Cải cách tiếng Việt: Hội đồng khoa học im lặng tức là không đồng tình
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng cho rằng, công trình nghiên cứu cải cách tiếng Việt của PGS.TS Bùi Hiền công bố nhưng hội đồng khoa học vẫn im lặng nghĩa là không đồng ý với phát kiến của ông ấy.
ảnh minh họa
GS Lân Dũng cho hay, thực tế công trình nghiên cứu của PGS Bùi Hiền chỉ là tác phẩm của một cá nhân. “Việc dành thời gian 20 năm để nghiên cứu hay quyết định công bố phần 1 hay phần 2 là quyền của ông ấy. Chúng ta không nên bàn kỹ về chuyện này. Đây chỉ là một báo cáo khoa học và có thể công trình nghiên cứu ấy chỉ để thỏa mãn cái tôi của ông ấy”, GS Lân Dũng .
“Bất kỳ một nhà khoa học nào cũng có quyền nghiên cứu và công bố “đứa con tinh thần” của mình. Tuy nhiên, kết quả như thế nào, có ứng dụng được trong đời sống hay không thì phải hỏi Hội đồng khoa học trong hội thảo có sự tham gia của tác giả Bùi Hiền. Lâu nay, dư luận và báo chí đã bàn tán quá nhiều mà hội đồng vẫn im lặng nghĩa là không đồng ý với phát kiến của ông ấy, đơn giản vậy thôi”, GS Lân Dũng nói thêm.
Nhà nghiên cứu hàng đầu về lĩnh vực sinh học tại Việt Nam cũng cho hay, nếu muốn những cải tiến tiếng Việt này đi vào thực tiễn cuộc sống thì Bộ GDĐT và Chính phủ phải lên tiếng và vào cuộc chứ không đợi dư luận tranh cãi như thế. “Thực tế, công trình nghiên cứu cải tiến tiếng Việt của tác giả Bùi Hiền cũng giúp cho chúng ta thấy được những chỗ vô lý của bộ ghi hình tiếng Việt xưa nay. Ví dụ như cách viết “Bộ Y tế”, chữ y và i đều có thể thay thế nhưng chúng ta vẫn quy ước là phải dùng chữ y. Những cái vô lý đó, chúng ta biết nhưng vẫn phải chấp nhận”, ông nói.
Video đang HOT
Trước đó, vào chiều 25.12.2017, PGS.TS Bùi Hiền, nguyên Phó Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội đã quyết định công bố phần 2 của công trình nghiên cứu cải tiến bảng chữ cái tiếng Việt được ông tìm hiểu trong gần 40 năm. Kế hoạch này được ông khẳng định là sớm hơn so với dự định, dù trước đó phần 1 đã bị dư luận “ném đá” dữ dội.
Theo PGS.TS Bùi Hiền, trong phần 1, ông mới chỉ đề cập đến việc cải tiến hệ thống phụ âm theo đúng nguyên tắc mỗi chữ cái chỉ biểu đạt một âm vị và mỗi âm vị chỉ có một chữ cái biểu đạt. Trong phần 2 này, PGS.TS Bùi Hiền đề xuất cải tiến hệ thống nguyên âm tiếng Việt. Với việc tìm cách phát hiện chính xác, đầy đủ hệ thống âm vị nguyên âm của tiếng Việt (Hà Nội) để từ đó chọn ra những chữ cái tương ứng với từng âm vị trên nguyên tắc 1 âm vị – 1 chữ cái.
Theo Blogtin
PGS Bùi Hiền tiếp tục công bố phần 2 cải tiến 'Tiếq Việt'
PGS.TS Bùi Hiền - nguyên Phó hiệu trưởng ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội - vừa quyết định công bố phần 2 của nghiên cứu cải tiến bảng chữ cái tiếng Việt được nghiên cứu trong suốt gần 40 năm sớm hơn dự định.
