Cải cách TTHC tại Kho bạc Nhà nước: Giúp tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng
Theo Phó Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước ( KBNN), ông Nguyễn Quang Vinh, trong thời gian qua, hệ thống KBNN đã tích cực cải cách thủ tục hành chính ( TTHC) tạo thuận lợi cho đơn vị sử dụng ngân sách nhưng vẫn kiểm soát thu – chi an toàn, hiệu quả, qua đó tiết kiệm cho ngân sách nhà nước (NSNN) hàng nghìn tỷ đồng…
Khách hàng giao dịch tại KBNN Hà Nội
Vượt thu ngân sách, kiểm soát chi an toàn
Tại cuộc họp báo thông báo về kết quả trọng tâm năm 2019 của hệ thống KBNN hôm 20/12, ông Lê Văn Khoa, Phó Chánh Văn phòng KBNN cho biết, năm 2019, đơn vị này đã hoàn thành tốt nhiệm vụ trên các mặt công tác.
Cụ thể, xây dựng, triển khai các đề án, chính sách; quản lý quỹ NSNN; điều hành ngân quỹ nhà nước; huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển; đảm bảo an ninh, an toàn tiền, tài sản nhà nước giao cho KBNN quản lý; triển khai kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống KBNN; cải cách hành chính, thông tin tuyên truyền và hợp tác quốc tế; quản lý nội bộ hệ thống…
Tính đến hêt ngày 15/12/2019, lũy kế thu NSNN trong cân đối đạt 1.414.290 tỷ đồng, bằng 100,21% so với dự toán năm 2019 được giao, trong đó: Thu nội địa đạt 1.146.202 tỷ đồng, bằng 97,67% so với dự toán năm; thu từ dầu thô đạt 53.297 tỷ đồng, bằng 119,5% so với dự toán năm; thu từ xuất nhập khẩu đạt 332.762 tỷ đồng, bằng 110,74% so với dự toán năm.
Với kết quả này ước đến 31/12 tổng thu NSNN đạt mục tiêu vượt 5% so với dự toán được Chính phủ giao tại Nghị quyết 01/NQ-CP.
Video đang HOT
Liên quan đến công tác kiểm soát chi NSNN, Báo cáo của KBNN cho biết, tính đến ngày 15/12, hệ thống KBNN đã thực hiện kiểm soát chi thường xuyên đạt 846.353 tỷ đồng, đạt 81,2% dự toán chi thường xuyên của NSNN qua KBNN.
Thông qua công tác kiểm soát chi NSNN, các đơn vị KBNN đã phát hiện 21.985 khoản chi chưa đủ thủ tục theo quy định, đã yêu cầu bổ sung các thủ tục cần thiết và số tiền thực từ chối thanh toán là 79 tỷ đồng.
Đáng chú ý, đối với chi đầu tư xây dựng cơ bản, tính đến ngày 15/12/2019, lũy kế vốn đầu tư thuộc kế hoạch năm 2019 kiểm soát chi qua KBNN giải ngân là 257.455,8 tỷ đồng, đạt 61,8% kế hoạch Chính phủ giao; đạt 60% kế hoạch Quốc hội giao.
Dự kiến lũy kế giải ngân vốn đầu tư kế hoạch năm 2019 kiểm soát chi qua KBNN giải ngân đến ngày 31/1/2020 là 339.690 tỷ đồng, ước đạt 88,3% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Tính đến 15/12, thông qua kiểm soát chi đầu tư, hệ thống KBNN đã từ chối thanh toán 90,1 tỷ đồng. Số tiền từ chối này là do chủ đầu tư đề nghị thanh toán khối lượng phát sinh chưa được phê duyệt, một số khoản chi chưa đủ hồ sơ theo quy định.
Tích cực cải cách hành chính, hoàn thiện cơ chế
Để có được kết quả đó, theo Phó Tổng Giám đốc KBNN Nguyễn Quang Vinh là nhờ trong thời gian qua, KBNN đã tích cực cải cách TTHC, hoàn thiện cơ chế, quy trình kiểm soát chi NSNN qua KBNN theo hướng đơn giản hóa hồ sơ, chứng từ với định hướng cải cách, tin học hóa, đẩy mạnh triển khai dịch vụ công điện tử…
Đối với kiểm soát chi đầu tư, thời gian kiểm soát chi đã được rút ngắn từ 7 ngày xuống còn 3 ngày làm việc. Đối với chi thường xuyên, KBNN áp dụng nguyên tắc “thanh toán trước, kiểm soát sau” đối với hợp đồng thanh toán nhiều lần, rút ngắn tối đa thời gian thanh toán xuống còn 1 ngày làm việc kể từ khi nhận được đủ hồ sơ, chứng từ hợp pháp, hợp lệ của đơn vị.
Đặc biệt, đột phá trong công tác cải cách TTHC là đã hình thành một tài khoản duy nhất, tức là cuối ngày tất cả tiền gửi của kho bạc nằm rải rác tại các ngân hàng thương mại sẽ về 0, theo đó số dư sẽ chuyển hết về Ngân hàng Nhà nước.
Theo đại diện KBNN, khi chuyển như vậy sẽ có lợi ích rất lớn nhằm hỗ trợ thực hiện chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Kết quả cụ thể là khi có nguồn ngân quỹ nhàn rỗi chủ động điều hành, KBNN đã tham mưu và Bộ Tài chính đã ra thông tư hướng dẫn giảm chi phí tạm ứng tồn ngân cho ngân sách trung ương cũng như ngân sách địa phương xuống còn 0,1%.
