Cái “đói” trong hôn nhân: Khi những rạo rực, khao khát không được thỏa mãn, liệu người ta có lôi nhau ra tòa?
Thời chúng ta, ít người đói ăn đói mặc, chỉ có “đói yêu” là nhiều…
Tàu ngầm trong rất nhiều hội nhóm tâm sự chuyện hôn nhân và chia sẻ bí kíp phòng the, thi thoảng tôi lại bắt gặp những lời cầu cứu từ các bà vợ hoặc ông chồng đang quằn quại “đói ăn”.
Khởi nguồn của “ cái đói” trong hôn nhân
Có người mới kết hôn đã… “đói”, có người đang mang thai cũng “đói”, mà cũng có người sinh con 3-4 năm xong vẫn… chưa thoát được cơn “đói”. Nhiều người vẫn nghĩ đàn ông mới là đối tượng dễ “đói” và “đói” nhiều hơn trong hôn nhân, chứ đàn bà thì ít?!
Nhưng sự thật là cái “đói” chẳng chừa một ai, đàn ông hay đàn bà cũng đều có nhu cầu cả.
Ai lại đi cân nhắc chuyện đối phương muốn quan hệ bao nhiêu lần 1 tuần hay sức bền và sự linh hoạt của họ khi đêm xuống vào lúc chuẩn bị kết hôn chứ? Biết bao việc khác phải lo. Và “cái đói” cũng từ đó mà xuất hiện.
3 năm trước, chúng tôi kết hôn sau gần 4 năm hẹn hò. Trong suốt 4 năm ấy, mỗi tháng chúng tôi chỉ gặp nhau 2-3 lần vì địa điểm làm việc của hai đứa cách nhau gần trăm cây số. Gọi là xa thì không phải, nhưng đương nhiên cũng chẳng đủ gần để quấn quít nhau như những cặp đôi khác.
Khi quyết định về chung một nhà, tôi và anh cũng đắn đo, cân nhắc nhiều vấn đề.
Nhưng bây giờ khi nghĩ lại, cái mà tôi gọi là “nhiều” đó đều chỉ quanh quẩn trong chuyện kinh tế, độ chung thủy và hoàn cảnh của gia đình hai bên.
Tôi hoàn toàn quên mất tất cả những gạch đầu dòng về nhu cầu sinh lý và coi đó là điều hiển nhiên.
Yêu nhau tới 4 năm chẳng thấy có vấn đề gì với chuyện quan hệ tình dục, có gì mà phải đắn đo hay cân nhắc vấn đề ấy. Tôi đoán chồng tôi khi đó cũng nghĩ như vậy. Lu bu với quá nhiều thứ cần chuẩn bị nên cũng chẳng còn tâm trí nào mà xét tới chuyện chăn gối.
Cưới hỏi xong xuôi, ngỡ là đã nhẹ gánh hết áp lực để tận hưởng khoảng thời gian “vợ chồng son”. Nhưng 3 tháng đầu chung sống, chúng tôi chỉ quan hệ 5 lần – tần suất y hệt như khi còn đang yêu xa mặc dù ngày nào cũng chung nhà, chung giường.
Video đang HOT
Năm đó tôi 25 tuổi và cũng là lần đầu tiên trong đời biết cảm giác “đói”.
“Cái đói” sẽ đưa chúng ta về đâu?
Tôi mất 3 năm để vật lộn với “cơn đói” của chính mình. Hàng ngàn kịch bản đã được vẽ ra: Liệu có phải anh “cong”, hay anh có bồ bên ngoài, hay do mình thiếu kỹ năng,…
Bóng gió ẩn ý bày tỏ ham muốn, có. Thẳng thắn ngồi nói chuyện về chuyện chăn gối, có. Thay đổi chế độ ăn uống, có. Cùng nhau gặp chuyên gia tâm lý để giải quyết vấn đề, cũng có.
Nhưng cuối cùng, mọi nỗ lực đều không thể giải quyết được vấn đề duy nhất là nhu cầu của tôi cao hơn của chồng.
Kết cục, tôi thấy mặc cảm và xấu hổ vì trong mắt chồng, mình chẳng khác nào một “con nghiện”. Còn chồng tôi, đương nhiên cũng không lạc quan hơn vì “đàn ông rõ trẻ khỏe mà chẳng có ham muốn”. Vậy là từ quan hệ tình dục với tần suất thấp, chúng tôi gần như ăn chay hẳn vì không tìm được cách giải tỏa tâm lý cho nhau.
“Cái đói” này sẽ tạo ra một “cái nhọt” mang tên: Có mà cũng như không thì khác gì không có!
