Cái giá của những kẻ “rút ruột” công ty
Chỉ trong thời gian ngắn, Lê Hữu Tiến (sinh năm 1959, trú tại 11 Lý Đạo Thành, phường Phú Bài, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế), nguyên Giám đốc Công ty cổ phần Cơ khí và Xây dựng công trình 878 (Công ty 878) cùng các thuộc cấp của mình đã cùng nhau lập, ký khống các hợp đồng, biên bản xác nhận khối lượng công việc của một số công trình xây dựng ở TP Hồ Chí Minh và tỉnh Quảng Ngãi nhằm chiếm đoạt số tiền hơn 34,7 tỷ đồng.
Các bị can trong vụ án bị truy tố về tội “ Tham ô tài sản”. Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đưa ra xét xử sơ thẩm ngày 7/11 và dự kiến nghị án sẽ kéo dài trong nhiều ngày.
“Rút ruột” để chi cho thầu trên?
Theo hồ sơ vụ án, Công ty 878 có địa chỉ số 31 Lý Đạo Thành, phường Phú Bài (thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) là thành viên của Công ty Cổ phần (CTCP) Tổng công ty Công trình đường sắt (viết tắt là Tổng Công ty) có địa chỉ tại TP Hà Nội. Trước thời điểm 31/12/2017, Tổng Công ty 100% vốn Nhà nước. Từ tháng 4/2018 đến nay, Tổng Công ty thực hiện cổ phần hóa và đã thoái 100% vốn thuộc sở hữu Nhà nước. Từ cuối năm 2016 đến nay, Tổng Công ty chiếm 61,34% vốn điều lệ tại Công ty 878.
Cơ quan điều tra đọc lệnh bắt tạm giam nguyên Giám đốc Lê Hữu Tiến.
Lê Hữu Tiến từng được Tổng công ty Đường sắt ủy quyền đại diện phần vốn của Tổng Công ty tại Công ty 878, giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc, là người đại diện theo pháp luật của Công ty 878. Theo cơ quan điều tra, trong thời gian từ tháng 8/2016 đến tháng 5/2018, Lê Hữu Tiến, Trần Việt Hùng (sinh năm 1969, Phó Giám đốc), Lê Văn Tuấn (sinh năm 1976, Phó phụ trách Phòng Tài chính – Kế toán trưởng), Trương Văn Huy (sinh năm 1970, Phó phòng vật tư – Thiết bị) của Công ty 878 đã có hành vi cùng nhau lập, ký khống các hợp đồng, các biên bản xác nhận khối lượng công việc các công trình Cống kiểm soát triều Tân Thuận tại TP Hồ Chí Minh và Trụ cầu T7, T8 cầu Thạch Bích, thành phố Quảng Ngãi (tỉnh Quảng Ngãi) và mua 17 hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) để thanh toán khống cho 5 công ty…
Các đối tượng khai, số tiền “rút ruột” hơn 34,7 tỷ đồng của Công ty 878 là để chi cho thầu trên (Công ty Trung Nam và công trình cầu Thạch Bích chi cho Công ty 796) nhưng quá trình điều tra, cơ quan điều tra không xác định được người nhận tiền như lời khai của các đối tượng.
Cụ thể, dự án “Giải quyết ngập khu vực TP Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu giai đoạn 1″ tại quận 1, quận 4, quận 7, quận 8, huyện Bình Chánh và huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh là dự án BT (hình thức xây dựng chuyển giao) do Công ty TNHH Trung Nam BT 1547, CTCP Xây dựng và lắp máy Trung Nam chi nhánh Sài Gòn (viết tắt Công ty Trung Nam) là Tổng thầu và thi công từ ngày 26/6/2016. Công ty Trung Nam giao gói thầu xây lắp XD03 – hạng mục cống kiểm soát triều Tân Thuận cho liên danh 5 Công ty thuộc CTCP Tổng Công ty Công trình đường sắt thực hiện, trong đó Công ty 878 đứng đầu liên danh với 4 công ty khác có trụ sở đóng tại các tỉnh, thành: Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh.
Thu giữ nhiều tài liệu tại Công ty 878.