Với cách làm này, theo ước tính của KBNN đã tiết kiệm cho ngân sách trung ương và địa phương là trên 2.600 tỷ đồng, đồng thời dùng ngân sách tạm thời nhàn rỗi gửi có kỳ hạn ở các ngân hàng thương mại tạo nên thặng dư về KBNN và nộp NSNN khoảng 5.000 tỷ đồng.
Báo cáo của KBNN cho biết, năm 2019, KBNN đã cắt giảm 128 phòng tại KBNN cấp tỉnh; sáp nhập 15 KBNN cấp huyện và xóa bỏ 48 phòng tại KBNN TP Hà Nội và TP HCM; giảm 190 vị trí cấp trưởng và 214 vị trí cấp phó.
Trong năm 2019, hệ thống KBNN đã triển khai thực hiện 248/248 cuộc thanh tra chuyên ngành, đạt 100% so với kế hoạch. Qua công tác thanh tra chuyên ngành, đã ban hành 32 quyết định xử phạt vi phạm hành chính và kịp thời kiến nghị với cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung một số cơ chế chính sách chưa phù hợp;
Trong năm 2019, toàn hệ thống KBNN đã phát hiện và thu giữ 32 tờ tiền giả các loại; Đã trả lại 1.317 món tiền khách hàng nộp thừa với tổng số tiền hơn 3,5 tỷ đồng.
Thanh Thanh
Theo Baophapluat.vn
Trái phiếu Chính phủ phát hành năm 2019 chủ yếu được dùng làm gì?
Tính từ đầu năm đến nay đã có tổng cộng 197.419 tỷ đồng TPCP được phát hành, cao hơn 19% so với cả năm 2018.
Theo báo cáo thị trường tiền tệ hàng tuần của Trung tâm Phân tích & Tư vấn đầu tư thuộc công ty chứng khoán SSI vừa công bố, trong tuần đến ngày 13/12 vừa qua, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) đã dừng gọi thầu sau 4 tuần phát hành liên tiếp. Kho bạc Nhà nước (KBNN) gọi thầu 6.000 tỷ đồng với các kỳ hạn 10,15 và 20 năm. Nhu cầu với kỳ hạn 10 và 15 năm khá cao và toàn bộ lượng gọi thầu được bán hết, đây cũng là 2 kỳ hạn được các NHTM ưa thích.
Lãi suất trúng thầu chững lại đà giảm trong vài phiên gần đây và nhích nhẹ 2 điểm cơ bản (bps) ở kỳ hạn 15 năm. Đối với kỳ hạn 20 năm, lượng đăng ký chỉ bằng 67% lượng chào bán và không phát hành thành công. Lãi suất đăng ký thấp nhất ở kỳ hạn 20 năm là 4,06%/năm, vẫn cao hơn mức lãi suất trúng thầu tại phiên gần nhất vào cuối tháng 11 là 4bps.
Tính từ đầu năm đến nay, có tổng cộng 197.419 tỷ đồng TPCP được phát hành, cao hơn 19% so với cả năm 2018, chủ yếu là để tài trợ nguồn trả nợ gốc. Lượng TPCP tăng thêm (phát hành - đáo hạn) từ đầu năm đến nay thực chất giảm 28% so với cả năm 2018. Lượng phát hành các kỳ hạn 5 năm và 7 năm tiếp tục thu hẹp, chỉ khoảng 13,7 nghìn tỷ đồng, tương đương 7% tổng lượng phát hành. Kỳ hạn trái phiếu trúng thầu bình quân tăng từ 12,15 năm trong 2018 lên 13,57 năm.
Năm 2020 có khoảng 128 nghìn tỷ đồng TPCP đến hạn (gồm cả 1 tỷ USD trái phiếu ngoại tệ) - cao hơn 11,6% so với 2019. SSI Research cho rằng, nhu cầu đầu tư TPCP để tăng tài sản có thanh khoản của các NHTM và xu hướng nới lỏng tiền tệ sẽ khiến lãi suất TPCP rất có thể sẽ giảm tiếp trong 2020 nhưng mức giảm sẽ nhỏ hơn nhiều so với 2019 và nằm trong khoảng 30-50bps.
Trên thị trường thứ cấp, thanh khoản liên ngân hàng giảm bớt đã khiến lãi suất nhích tăng ở hầu hết các kỳ hạn. Cụ thể, lợi tức TPCP các kỳ hạn 1 năm, 3 năm, 5 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm và 30 năm lần lượt là 1,55%/năm, 1,82%/năm, 2,01%/năm, 3,51%/năm, 3,65% năm, 4,07%/năm và 4,49%/năm; tương ứng 6bps, -7bps, 3bps, 1bp, 2bps, 2bps và -1bp so với tuần trước.
Thanh khoản thị trường cải thiện với tổng giá trị giao dịch chỉ đạt 45,7 nghìn tỷ đồng, tăng 10,5% so với tuần trước trong đó giao dịch outright chiếm 58%. NĐTNN mua ròng mạnh tới 1.878 tỷ đồng sau 2 tháng giao dịch yếu và chủ yếu là bán ròng. Kỳ hạn được mua ròng chủ yếu là 25-30 năm, lên tới 1.988 tỷ đồng. Lũy kế từ đầu năm đến nay, NĐTNN đã mua ròng 15.153 tỷ đồng TPCP trên thị trường thứ cấp.
Phương Thảo
Theo Toquoc.vn
KBNN từ chối thanh toán trên 100 tỉ đồng chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển Thông tin từ Bộ Tài chính cho biết, tổng chi NSNN tháng 11 ước đạt 113,4 nghìn tỉ đồng. Luỹ kế chi 11 tháng đạt gần 1.261,9 nghìn tỉ đồng, bằng 77,3% dự toán, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2018. Theo đó, chi đầu tư phát triển đạt gân 231,7 nghìn tỉ đồng, bằng 54% dự toán, giảm 3,3% so với...