Cách tránh 6 lỗi quản lý lớp giáo viên hay mắc dịp đầu năm học
Giai đoạn mới khai giảng là thời gian quan trọng, là bước khởi động tạo đà cho cả năm học của cả thầy cô và các em học sinh trong lớp. Bằng cách lưu ý để tránh những sai lầm phổ biến mà giáo viên hay mắc, sẽ giúp thầy cô thiết lập một năm học vui vẻ và hiệu quả.
Để quản lý lớp học được tốt, một trong những nguyên tắc giáo viên cần thực hiện là minh bạch hóa các chế tài. (Ảnh minh họa)
Dưới đây là một số lỗi phổ biến giáo viên mắc phải vào đầu năm có thể làm giảm hiệu quả giảng dạy hay quản lý lớp học:
1. Không truyền đạt những kỳ vọng rõ ràng
Giáo viên nên truyền đạt kỳ vọng cho học sinh vào những ngày đầu tiên đến trường. Điều này có nghĩa là chia sẻ và xem xét các quy tắc cho lớp học bao gồm cả hình thức xử lý các vi phạm.
Những kỳ vọng cho bất kỳ thói quen nào giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập nên được xác định rõ ràng. Một số giáo viên lựa chọn tạo ra bản quy tắc lớp học để học sinh thực hiện và yêu cầu học sinh, phụ huynh ký tên.
2. Không thiết lập mối quan hệ với học sinh
Xây dựng mối quan hệ với học sinh là cách hiệu quả nhất để giáo viên tránh các vấn đề về quản lý lớp học. Khi học sinh có mối quan hệ với giáo viên, chúng sẽ ít gây rắc rối hơn.
Vì vậy, làm quen với các học sinh, nói chuyện với chúng, gặp gỡ từng học sinh một, tìm hiểu những gì đang xảy ra trong cuộc sống của chúng và xem liệu bạn có thể giúp đỡ được những vấn đề chúng gặp phải không.
Xây dựng mối quan hệ với học sinh có thể đi một chặng đường dài hướng tới việc tạo ra một lớp học thực sự là một tập thể, một gia đình.
3. Không nhất quán trong thực hiện kỷ luật
Dạy học là một công việc phức tạp đòi hỏi nhiều kĩ năng và phẩm chất. Nếu bạn muốn có một lớp học được quản lý tốt; một môi trường lớp học dân chủ và bình đẳng thực sự; muốn bản thân không phải chịu những hậu quả về việc mất kiểm soát trong quản lý lớp học thì mỗi giáo viên cần cố gắng để hình thành sự kiên định và nhất quán trong hành xử, đặc biệt thái độ và ứng xử đối với các sai phạm.
Hầu hết các học sinh đều có ý thức về hình thức xử phạt các vi phạm được giải quyết trong lớp học. Nếu bạn đã xử lý kỷ luật vi phạm đối với một học sinh nhưng không phạt một học sinh khác với lỗi tương tự, học sinh sẽ xem giáo viên không công bằng và không nhất quán. Và chuyện “nhờn hình phạt” là chuyện đương nhiên xảy ra.
Video đang HOT
Giáo viên cần theo sát, nắm bắt tâm lý học sinh ngay từ những buổi học đầu năm học. (Ảnh minh họa)
4. Không tạo kế hoạch hành động cho những học sinh kém
Học sinh thể hiện hành vi kém thường không chắc chắn về cách cải thiện nó. Giáo viên nên tạo ra các kế hoạch hành động mô tả rõ ràng các kỳ vọng và phân định các bước mà học sinh có thể thực hiện để thành công.
Khi học sinh bị điểm kém hay yếu môn học nào, giáo viên hãy chỉ ra những nhiệm vụ cho học sinh phải làm để cải thiện điều đó. Có một kế hoạch hành động cụ thể sẽ giúp học sinh khắc phục được những hành vi kém.
5. Đuổi học hay trừng phạt với các vi phạm nhỏ
Mục đích sử dụng kỷ luật là để học sinh rèn luyện tiến bộ trong lớp học. Hành vi vi phạm nhỏ nên có cuộc trò chuyện giữa giáo viên với học sinh để phê bình, rút kinh nghiệm và sau đó là động viên. Vi phạm trung bình giáo viên nên có các cuộc gọi điện hoặc gặp gỡ phụ huynh để trao đổi trực tiếp.
Việc yêu cầu một học sinh rời khỏi lớp học hoặc báo cáo nhà trường chỉ nên sử dụng cho các vi phạm nghiêm trọng. Nếu một giáo viên đuổi học sinh ra khỏi lớp quá dễ dàng, thể hiện lớp học không có kỷ luật. Ngoài ra nếu giáo viên báo cáo ngay nhà trường để xử lý kỷ luật những vi phạm nhỏ, thể hiện giáo viên đó không có khả năng quản lý hiệu quả lớp học.
6. Không xử lý vấn đề ngay từ đầu
Hầu hết các vấn đề về hành vi đều có một nguyên nhân cơ bản. Ví dụ: Một giáo viên kể câu chuyện, em học sinh trong lớp có vấn đề về hành vi trong suốt thời gian dài nhưng đến khi học sinh này nổi cơn thịnh nộ trong lớp cô mới tá hỏa.