Theo hợp đồng thi công xây dựng, tổng giá trị hợp đồng hạng mục này là hơn 293 tỷ đồng, sau khi điều chỉnh còn hơn 249 tỷ đồng. Công ty 878 là đơn vị đại diện cho liên danh nhà thầu thi công, chịu trách nhiệm ký kết các văn bản và hồ sơ để làm việc với chủ đầu tư, Tổng thầu và tư vấn giám sát. Để điều hành thi công công trình cống Tân Thuận, liên danh 5 công ty nói trên thành lập ra một ban điều hành gồm các thành viên là đại diện tổng công ty, đại diện lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật của 5 Công ty trong liên danh để điều hành chung toàn bộ công việc của liên danh.
Trên cơ sở văn bản đề nghị dừng thi công của Tổng thầu Công ty Trung Nam vào ngày 30/3/2018 và ngày 11/4/2020, Công ty 878 đã lập 13 bộ hồ sơ đề nghị Công ty Trung Nam thanh toán khối lượng hoàn thành tổng số tiền hơn 163 tỷ đồng và Công ty Trung Nam đã thanh toán hơn 156 tỷ đồng, Công ty Trung Nam còn nợ hơn 7,5 tỷ đồng. Sau khi được Công ty Trung Nam thanh toán tiền theo từng đợt, trên cơ sở khối lượng hoàn thành thực tế, Công ty 878 đã thanh toán cho 4 Công ty còn lại trong liên danh với tổng giá trị khối lượng hoàn thành là hơn 74 tỷ đồng, còn lại Công ty 878 được nhận hơn 81 tỷ đồng.
Mặc dù gói thầu công trình cống Tân Thuận đã được liên danh 5 Công ty thi công thực tế và thanh toán như trên, nhưng Lê Hữu Tiến đã chỉ đạo trong các cuộc họp của Công ty 878 tìm mua hóa đơn GTGT và lập hồ sơ khống để rút tiền của Công ty 878. Để thực hiện hành vi này, Trần Việt Hùng, Lê Văn Tuấn là người tìm mua hóa đơn GTGT. Tiếp đó, Trần Việt Hùng, Lê Văn Tuấn, Trương Văn Huy đã ký nháy vào các hợp đồng xây lắp, hợp đồng kinh tế, biên bản xác nhận khối lượng hoàn thành công việc khống với các công ty bán hóa đơn để trình lên Lê Hữu Tiến ký vào các ủy nhiệm chi nhằm rút tiền, chiếm đoạt của Công ty 878 với tổng số tiền gần 32 tỷ đồng.
Video đang HOT
Ký hợp đồng khống với hàng loạt công ty “ma”
Điều đáng nói, để “rút ruột” hàng chục tỷ đồng, Công ty 878 đã ký hợp đồng khống với hàng loạt công ty “ma”. Điển hình, Công ty 878 ký hợp đồng trị giá hơn 25 tỷ đồng với Công ty TNHH MTV TMDV Xây dựng 179 (viết tắt là Công ty 179) để thi công hạng mục công trình cống Tân Thuận. Tuy nhiên, qua xác minh của cơ quan Cảnh sát điều tra, thực tế không có Công ty 179 nhưng ghi trong hồ sơ là trụ sở tại số 322 Huỳnh Văn Lũy, phường Phú Lợi, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương; mạo danh giám đốc công ty là Nguyễn Văn Thành (sinh năm 1982, trú xã Phú Gia, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế). Trên cơ sở hóa đơn của công ty “ma” 179, giám đốc Lê Hữu Tiến và kế toán trưởng Lê Văn Tuấn đã ký 5 ủy nhiệm chi vào tài khoản của Công ty 179 mở tại ngân hàng BIDV chi nhánh Nam Bình Dương với tổng số tiền hơn 10,3 tỷ đồng để chiếm đoạt.
Bên cạnh đó, Công ty 878 còn ký hợp đồng với một Công ty “ma” khác là Công ty TNHH TMDV XD Thiết kế nội thất Thủy Giang (viết tắt là Công ty Thủy Giang). Đây là công ty không có trụ sở trên thực tế nhưng các đối tượng lại ghi trụ sở tại số 406/1 Lê Văn Lương, ấp 3, xã Phước Kiển (huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh), mạo danh tên Trần Hoàng Thịnh (sinh năm 1991, trú tại thôn 1, xã Tân Thắng, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận) giữ chức vụ Giám đốc – đại diện pháp luật để ký hợp đồng với Công ty 878 trị giá hơn 5 tỷ đồng để thi công công trình cống Tân Thuận. Trên cơ sở hóa đơn của Công ty Thủy Giang, Lê Hữu Tiến giám đốc Công ty 878 và Lê Văn Tuấn, kế toán trưởng Công ty 878 đã ký 3 ủy nhiệm chi chuyển tiền của Công ty 878 vào tài khoản của Công ty Thủy Giang tại ngân hàng BIDV, phòng giao dịch Hòa Bình, TP Hồ Chí Minh.
