Cách tự kiểm tra ‘núi đôi’ tại nhà
Nó sẽ giúp bạn phát hiện các khối u, cục bướu ở núi đôi của mình nếu có.
- Kiểm tra xem có bất kỳ sự thay đổi nào trên núi đôi không (hình dạng, kích cỡ hoặc màu sắc).
- Hình dáng núi đôi có thay đổi gì không?
- So sánh với nửa bên kia của núi đôi.
- Xem có dấu hiệu phát ban nào quanh nhũ hoa không. Nếu có, hãy đi khám ngay lập tức.
- Có bị chảy máu từ nhũ hoa không? Có bị chảy mủ từ nhũ hoa mà không phải sữa? Nếu có bất cứ dấu hiệu gì bất thường khiến bạn lo lắng, hãy đi gặp bác sĩ để kiểm tra.
Ảnh minh họa: yurtopic
Lời khuyên:
Video đang HOT
- Đừng quá lo lắng khi phát hiện thấy điều gì bất thường với núi đôi, nó có thể không nghiêm trọng như bạn tưởng.
- Đó có thể chỉ là thay đổi cơ thể trong tuổi dậy thì.
- Nếu bạn ngại không dám đến bác sĩ thì hãy nhanh chóng dẹp bỏ suy nghĩ này đi, bởi họ có trách nhiệm phải giúp bạn.
- Luôn duy trì tâm trạng vui vẻ, lạc quan nhất có thể.
Theo VNE
Cách cho con ăn rau 'sai bét' của mẹ
Rau quả tươi rất giàu nước, tinh bột, protein thực vật nhưng lại chứa rất ít chất béo. Đó là lí do rau không được sử dụng làm thực phẩm chính cung cấp năng lượng cho trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, rau bổ sung một nguồn khoáng chất vfa vitamin cực kì dồi dào cho bé. Càng ngày, các bà mẹ càng quan tâm hơn đến việc cho con ăn rau để có một đời sống khỏe manhh, tránh táo bón. Tuy nhiên, rất nhiều chị em vẫn sai lầm trong cách chế biến rau cho trẻ.
Rửa nấm đông cô quá sạch hoặc ngâm nước quá lâu
Nấm có chứa Lysergic, một chất mà nếu để dưới ánh sáng mặt trời có thể được chuyển hóa thành vitamin D. Nếu rửa nấm sạch quá mức hoặc ngâm trong nước lâu trước khi ăn có thể gây mất chất dinh dưỡng ở nấm tươi. Khi nấu nấm đông cô cho con, mẹ cũng không nên dùng nồi sắt hoặc đồng để tránh thất thoát dinh dưỡng.
Ăn cà chua trước bữa ăn
Một số chị em hay cho con ăn khai vị bằng cà chua, salat trước khi ăn. Tuy nhiên, cà chua nếu cho con ăn nguyên quả như cà chua bi, chỉ nên ăn sau bữa ăn. Ăn cà chua trước bữa ăn có thể làm tăng độ chua của axit trong dạ dày, thêm vào đó, dạ dày chưa có thức ăn có thể khiến bé đau bụng, khó chịu hoặc xuất hiện các triệu chứng đau dạ dày khác.
Cho con ăn quá nhiều cải bó xôi
Cải bó xôi là siêu thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên cái gì nhiều quá cũng không tốt. Cải bó xôi chứa rất nhiều axit oxalic. Nếu trẻ ăn quá nhiều cải bó xôi, axit oxalic sẽ kết hợp với canxi và kẽm trong cơ thể bé để sản xuất ra canxi oxalate và kẽm oxalate. Hai chất này không dễ dàng hấp thụ cũng không dễ dàng bài tiết ra khỏi cơ thể, dễ gây thiếu hụt canxi và thiếu kẽm cho trẻ.
Ăn quá nhiều cà rốt
Cà rốt có chứa nhiều carotene rất tốt cho trẻ. Thế nhưng mẹ nên lưu ý cho con ăn điều độ. Trẻ nhỏ uống quá nhiều nước ép từ cà rốt hoặc cà chua có khả năng bị tăng lipit máu, khuôn mặt và da bàn tay biến thành màu da cam, chán ăn, tinh thần bất ổn, hay bồn chồn, thậm chí khó ngủ, hay sợ hãi ban đêm, quấy khóc liên miên.
Cho con ăn cà rốt nhiều quá cũng không tốt cho trẻ (ảnh minh họa)
Nấu chung cà rốt và củ cải
Món canh cà rốt củ cải su hào rất được chị em chuộng nấu vì ngon và rất ngọt nước. Một số mẹ cho con ăn dặm còn xay chung cà rốt và củ cải. Trên thực tế cách nấu này không sinh độc, sinh hại nhưng lại không tốt nếu tính về mặt dinh dưỡng. Trong cà rốt có chứa enzyme có thể phá hủy vitamin C. Do đó, lượng vitamin C trong củ cải cũng sẽ bị phá hủy hoàn toàn khi ăn kèm với cà rốt.
Rau quả đông lạnh nấu chín quá lâu
Các loại rau quả đông lạnh đã chủ yếu được rửa sạch rồi mới cấp dông. Nếu nấu quá lâu có thể dẫn đến mục nát, mất chất
Ăn giá đỗ sống
Giá đỗ ngon, dinh dưỡng phong phú nhưng nếu để con ăn, cần thiết phải nấu chín. Nếu không có thể khiến bé cảm thấy buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chóng mặt và các phản ứng khó chịu khác.
Đun hầm quá lâu các loại rau lá xanh thẫm
Các loại rau lá xanh thẫm có chứa nhiểu nitrat, nếu đun lâu có thể chuyển thành nitrite, dễ dẫn đến ngộ độc thức ăn trẻ em.
Nấu tỏi đã để quá lâu
Hẹ và tỏi nếu muốn cho con ăn nên cho bé ăn đồ mới. Các bà nội trợ hay tích nhiều tỏi trong bếp để dùng dần nhưng nếu để trong một thời gian dài, tỏi cũng hay mọc mầm và nitrat sẽ chuyển thành nitrit gây ngộ độc.
Theo VNE
10 cách điều trị bệnh tiểu đường tại nhà Bạn có tin là bạn có thể khắc phục bệnh tiểu đường tại nhà bằng cách sử dụng thực phẩm an toàn để kiểm soát lượng đường trong máu? Những người có bệnh tiểu đường phải đối phó với vấn đề sức khỏe mỗi ngày. Nếu bệnh tiểu đường vẫn chưa được kiểm soát hoặc không được điều trị, nó có thể dẫn...