Vậy là chúng tôi ly hôn.
Bạn bè và cả người thân đều chẳng hiểu tại sao chúng tôi lại lôi nhau ra tòa. Không xung đột, không kẻ thứ 3, kinh tế của cả hai cũng rất ổn.
Tôi biết có nhiều người sẽ lựa chọn khác đi nếu trong tình cảnh của tôi. Đàn ông thì dễ ngoại tình, đàn bà thì dễ cam chịu mà sống tiếp vì dù sao “cái đói” ấy cũng chẳng làm họ chết được.
Không chết, nhưng héo úa về tinh thần thì có.
Chúng ta thường cân nhắc rất nhiều vấn đề khi chuẩn bị kết hôn: Phải ở nhà thuê, tiết kiệm bao lâu để mua được nhà?, Ở chung với bố mẹ chồng hay ở riêng?, Mấy năm sau khi cưới thì nên có con?,….
So với những điều đó, chuyện tình dục hẳn là gạch đầu dòng mà nhiều người coi là nhảm nhí, chẳng đáng để nghiêm túc suy nghĩ và cân nhắc.
Thậm chí là ngay cả khi đã cân nhắc và thấy có những bất ổn, người ta cũng dễ tặc lưỡi cho qua. Liệu bạn có sẵn sàng chấp nhận sống cả đời với người bạn đời có nhân cách tốt, có khả năng kiếm tiền, biết vun vén cho gia đình nhưng gần như không có nhu cầu ân ái với mình?
Tôi thì không.
Tình dục suy cho cùng vẫn là một món ăn không thể thiếu trong hôn nhân. Thiếu nó, chúng ta không chết về thể xác nhưng sẽ hấp hối về tinh thần. Nếu có cỗ máy thời gian của Doremon trong tay, tôi sẽ làm một chuyến về quá khứ để thay đổi danh sách những vấn đề cần lưu tâm trước hôn nhân.
Nếu thế, biết đâu mọi chuyện có thể sẽ khác…
3 thứ đàn ông cần, 3 thứ đàn bà muốn, thỏa mãn được nhau, hôn nhân không sợ ngày tàn!
Cả đàn ông và đàn bà đều có những thứ cần và muốn không giống nhau. Nhưng đôi khi chỉ vì làm lơ, dửng dưng trước mong muốn của nhau mà cả hai dần rời xa, một mái ấm cũng theo đó mà tàn dần...
Liệu đã khi nào bạn đặt câu hỏi rằng: Chồng mình cần gì? hay vợ mình muốn gì?
Hôn nhân bền vững dựa vào 2 điều tiên quyết, là thấu hiểu và đáp ứng. Vì vậy nếu không thể hiểu nhau cần gì, đáp ứng nhu cầu của nhau thì trước sau gì hôn nhân cũng có ngày không "sống" nổi.
Vợ cần biết 3 thứ chồng cần, chồng cũng nên hiểu 3 điều vợ muốn, có như vậy hôn nhân mới lâu dài đến răng long đầu bạc.
3 ĐIỀU ĐÀN ÔNG CẦN
Cần một mái nhà thoải mái để trở về
Đàn ông mong vợ sẽ trở thành người đồng hành, tuyệt đối không muốn vợ trở thành cái kìm kiểm soát cuộc sống của mình. Họ mong ngôi nhà sẽ là mái ấm khiến họ muốn trở về mỗi tối sau một ngày mỏi mệt vật lộn với công việc.
Ở đó luôn có sẵn bữa cơm ngon nóng hổi chờ, luôn có người vợ tươi cười, ân cần hỏi han "Hôm nay anh có mệt không, Có chuyện gì ở công ty không?"...
Họ cần một ngôi nhà là nơi nghỉ ngơi, thư giãn thực sự chứ không phải là bị ám ảnh bởi những lời cằn nhằn, đay nghiến.
(Ảnh minh họa)
Sự tôn trọng, dịu dàng và lòng tin
Phụ nữ khi lấy chồng thường nuôi mong muốn tình yêu sẽ dài lâu, nồng nàn và thật mãnh liệt. Nhưng đàn ông khi lấy vợ lại chỉ cần nhất là sự tôn trọng. Với phụ nữ ngọt ngào nhất là câu "anh yêu em". Còn với đàn ông, ngọt ngào chính là khi vợ có thể nói cảm ơn, khen ngợi và tự hào về họ.
Đàn ông luôn có nhu cầu tin tưởng và ngưỡng mộ từ người phụ nữ của mình. Nhưng vợ đôi khi lại không để ý hay xem nhẹ. Khi những gì chồng làm đã quá thường xuyên và như một trách nhiệm, vợ sẽ quên ghi nhận và động viên chồng bằng những lời khen.