Tương tự, Công ty 878 ký hợp đồng thuê thiết bị và nhân công vận hành thi công với Công ty TNHH TMDV Kỳ Nam Hải (viết tắt là Công ty Kỳ Nam Hải) – là công ty không có trụ sở thực tế nhưng các đối tượng lại ghi trụ sở tại số 3 đường số 40, khu phố 8, phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh), mạo danh tên Nguyễn Hùng Anh (sinh năm 1977, trú tại 115/69/9 Lê Văn Sỹ, phường 13, quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh) là giám đốc – đại diện pháp luật để ký hợp đồng với Công ty 878 nhằm thuê thiết bị và nhân công vận hành phục vụ thi công công trình cống Tân Thuận. Trên cơ sở các hóa đơn của Công ty Kỳ Nam Hải, Giám đốc Lê Hữu Tiến và kế toán trưởng Lê Văn Tuấn, Công ty 878 đã ký 4 ủy nhiệm chi chuyển tiền của Công ty 878 vào tài khoản của Công ty Kỳ Nam Hải với tổng số tiền gần 8,9 tỷ đồng…
Các bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm.
Bên cạnh lập hồ sơ khống đối với dự án công trình cống Tân Thuận ở TP Hồ Chí Minh, Lê Hữu Tiến và các thuộc cấp của mình còn lập hồ sơ khống đối với việc thi công trụ cầu T7 và T8 cầu Thạch Bích (viết tắt là cầu Thạch Bích) của Dự án Cầu Thạch Bích do UBND thành phố Quảng Ngãi làm chủ đầu tư, Ban quản lý các dự án Đầu tư và xây dựng thành phố Quảng Ngãi (viết tắt Ban Quản lý) làm đại diện để chiếm đoạt số tiền hơn 2,8 tỷ đồng. Cầu Thạch Bích do liên danh Công ty TNHH Xây dựng Đồng Khánh và Công ty TNHH Thương mại Hương Lúa trúng thầu thi công gói thầu số 12 và ký hợp đồng giao khoán cho Công ty 796 thi công cọc khoan nhồi, thi công mố trụ từ T1 đến T21. Sau đó, Công ty 796 ký hợp đồng giao khoán cho Công ty 878 thi công hồ sơ trụ cầu T7 và T8.
Trên cơ sở khối lượng hoàn thành, Công ty 878 đã đề nghị Công ty 796 thanh quyết toán 4 lần với số tiền hơn 8,3 tỷ đồng. Công trình cầu Thạch Bích đã được thi công và thanh toán như trên nhưng Lê Hữu Tiến cùng với Lê Văn Tuấn, Trần Việt Hùng đã lập và ký khống 1 hợp đồng thi công với công ty “ma” là Công ty cổ phần Thiết kế và xây dựng Ưu Việt (viết tắt là Công ty Ưu Việt) – là công ty không có trụ sở thực tế, nhưng ghi địa chỉ trụ sở tại số 63, đường 38, khu phố 8, phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh).
