Cách thi ngoại ngữ như môn tự chọn
Nhiều ý kiến tỏ ra đồng tình trước thông tin Bộ GD-ĐT xem xét đưa ngoại ngữ trở thành môn tự chọntrong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Vấn đề còn lại là cách thức tổ chức thi.
Học sinh Trường THPT Lương Thế Vinh (Q.1, TP.HCM) trong giờ học tiếng Anh – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Mong muốn của số đông
Theo Bộ, sau một thời gian ghi nhận các ý kiến góp ý cho những phương hướng đổi mới thi tốt nghiệp THPT, một trong những đề xuất mà Bộ nhận được là nên đưa ngoại ngữ là môn thi tự chọn thay vì phương án chỉ là môn thi khuyến khích như dự thảo.
Trao đổi với phóng viên Thanh Niên, nhiều ý kiến tỏ ra đồng tình với phương án này.
Ông Phạm Hữu Hoan, Trưởng phòng Giáo dục trung học, Sở GD-ĐT Hà Nội, cho hay khi góp ý với Bộ, Sở cũng đề nghị nên thi ngoại ngữ là môn tự chọn. Mới đây nhất, sáng 12.2, tại cuộc họp với các trường THPT, hầu hết các ý kiến của hiệu trưởng các trường đều đề nghị phương án tối ưu nên để ngoại ngữ là môn thi tự chọn. Làm được điều này vừa đáp ứng được nguyện vọng của học sinh vừa duy trì được việc khuyến khích dạy học ngoại ngữ trong các trường. Cũng theo ông Hoan, trước đó Sở cũng nhận được rất nhiều điện thoại, thư của phụ huynh và học sinh bày tỏ tha thiết mong muốn nếu ngoại ngữ chưa thi bắt buộc thì cũng nên là một trong những môn tự chọn.
PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường phổ thông dân lập Lương Thế Vinh, đánh giá cao tính cầu thị của Bộ về vấn đề này và cho rằng khi chưa thể là môn thi bắt buộc thì để ngoại ngữ tự chọn là hoàn toàn phù hợp trong giai đoạn hiện nay.
Thêm phần viết luận
Theo tìm hiểu của phóng viên Thanh Niên, nhiều khả năng Bộ sẽ thay đổi phương án thi theo hướng này đối với môn ngoại ngữ. Tuy nhiên, Bộ đang cân nhắc cách thức thi môn này ra sao để có thể đánh giá được nhiều hơn năng lực sử dụng ngoại ngữ.
Video đang HOT
Theo dự kiến của Bộ, nếu phương án này được thông qua, về cách thức thi ngoại ngữ, ngoài hình thức kiểm tra trắc nghiệm sẽ có thêm phần thi viết luận. Một cán bộ Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục cho rằng do Đề án ngoại ngữ nên các trường đều có trang thiết bị khá đầy đủ và hoàn toàn có thể thi trên máy để kiểm tra 3 kỹ năng nghe, đọc, viết của học sinh. Nếu quyết tâm thì vẫn có thể thực hiện được trong một vài năm tới chứ không phải chờ đợi quá lâu. Còn ông Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, khẳng định chắc chắn sẽ phải đưa ngoại ngữ trở thành môn thi bắt buộc.
Mong muốn đổi mới ngay trong năm nay
Trước thông tin Bộ vẫn đang cân nhắc và chưa quyết định có đổi mới thi tốt nghiệp THPT từ năm nay hay không, nhiều ý kiến đã bày tỏ mong muốn Bộ nên sớm quyết định việc này vì học sinh và dư luận đang rất mong chờ. Ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục – Thanh niên – Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng: “Tôi hiểu Bộ GD-ĐT xác định đổi mới thi tốt nghiệp THPT là việc có thể làm ngay trong năm 2014 này, vì việc đổi mới này không cần đầu tư tài chính. Nếu như năm 2014 này Bộ áp dụng việc đổi mới thi tốt nghiệp THPT thì tôi cho là có lợi hơn cho học sinh, vì mọi thông tin đã được công bố ngay từ đầu năm, kể cả việc Bộ quyết định chọn phương án thi 4 môn hay 5 môn”.