Phụ nữ nên nhớ không giờ là thừa cho những lời khen và ghi nhận cố gắng, công sức của chồng. Đàn ông luôn muốn sự nể trọng và ngưỡng mộ, như được đánh giá cao. Và chỉ cần cho họ một tình yêu có đủ ngưỡng mộ thế này, đàn ông chắc chắn sẽ cho phụ nữ đủ ngọt ngào mà họ muốn.
Sự mới mẻ, tự do
Đàn ông trời sinh đã nuôi nhiều tham vọng chinh phục và khám phá. Phụ nữ khi kết hôn đòi hỏi sự sở hữu, còn đàn ông lại cần tự do. Đàn ông không muốn gia đình là nhà giam, ở đó mọi thứ mọi điều trong đời đàn ông đều để phụ nữ giữ. Đàn ông cần khoảng trời riêng, đủ sức vùng vẫy và đủ vừa để muốn trở về nhà. Phụ nữ khôn ngoan chính là cho đàn ông tự do để tìm những thứ anh ấy muốn, trong khuôn khổ an toàn.
Nhưng đàn ông cần tự do và tuyệt đối không muốn trở thành 1 vật bị sở hữu. Nhà sẽ là nhà tù nếu như các bà vợ biến thành quản ngục khắt khe. Vì vậy, là vợ khôn, hãy cho anh ấy được tự do khám phá những gì anh ấy muốn, tất nhiên là trong khuôn khổ những gì cho phép và phù hợp với hoàn cảnh gia đình nhé.
3 ĐIỀU PHỤ NỮ MONG MUỐN
Muốn có người chia sẻ việc nhà
Điều mọi phụ nữ sợ nhất là người chồng biếng nhác và vô tâm. Đây sẽ là "tử huyệt" khiến đàn bà chết mòn trong hôn nhân vì thiếu thốn yêu thương, chia sẻ.
Việc nhà không phải là chuyện chỉ riêng đàn bà làm được hay là việc chỉ đàn bà phải làm. Tiền cũng không phải chỉ đàn ông có thể hay phải kiếm. Đàn ông có thể ra ngoài kiếm tiền, đàn bà cũng vậy. Do đó, việc nhà phụ nữ làm thì đàn ông cũng nên phụ giúp một tay. Chỉ có đàn ông tệ bạc mới cho rằng việc nhà chỉ là việc của đàn bà.
Đàn bà dù bao dung và giàu thứ tha đến mấy cũng đều có mong muốn chồng giúp đỡ chuyện nhà cửa khi cần. Dù rằng họ có thể tự làm hết mọi việc, nhưng họ cần sự quan tâm chia sẻ từ chồng. Đó là sự bình đẳng trong hôn nhân phải có để vợ không thấy nặng nề, căng thẳng.
(Ảnh minh họa)
Lắng nghe
Phụ nữ đôi khi sẽ chẳng cần điều gì quá cao sang, chỉ là muốn chồng có thể ngồi nghe hết những muộn phiền trong ngày của mình. Họ cũng không cần chồng giải quyết hết mọi nỗi niềm ở họ, họ muốn chồng tự nguyện nghe và cho họ động lực bằng sự tập trung và chú ý. Chỉ cần có vậy, họ đã thấy an toàn và đủ sức mạnh để bước tiếp.
Cảm giác an toàn, được che chở, yêu thương
Phụ nữ ở nhà lo cho con, chuẩn bị từng bữa ăn cho chồng, không phải để mang tiếng là kẻ ăn bám chồng. Phụ nữ có chồng là để được cùng nhau hạnh phúc, chia sẻ yêu thương và thấu hiểu. Và thứ họ sợ nhất không phải là nghèo khó vất vả, mà là một người chồng không cho họ được cảm giác an toàn, bảo bọc và yêu thương.
Vỡ kế hoạch lần 4, bác sĩ đang đắn đo để hay giữ thì chồng đập bàn 'phán' một câu chắc nịch khiến cả vợ và bác sĩ bàng hoàng Nghĩ mình bị rối loạn, tôi không đi khám. Để rồi khi triệu chứng ốm nghén rõ hơn thì cái thai đã được gần 4 tháng. Sau khi siêu âm, bác sĩ đối diện với vợ chồng tôi nói: "Sinh mổ lần 4 quá nguy hiểm, anh chị nên cân nhắc". Tôi lấy chồng năm 25 tuổi. Chồng tôi là giám đốc marketing...