Trên cơ sở hợp đồng và hồ sơ nghiệm thu, Công ty Ưu Việt đã xuất khống cho Công ty 878 các hóa đơn giá trị gia tăng với tổng số tiền hơn 2,8 tỷ đồng. Trên cơ sở 2 hóa đơn của Công ty Ưu Việt với tên mạo danh là Nguyễn Trung Hiếu (sinh năm 1981, trú tại số 30 Trung Lang, phường 12, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh) làm Giám đốc – đại diện pháp luật; Giám đốc Lê Hữu Tiến và kế toán trưởng Lê Văn Tuấn đã ký 4 ủy nhiệm chi chi tiền của Công ty 878 vào tài khoản của Công ty Ưu Việt được mở tại Ngân hàng Sacombank Phòng giao dịch Phổ Quang (Quảng Ngãi) với số tiền hơn 2,8 tỷ đồng…
Cáo trạng VKSND tỉnh Thừa Thiên Huế cáo buộc, trong vụ án “Tham ô tài sản” này, giám đốc Lê Hữu Tiến và Kế toán trưởng Lê Văn Tuấn chịu toàn bộ trách nhiệm với số tiền hơn 34,7 tỷ đồng. Đối với Phó giám đốc Trần Việt Hùng ký khống các hợp đồng, ký nháy khống vào 8 tài liệu liên quan tại công trình Cống Tân Thuận và cầu Thạch Bích cùng với Lê Hữu Tiến và Lê Văn Tuấn số tiền là hơn 18,9 tỷ đồng. Đối với Phó phòng vật tư – thiết bị Trương Văn Huy đã ký nháy khống vào 5 tài liệu liên quan tại công trình cống Tân Thuận cùng với Lê Hữu Tiến và Lê Văn Tuấn với số tiền hơn 8,7 tỷ đồng. Trong đó, Lê Hữu Tiến có vai trò chỉ đạo và chịu trách nhiệm chính; Lê Văn Tuấn là người thực hành; Trần Việt Hùng, Trương Văn Huy là người giúp sức.
Ngoài hành vi phạm tội trên, Lê Hữu Tiến còn sử dụng 15 hóa đơn khống để tiến hành kê khai thuế nhằm mục đích khấu trừ thuế giá trị gia tăng và số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp cho Công ty 878, đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền thuế hơn 7,6 tỷ đồng… Hiện, vụ án “Tham ô tài sản” tại Công ty Cổ phần cơ khí và xây dựng 878 đang được TAND tỉnh Thừa Thiên Huế nghị án kéo dài.
Giám đốc "bán vịt trời"
Lê Văn Hiền (sinh năm 1991, trú xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) là Giám đốc Công ty TNHH HT Action (trụ sở đóng tại Thừa Thiên Huế) hành nghề kinh doanh bất động sản.
Trong quá trình kinh doanh, do thua lỗ và cần tiền tiêu xài nên Hiền dùng nhiều thủ đoạn gian dối như nhận tiền đặt cọc để bán các thửa đất không thuộc quyền sở hữu của mình hay đặt cọc số tiền nhỏ để mua các thửa đất có giá trị lớn rồi sau đó lừa sang tên và không trả tiền cho chủ đất hoặc chiếm đoạt tiền của người mua...
Với các thủ đoạn đó, chỉ trong thời gian ngắn, Hiền lừa của nhiều bị hại với số tiền hơn 9,3 tỷ đồng để rồi hôm nay phải đối mặt với bản án 15 năm tù.
Ngang nhiên rao bán đất của người khác
Theo hồ sơ vụ án, Lê Văn Hiền lợi dụng danh nghĩa giám đốc công ty bất động sản đã đưa ra những thông tin gian dối về quyền sở hữu đất đai, thể hiện năng lực tài chính của cá nhân và công ty do Hiền trực tiếp quản lý nhằm tạo lòng tin để vay mượn tiền rồi chiếm đoạt và chiếm đoạt tiền của người khác bằng thủ đoạn mua bán quyền sử dụng đất.
Nhiều thửa đất trồng cây lâu năm do người khác chủ sở hữu nhưng Hiền tự vẽ phân lô rồi rao bán.
Để thực hiện, mỗi lần Hiền biết được chủ sở hữu đất cần bán, thì Hiền thỏa thuận giá cả mua hết diện tích đất hoặc một phần diện tích đất trong thửa đất này và chỉ đặt cọc một số tiền nhỏ. Sau đó, Hiền tự vẽ các bảng vẽ thể hiện các thửa đất này sẽ được phân thành nhiều thửa đất có diện tích nhỏ khoảng từ 100 mét vuông đến dưới 300 mét vuông, trong đó có 100 mét vuông đất thổ cư.
Theo điều tra viên, nhằm tạo niềm tin cho các bị hại tin tưởng đặt cọc tiền mua đất, Hiền đưa ra thủ đoạn gian dối là các lô đất này là của mình hoặc đất của công ty Hiền đang làm thủ tục phân lô, tách thửa và cam kết trong khoảng thời gian từ 3-6 tháng sẽ hoàn thành thủ tục, đảm bảo nhà nước sẽ cấp quyền sử dụng đất cho người mua. Hiền còn "nổ" rằng, nếu ai mua sớm thì giá trị chuyển nhượng sẽ thấp hơn so với giá thị trường nên nhiều người tin tưởng đặt cọc tiền để mua các thửa đất do Hiền tự vẽ ra rồi sau đó bị Hiền chiếm đoạt.