Theo TNO
Các phương án thi tốt nghiệp THPT: Xem xét ngoại ngữ là môn tự chọn
Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Vinh Hiển (ảnh), Thứ trưởng Bộ GD-ĐT khẳng định đang và sẽ tiếp tục ghi nhận các ý kiến đóng góp về đề án thi tốt nghiệp THPT và chỉ quyết định khi thấy yên tâm về tính khả thi cũng như điều kiện thực hiện.
Học sinh lớp 12 đang chờ đợi quyết định cuối cùng của Bộ GD-ĐT về phương án thi tốt nghiệp năm nay - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Ông Nguyễn Vinh Hiển cho biết:
Hiện nay, do điều kiện khó khăn khách quan, nên việc dạy - học môn ngoại ngữ ở trường phổ thông rất khác nhau giữa các vùng miền. Do vậy, dự thảo đề xuất phương án đưa môn ngoại ngữ là môn thi khuyến khích. Qua các kênh thông tin khác nhau, chúng tôi nhận được đề xuất đưa môn ngoại ngữ là môn thi tự chọn (để nâng cao vị trí của môn học này và khuyến khích việc dạy và học môn ngoại ngữ). Chúng tôi sẽ thảo luận, cân nhắc vấn đề này một cách nghiêm túc và cầu thị. Bộ sẽ tiếp tục cân nhắc kỹ hơn vì dù quyết theo hướng nào cũng có hạn chế.
Cách thi và kiểm tra hiện nay chỉ thi theo hình thức trắc nghiệm, một triệu học sinh thi phổ thông trong một buổi thì rất khó đánh giá được năng lực toàn diện về ngoại ngữ, chỉ nặng về kiểm tra ngữ pháp trong khi nghe, nói chẳng đánh giá được. Cách thi ấy có thể cũng khuyến khích được tinh thần học hành nhưng khó đi được đến cái đích cuối cùng là học để sử dụng ngoại ngữ.
Sẽ không xảy ra hiện tượng miễn "oan"
* Về vấn đề mở rộng đối tượng miễn thi, Bộ nhận được ý kiến đồng tình hay phản đối nhiều hơn, thưa ông?
Nói chung là số đông vẫn đồng ý với miễn thi nhưng vẫn băn khoăn tại sao lại có tỷ lệ 20%. Chúng tôi lý giải thế này: Nói chung thi tốt nghiệp của mình đỗ rất nhiều, gần 100%, riêng số khá giỏi trên 20%. Số học sinh được xếp loại khá giỏi trong quá trình học tập cũng trên 20%, thậm chí có nơi gấp đôi số lượng này.
Tuy nhiên, nếu không khống chế tỷ lệ thì với cách thức thi kiểm tra đánh giá như hiện nay chưa phản ánh đúng chất lượng người học. Khi không bị khống chế thì sẽ chạy đua, nảy sinh những tiêu cực như xin thầy xin cô điểm thì được miễn thi. Việc khống chế tỷ lệ thì sẽ xảy ra chuyện "cạnh tranh" lành mạnh và nhờ vậy quá trình giám sát chặt chẽ hơn.
* Vậy Bộ có tính tới trường hợp các địa phương dù không đủ nhưng cũng cố để chọn tối đa 20% được miễn thi?
Dù tất cả các địa phương đều miễn thi 20% thì theo tính toán của chúng tôi như trên cũng không xảy ra hiện tượng miễn "oan" đâu. Khống chế tỷ lệ này thì chỉ có thể xảy ra trường hợp ở một số địa phương đáng lẽ được miễn thi thì không được miễn thôi.
Tạo cơ sở để trường ĐH tuyển sinh bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT
* Cùng với đổi mới việc tổ chức thi, cách thức ra đề thi có thay đổi gì đáng kể không, thưa ông?
Phương án đổi mới thi nếu thực hiện được ngay trong năm nay thì sẽ giữ ổn định cho đến khi có học sinh lớp 12 học và thi theo chương trình sách giáo khoa mới. Nhưng ổn định ở đây về cách thức tổ chức và cách học sinh tham gia kỳ thi này. Còn để đổi mới theo hướng nâng cao chất lượng của kỳ thi thì sẽ được chuyển biến theo từng năm theo hướng đánh giá năng lực của học sinh. Không chỉ trong thi mà cả trong kiểm tra và đánh giá cả quá trình học. Ví dụ, sẽ tập huấn ra câu hỏi, ra bài tập có ma trận để cho đề thi ngày càng nặng hơn về việc hiểu và vận dụng kiến thức kỹ năng học được. Như vậy kiến thức học thuộc máy móc sẽ giảm đi và kiến thức vận dụng tổng hợp nhiều môn sẽ được tăng lên.
