồi dưới đọc sách.
3h45 chiều, đến giờ tan học, phụ huynh tới đón con về.
Các bé được giáo viên hướng dẫn cách sử dụng cưa, búa, để tự tay làm những món đồ lưu niệm.
Tùy vào thời tiết, các bé sẽ có những bài học khác nhau. Ngay cả khi nhiệt độ âm 20 độ C, trời có gió hay tuyết, các lớp học trong rừng vẫn được tổ chức.
Trên toàn nước Đức có tới 1.500 trường mẫu giáo trong rừng như thế này. Thông qua các bài học, giáo viên dạy cho trẻ các kỹ năng khác nhau và tăng khả năng thích ứng của trẻ trong mọi hoàn cảnh.
Các bé còn được hướng dẫn leo dây.
Ngoài các lớp học mẫu giáo trong rừng nói trên, giáo dục ở Đức cũng chú trọng vào những vấn đề sau:
Kiến thức xã hội cơ bản
Điểm khác biệt lớn nhất giữa nhà trẻ Đức là họ không phân biệt tuổi tác. Trong một lớp sẽ có các bé ở độ tuổi khác nhau học chung. Ở lứa tuổi mẫu giáo, giáo dục Đức tập trung trau dồi kiến thức xã hội cho các bé.
Ngoài buổi học ở trường, các bé được giáo viên đưa tới các cơ quan chính quyền địa phương, tận mắt chứng kiến quá trình làm việc ở đó và biết mặt các bác lãnh đạo nơi đây.
Trẻ mẫu giáo ở Đức được dạy về kiến thức xã hội, kỹ năng an toàn, hòa mình với thiên nhiên thay vì những bài học mang tính sách vở.
Trau dồi khả năng tự chăm sóc bản thân của trẻ
Các trường mẫu giáo Đức chú trọng tới việc dạy trẻ cách tự chăm sóc bản thân như đi vệ sinh, cách phối quần áo hàng ngày và hình thành phong cách thẩm mỹ riêng cho trẻ.
Ngoài ra, trẻ em Đức cũng được dạy cách tự dọn dẹp, sắp xếp phòng riêng thay vì dạy trẻ những bài học phát triển trí thông minh sớm.
Nâng cao nhận thức về an toàn cho trẻ
Các trường mẫu giáo Đức thường tổ chức cho các bé tới tham quan đồn cảnh sát chứ không dùng cảnh sát để dọa trẻ em như một số nơi thường áp dụng.
Trong buổi tham quan này, giáo viên sẽ phổ biến cho các em về vai trò của cảnh sát.
Ngoài ra trẻ sẽ được hướng dẫn cách gọi cảnh sát khi gặp trường hợp khẩn cấp để trẻ hiểu nhiệm vụ của cảnh sát là gì.
Hiểu biết và tiếp xúc với thiên nhiên
Ngoài các giờ học trên lớp, trẻ em Đức thường xuyên có giờ học ngoài trời để tìm hiểu về thiên nhiên, cây cỏ. Giáo viên còn dạy các em cách nhận biết các loại hoa, cây xanh.
"Nếu không tự cho là thiên tài, hãy học hành đến nơi đến chốn" Phó Giáo sư Nguyễn Ngọc Điện, Hiệu trưởng trường Đại học Hoa Sen đã nhắn nhủ tân sinh viên của trường như vậy tại lễ khai giảng năm học mới. Ngày 20/10/2020, trường Đại học Hoa Sen (HSU) đã tổ chức lễ khai giảng năm học mới, năm học 2020 - 2021 cho gần 4.000 tân sinh viên khóa K20 của trường. Lễ...