Đơn cử, Hiền đặt cọc số tiền 200 triệu đồng để mua thửa đất có diện tích 2.834 mét vuông của ông Trần Văn Ngọc và bà Huỳnh Thị Gái (trú tại xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc) với số tiền 2,8 tỷ đồng. Mặc dù chưa trả đủ tiền cho vợ chồng ông Ngọc, bà Gái và Hiền chưa làm thủ tục chuyển quyền sử dụng thửa đất trên qua tên mình, cũng như chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép phân lô, tách thửa đất ra thành nhiều thửa nhỏ nhưng Hiền vẫn giới thiệu là đất của mình và tự ý vẽ thửa đất thành nhiều thửa đất có diện tích nhỏ rồi rao bán. Sau đó, Hiền thỏa thuận bán cho chị Thảo 1 thửa đất. Tin tưởng thông tin Hiền đưa ra là thật, chị Thảo đã đồng ý mua và đưa tiền cho Hiền sau đó Hiền chiếm đoạt.
Tiếp đó, Hiền đặt cọc 100 triệu đồng để mua thửa đất diện tích hơn 3.000 mét vuông ở xã Lộc Hòa (huyện Phú Lộc) của ông Bùi Văn Thanh và bà Huỳnh Thị Liễu. Mặc dù chưa trả đủ tiền cho vợ chống ông Thanh và bà Liễu, Hiền chưa làm thủ tục chuyển quyền sử dụng thửa đất trên qua tên mình và chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép phân lô, tách thửa đất ra thành nhiều thửa nhỏ, nhưng Hiền vẫn giới thiệu là đất của mình và tự ý vẽ thửa đất thành nhiều thửa đất có diện tích nhỏ rồi rao bán. Hiền thỏa thuận bán cho chị Thảo 1 thửa đất có diện tích 207 mét vuông nằm trong thửa đất nói trên. Tin tưởng thông tin Hiền đưa ra là thật, chị Thảo đã đồng ý mua và đưa tiền cho Hiền thì Hiền chiếm đoạt. Do Hiền không trả đủ tiền cho vợ chồng ông Thanh, bà Liễu theo thỏa thuận nên ông bà đã chuyển nhượng thửa đất trên cho người khác.
Chưa dừng lại ở đó, do thấy chị Thảo tin tưởng nên Hiền đặt cọc số tiền 300 triệu đồng cho anh Nguyễn Văn Dũng (trú tại thôn Vinh Vệ, xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) để mua thửa đất có diện tích 1.522m 2 ở xã Hương Bình (thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) với số tiền hơn 5,3 tỷ đồng. Mặc dù chưa trả đủ tiền cho anh Dũng, chưa làm thủ tục chuyển quyền sử dụng thửa đất trên qua tên mình và cũng chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép phân lô, tách thửa đất ra thành nhiều thửa nhỏ, nhưng Hiền vẫn giới thiệu là đất của mình và tự ý vẽ thửa đất thành nhiều thửa đất có diện tích nhỏ rồi rao bán.
Lê Văn Hiền (thứ hai, từ trái qua) tại thời điểm bị bắt giữ.
Hiền thỏa thuận bán cho chị Thảo 2 thửa đất có diện tích 304m2 với số tiền gần 1,4 tỷ đồng. Tin tưởng thông tin Hiền đưa ra là thật, chị Thảo đã đồng ý mua 2 thửa đất trên và đặt cọc số tiền lớn cho Hiền. Do Hiền không trả đủ tiền cho anh Dũng để nhận chuyển nhượng nên anh Dũng tách thửa đất trên thành 7 thửa đất khác nhau và đã chuyển nhượng hết quyền sử dụng các thửa đất trên cho người khác... Với các thủ đoạn tương tự, Hiền chiếm đoạt của chị Thảo tổng số tiền 1,2 tỷ đồng.