Đối với các môn khoa học xã hội, học sinh sẽ được trình bày ý kiến của bản thân chứ không chỉ học thuộc học vẹt theo những bài văn mẫu, bài học mẫu.
Nếu thay đổi cách ra đề thi, kiểm tra như nói ở trên thì dần dần sẽ tăng tỷ lệ miễn thi theo từng năm và sẽ có tiêu chí được miễn thi.
* Có mối liên hệ nào giữa đổi mới thi tốt nghiệp THPT với đổi mới tuyển sinh vào ĐH, CĐ không, thưa ông?
Các trường ĐH, CĐ tự chủ tuyển sinh được quyền lựa chọn phương thức tuyển sinh. Trong đó, có thể sử dụng kết quả học tập của học sinh ở THPT, kết quả thi tốt nghiệp THPT làm dữ liệu tuyển sinh cho trường. Như vậy, việc học sinh thi 2 môn bắt buộc (toán và ngữ văn) cùng với 2 môn tự chọn sẽ là cơ sở tốt để các trường sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT vào tuyển sinh ĐH, CĐ mà vẫn bảo đảm đánh giá được năng lực, sở trường xu hướng nghề nghiệp của các em phù hợp với yêu cầu ngành nghề đào tạo của trường;
Như vậy, việc tuyển sinh ĐH, CĐ sẽ linh hoạt, nhẹ nhàng hơn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng nguồn tuyển. Trong những năm trước mắt, các cơ sở giáo dục ĐH có thể sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT ở mức độ phù hợp, bên cạnh việc sử dụng với các hình thức khác như thi tuyển, phỏng vấn...
Giải pháp tránh học lệch, học tủ
* Các ý kiến vẫn tỏ ra lo ngại nếu thi ít môn thì sẽ tạo điều kiện cho học sinh học lệch, học tủ. Bộ lý giải thế nào về vấn đề này?
Việc xét công nhận và xếp loại tốt nghiệp không chỉ sử dụng kết quả thi mà có cả kết quả đánh giá trong quá trình học tập; muốn có hồ sơ dự tuyển ĐH tốt thì học sinh không thể "học lệch" mà phải nỗ lực học tất cả các môn, nhất là ở lớp 12. Việc sử dụng kết quả đánh giá quá trình cũng có tác dụng giảm thiểu rủi ro đối với học sinh khi kết quả thi tốt nghiệp chỉ phụ thuộc kết quả các môn thi như trước đây. Mặt khác, để góp phần khắc phục tình trạng học lệch, học tủ, đề thi sẽ điều chỉnh theo hướng tăng cường câu hỏi mở đối với các môn tự luận nhằm phát huy khả năng vận dụng kiến thức tổng hợp của học sinh vào giải quyết vấn đề theo quan điểm cá nhân.
* Xin ông cho biết khi nào Bộ sẽ công bố chính thức phương án thi tốt nghiệp THPT?
Bộ vẫn đang và sẽ tiếp tục ghi nhận các ý kiến đóng góp và chỉ quyết định khi thấy yên tâm về tính khả thi và điều kiện thực hiện. Quyết rồi mà không thực hiện thì không được. Ví dụ năm nay muộn quá không thể làm kịp thì phải để sang năm. Còn năm nay yên tâm, ổn định được, làm được, tính toán thấy không bị ảnh hưởng thì quyết ngay.
Theo TNO
Ủng hộ đưa môn ngoại ngữ vào môn tự chọn Đo la y kiên cua nhiêu hiêu trương trương THPT tai hội nghị sơ kết học kỳ 1 năm học 2013-2014 khối THPT do Sơ GD-ĐT Ha Nôi tô chưc sáng 17-1. Theo ông Tô Minh Tiếp - hiệu trưởng Trường THPT Hồ Tùng Mậu, Bộ GD-ĐT nên đưa môn ngoại ngữ vào môn tự chọn. Nếu chỉ cộng điểm khuyến khích thì...