PGS.TS Bùi Hiền - nguyên Phó hiệu trưởng ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội - vẫn miệt mài hoàn thiện phần thứ hai của đề xuất. Ảnh: Theo Vietnamnet
Theo PGS.TS Bùi Hiền, trong phần 1, ông mới chỉ đề cập đến việc cải tiến hệ thống phụ âm theo đúng nguyên tắc mỗi chữ cái chỉ biểu đạt một âm vị và mỗi âm vị chỉ có một chữ cái biểu đạt. Và thực tế đã cho thấy hệ thống phụ âm cải tiến của tiếng Việt đã thể hiện được chính xác và nhất quán nguyên tắc này, nên tạo ra được bước tiến nhảy vọt về chất trong hệ thống chữ quốc ngữ.
Trong phần 2 này, PGS.TS Bùi Hiền đề xuất cải tiến hệ thống nguyên âm tiếng Việt. Với việc tìm cách phát hiện chính xác, đầy đủ hệ thống âm vị nguyên âm của tiếng Việt (Hà Nội) để từ đó chọn ra những chữ cái tương ứng với từng âm vị trên nguyên tắc 1 âm vị - 1 chữ cái.
Ông Bùi Hiền , có hai vấn đề then chốt cần giải quyết dứt điểm là số lượng âm vị nguyên âm thực sự hiện có trong tiếng Việt và các chữ cái biểu đạt tương ứng và nguyên tắc tổ hợp các nguyên âm trong các âm tiết tiếng Việt.
Hiện tại, trong hệ thống nguyên âm tiếng Việt đã ghi nhận và thường xuyên dùng theo các quy chuẩn chính tả bao gồm 16 nguyên âm thể hiện bằng những chữ cái trong các vị trí điển hình độc lập hoặc đứng trong tổ hợp âm tiết có phụ âm đi cùng.
PGS. Bùi Hiền phân tích: Trong hệ thống nguyên âm tiếng Hà Nội, ngoài các nguyên đơn ra còn rất nhiều nguyên âm đôi và nguyên âm ba. Bởi vậy các cặp đôi nguyên âm đối lập "ngắn - dài" còn thiếu những kí tự cho riêng mình (chẳng hạn như: uu - u; ưư - ư) trong bảng chữ cái quốc ngữ hiện hành đã không hề làm mất tính khu biệt ý nghĩa của những âm vị nguyên âm đó. Thậm chí khi âm vị "ă" ở vào một vị trí phát âm không thể khác được thì cũng không nhất thiết phải viết đúng chữ cái "ă" nữa, mà có thể bỏ dấu "á" đi: ắy nắy - áy náy; con quăy - con quay, ....
Dựa vào đặc điểm của tính chất đó mà xem xét thì ngoài 3 cặp đối lập : a - ă, ơ - â, y - i đã có và thường hay gặp nhất trong tiếng Hà Nội, thấy không cần thiết phải có thêm các kí tự chỉ các nguyên âm đối lập còn thiếu vào bảng chữ quốc ngữ hiện hành (kiểu ee, êê, oo, ôô, uu, ưư).
PGS.TS Bùi Hiền nói về việc bị "ném đá" với đề án mới của mình
PGS Bùi Hiền khẳng định, đây là nghiên cứu, đề xuất khoa học cá nhân, việc có thể áp dụng hay không do Chính phủ quyết định.
Ở thời điểm này, Chính phủ và Bộ GDĐT chưa có chủ trương cải tiến chữ quốc ngữ. Tuy nhiên, ở thời điểm khác, nếu thấy đây là đề xuất hợp lý, cơ quan chức năng có thể xem xét.
Theo Trí Thức Trẻ
Cải tiến 'Tiếq Việt' của PSG. Bùi Hiền: Chỉ mất 10 phút đọc văn bản Theo PGS Bùi Hiền: "Nếu các bạn để ý và nắm bắt nhanh nguyên tắc chuyển đổi các chữ cái mới và cũ, chỉ cần khoảng 10 phút là có thể đọc được văn bản mới. Với điều kiện, các bạn phải tập trung học thật thuộc 6 chữ cái sau: C (chờ) = ch, tr; K (cờ) = k, c, q ;...