Tương tự, Lê Văn Hiền đặt cọc số tiền 10 triệu đồng cho vợ chồng ông Tôn Thất Đủ và bà Trần Thị Duyệt (trú xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) để mua thửa đất diện tích 1.546m2. Mặc dù chưa trả đủ tiền cho vợ chồng ông Đủ, Hiền chưa làm thủ tục chuyển quyền sử dụng thửa đất trên qua tên mình, chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép phân lô, tách thửa đất ra thành nhiều thửa nhỏ, nhưng Hiền vẫn giới thiệu là đất của mình và tự ý vẽ thửa đất thành nhiều thửa đất có diện tích nhỏ để rao bán.
Khi chị Nguyễn Thị Thúy (trú phường Tây Lộc, TP Huế) hỏi mua đất, Hiền đưa thông tin gian dối là Hiền đã mua thửa đất trên, đang làm thủ tục phân lô, tách từng thửa nhỏ diện khoảng hơn 156 mét vuông để bán cho nhiều người, đồng thời gửi cho chị Thúy một bản vẽ phân thửa do Hiền tự ý vẽ ra. Chị Thúy đồng ý mua thửa đất trên với số tiền 320 triệu đồng và Hiền cam kết trong thời gian 4 tháng sẽ hoàn tất thủ tục chuyển nhượng thửa đất đó cho Thúy. Tin tưởng thông tin Hiền đưa ra là thật nên chị Thúy đã chuyển tiền cho Hiền và bị Hiền chiếm đoạt...
Nhiều chủ đất điêu đứng
Sau khi rao bán hàng loạt lô đất "vịt trời", Hiền sợ thủ đoạn của mình bị phát hiện nên nảy sinh ra thủ đoạn gian dối khác. Cụ thể, sau khi thỏa thuận giá cả, Hiền chỉ đặt cọc với số tiền nhỏ so với giá trị thỏa thuận chuyển nhượng, rồi nhanh chóng Hiền rao bán cho người khác. Khi có khách hàng mua, Hiền yêu cầu các chủ sở hữu đất tiến hành thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất trực tiếp cho người mua (do Hiền chỉ định), Hiền cam kết sẽ trả hết tiền như thỏa thuận cho chủ sở hữu đất ngay sau khi hoàn tất thủ tục chuyển nhượng.
Do tin tưởng, các chủ thửa sở hữu đất đã ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất sang tên người khác theo yêu cầu của Hiền. Khi những người mua các thửa đất này đã thanh toán đầy đủ tiền cho Hiền, thì Hiền chỉ trả một phần mà không trả hết tiền cho chủ thửa đất mà chiếm đoạt sử dụng vào mục đích cá nhân.
Bị cáo Lê Văn Hiền tại phiên tòa xét xử sơ thẩm.
Cụ thể, vợ chồng ông Trần Quang Sanh (sinh năm 1966) và bà Hà Thị Hạnh (sinh năm 1968, trú tại xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc) được nhà nước cấp quyền sử dụng thửa đất số 42, tờ bản đồ 32 diện tích 7.817,4 mét vuông. Thông qua giới thiệu của người quen, Lê Văn Hiền thỏa thuận mua của vợ chồng ông Sanh 1 thửa đất có diện tích khoảng 1.680 mét vuông với số tiền gần 2,2 tỷ đồng và giao Trần Đình Hoàng làm hợp đồng đặt cọc. Sau đó, Hiền hướng dẫn vợ chồng ông Sanh, bà Hạnh làm thủ tục tách thửa đất trên thành 3 thửa đất.
Tiếp đó, Hiền yêu cầu vợ chồng ông Sanh, bà Hạnh đến Văn phòng công chứng để ký hợp đồng chuyển nhượng thửa đất số 1 cho chị Lê Thị Thanh Tú và thửa đất số 2 cho em ruột Hiền là Lê Văn Bình và Hiền hứa sẽ trả tiền sau khi hoàn thành thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, vợ chồng ông Sanh và bà Hạnh không đồng ý nên Hiền trả trước số tiền 1 tỷ đồng, số tiền còn lại sẽ trả hết sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất.