Khi tìm hiểu thì được biết, hành vi không ổn định đó bắt nguồn từ việc bố mẹ không cho tham gia chơi ở đội bóng rổ của trường. Cô đã gặp bố mẹ để thuyết phục phụ huynh cho em tham gia đội bóng và vấn đề được giải quyết. Như vậy, nhiều vấn đề quản lý lớp học mà giáo viên phải đối mặt có thể xóa bỏ bằng cách tìm hiểu học sinh và tìm ra gốc rễ hành vi.
Bảo Minh
Theo GDTĐ
Cấm giáo viên đưa học sinh ra trung tâm dạy thêm được không?
Việc dạy thêm "học sinh chính khóa" đã có luật; chỉ đạo không được thực hiện, thế nhưng công tác quản lý khó thực hiện được.
Trong hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2019 - 2020, ông Chử Xuân Dũng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đề nghị các trường tiểu học và trung học cơ sở, quản lý chặt chẽ việc dạy thêm, học thêm. Đặc biệt, cấp tiểu học không có dạy thêm học thêm.
Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho hay, hiệu trưởng trường nào để dạy thêm học thêm không đúng quy định sẽ bị xử lý nghiêm về công tác quản lý.
Ông Chử Xuân Dũng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, lưu ý các trường tiểu học cần quan tâm đến việc phân công giáo viên dạy lớp 1.
Bởi đây là lớp đầu tiên của cấp tiểu học, có vai trò quan trọng trong hành trình học tập của học sinh, do đó các trường cần phải bố trí giáo viên có năng lực, kinh nghiệm và tâm huyết, trách nhiệm.
Với cấp trung học cơ sở, Giám đốc Chử Xuân Dũng cũng yêu cầu các trường cần quản lý nghiêm việc dạy thêm, học thêm, tránh để xảy ra tình trạng biến tướng như giáo viên đưa học sinh của mình học thêm ở trung tâm do các thầy cô dạy.
Với cấp trung học phổ thông, người đứng đầu ngành giáo dục Hà Nội cũng lưu ý các trường cần tập trung nâng cao chất lượng đại trà các môn văn hoá.
Phải xây dựng kế hoạch dạy học cho riêng trường mình. Hiệu trưởng tham gia hoạt động chỉ đạo, điều hành chuyên môn, quản lý chặt chẽ nghiêm túc về chuyên môn, có hướng giúp đỡ học sinh yếu kém ngay từ đầu năm học.
Bên cạnh đó, quan tâm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh.
Có cấm dạy thêm được không? (Ảnh minh họa: Báo Lao động)
Giáo viên dạy học sinh "chính khóa" của mình tại trung tâm có sai luật?
Chương I, Điều 4, Thông tư 17/2012/TT-BGDDT quy định rõ: Các trường hợp không được dạy thêm:
Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập:
a) Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường;
b) Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.
Như vậy, giáo viên muốn dạy thêm học sinh "chính khóa" phải xin phép Hiệu trưởng bằng văn bản; nếu không có sự cho phép của Hiệu trưởng, giáo viên dạy đang vi phạm luật pháp.
Thực trạng dạy thêm "học sinh chính khóa" tại trung tâm như thế nào?
Tổ chức lớp, thu tiền, đều do giáo viên thực hiện; trung tâm chỉ nhận 20% số tiền trên tổng số học sinh. Phần lớn học sinh trung học cơ sở đang học giáo viên nào, ra trung tâm học thêm giáo viên đó.
Một số nơi, cấp phép cho giáo viên dạy thêm, nơi học cũng là nhà giáo viên; người học chính là "học sinh chính khóa".
Việc dạy thêm "học sinh chính khóa" đã có luật; chỉ đạo không được thực hiện, thế nhưng công tác quản lý khó thực hiện được; ban ngày đã học thêm tại trường, tối lại nhà thầy em vẫn học thêm.
Giải pháp nào để quản lý giáo viên không dược dạy thêm "học sinh chính khóa"?
Việc quy định giáo viên không được dạy thêm "học sinh chính khóa", tránh được nạn "ép" học sinh học thêm; cắt xén chương trình, dành cho dạy thêm; giảm áp lực học hành cho học trò.
Để làm được điều đó, cơ quan quản lý phải bắt buộc các trung tâm công khai danh sách, địa chỉ học sinh, giáo viên dạy thêm.
Kiên quyết đóng cửa trung tâm vi phạm quy định xếp giáo viên dạy thêm học sinh chính khóa. Giáo viên vi phạm, phải rút giấy phép dạy thêm, kỷ luật thích đáng.
Chế tài kiên quyết, mới mong quy định của pháp luật, hướng dẫn của lãnh đạo được thực thi nghiêm túc.
Tài liệu tham khảo:
1: //vietnamnet.vn/vn/giao-duc/nguoi-thay/yeu-cau-tranh-tinh-trang-giao-vien-dua-hoc-sinh-ra-hoc-them-o-trung-tam-do-minh-day-559501.html
2: //thuvienphapluat.vn/van-ban/giao-duc/Thong-tu-17-2012-TT-BGDDT-day-hoc-them-139414.aspx
Lê Mai
Theo giaoduc.net
Chuẩn bị 'xóa sổ' giáo viên trình độ trung cấp Luật Giáo dục có hiệu lực từ tháng 7.2020 sẽ khiến các trường trung cấp sư phạm bị giải thể và dừng phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh sư phạm đối với các trường trung cấp đa ngành. Làm giáo viên mầm non cần nhất lòng yêu trẻ - ĐÀO NGỌC THẠCH Sẽ giải thể các trường trung cấp Luật Giáo dục quy...