Do không có tiền, Hiền thỏa thuận bán lại cho chị Tú thửa đất với số tiền 1 tỷ đồng nên vay của chị Tú số tiền 1 tỷ đồng để trả trước cho vợ chồng ông Sanh, bà Hạnh. Tin tưởng Hiền, vợ chồng ông Sanh bà Hạnh đã ký hợp đồng chuyển nhượng thửa đất số 1 cho chị Tú và thửa đất số 2 cho Lê Văn Bình. Sau đó, theo yêu cầu của Hiền, Lê Văn Bình đã ký hợp đồng chuyển thửa đất số 2 cho vợ chồng anh Trần Văn Định và chị Nguyễn Thị Thúy Liễu (trú tại phường Văn Chương, quận Đống Đa, TP Hà Nội) để lấy tiền nhưng Hiền đã không trả số tiền còn lại cho vợ chồng ông Sanh như cam kết.
Tương tự, Hiền môi giới cho vợ chồng anh Nguyễn Đình Ngọc và chị Nguyễn Thị Phương Thanh (trú tại TP Huế) mua thửa đất diện tích 1.803 mét vuông tọa lạc tại xã Hải Quế (huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) với số tiền chuyển nhượng là 2,3 tỷ đồng. Mục đích vợ chồng anh Ngọc mua là làm thủ tục tách thành nhiều thửa nhỏ để bán. Tuy nhiên, do vợ chồng anh Ngọc chưa làm được thủ tục tách thửa, nên Hiền thỏa thuận mua lại thửa đất này với số tiền 2,6 tỷ đồng. Hiền đã trả trước cho vợ chồng anh Ngọc 500 triệu đồng và ra điều kiện vợ chồng anh Ngọc phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng thửa đất trên cho Lê Văn Bình (em ruột Hiền) để Bình thế chấp thửa đất này vay tiền ngân hàng trả cho vợ chồng anh Ngọc.
Tin tưởng thông tin Hiền đưa ra là thật, vợ chồng anh Ngọc đã ký hợp đồng chuyển nhượng thửa đất trên cho Lê Văn Bình. Sau đó, theo yêu cầu của Hiền, Lê Văn Bình đã ký hợp đồng chuyển nhượng thửa đất trên cho vợ chồng anh Nguyễn Hoàng Sang và chị Võ Thị Diệu Phương (trú tại phường Thuận Hòa, TP Huế) nhưng Hiền không trả tiền cho vợ chồng anh Ngọc như cam kết và chiếm đoạt số tiền là 2,1 tỷ đồng.
Tương tự, Hiền đặt cọc của anh Huỳnh Công Khỏe (trú tại thị trấn Phú Đa, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) số tiền 100 triệu đồng để mua 4 thửa đất được tại thị trấn Phú Đa với số tiền hơn 1,9 tỷ đồng. Hiền thỏa thuận với anh Khỏe là ký hợp đồng chuyển nhượng 4 thửa đất này đứng tên người khác, Hiền sẽ chuyển trả cho anh Khỏe 1 tỷ đồng và sau 30 ngày khi ký hợp đồng chuyển nhượng, Hiền sẽ trả hết số tiền còn lại. Sau đó Hiền đã chuyển nhượng 4 thửa đất nói trên cho anh Nguyễn Hoàng Sang ở TP Huế để lấy số tiền 1,4 tỷ đồng nhưng không trả số tiền còn thiếu cho anh Khỏe mà đã chiếm đoạt để tiêu xài, trả nợ...
Với các thủ đoạn nói trên và lợi dụng "mác" giám đốc kinh doanh bất động sản, chỉ trong vòng 1 năm, Lê Văn Hiền đã lừa đảo nhiều bị hại, chiếm đoạt số tiền hơn 9,3 tỷ đồng. Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vừa diễn ra, nhiều bị hại là nông dân ở các vùng quê nghèo cho biết, để có tiền đặt cọc cho Hiền mua đất họ phải vay mượn ngân hàng nhưng không ngờ đất không mua được, tiền mất mà còn phải còng lưng trả tiền lãi. Qua xem xét toàn bộ tính chất vụ án, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên phạt bị cáo Lê Văn Hiền 15 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", buộc bị cáo trả lại toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt của các bị hại.
Giám đốc công ty bất động sản lừa 9,3 tỷ đồng, nhận 15 năm tù Hiền dùng nhiều thủ đoạn gian dối như tự vẽ bản đồ tách thửa các thửa đất không thuộc quyền sử dụng của mình, rồi đem bán cho nhiều người mua đất để nhận tiền đặt cọc, mượn tiền để đầu tư kinh doanh đất. Tin tưởng những thông tin Hiền đưa ra là thật, các bị hại đã chồng tiền đủ cho...