Cách sử dụng rau sống và chín để có sức khỏe “vượt trội”
Dưới đây là những cách được lựa chọn nhiều nhất và tối ưu nhất khi ăn rau đấy!
Hành tây
Hành tây có thể thái lát mỏng và ăn sống bởi nếu nấu chín bạn sẽ nhận được ít hơn phytonutrient allicin (chất dinh dưỡng trong thực vật). Bên cạnh đó, hành tây còn chứa flavonoid, có đặc tính kháng viêm, azgiảm đau, chữa trị rối loạn chức năng tĩnh mạch… Hành tây màu vàng và màu đỏ có nhiều flavonoid hơn những củ màu trắng. Tổng lượng flavonoid có thể được tăng lên bằng cách nấu chín. Vì vậy, bạn cũng có thể áp chảo hoặc nướng củ hành trong năm phút, nếu lâu hơn hành tây bắt đầu bị mất chất dinh dưỡng.
Bông cải xanh
Bông cải xanh hoặc các rau họ cải khác chẳng hạn như bắp cải, súp lơ, cải xoăn và cải Brusse là những loại rau có thể ăn theo cả hai cách ăn sống hoặc nấu chín. Bạn nên ăn sống bông cải xanh sau khi đã rửa sạch. Việc đun nóng sẽ làm vô hiệu hóa myrosinase, một loại enzyme giúp làm sạch các chất gây ung thư của gan.
Súp lơ xanh có chứa một loại enzyme gọi là myrosinase phá vỡ sulforaphane một hợp chất giúp ngăn ngừa ung thư và viêm loét dạ dày. Khi nấu chín sẽ phá hủy myrosinase, thế nhưng nấu chín lại tạo thành hợp chất indole trong họ rau cải đó là phytonutrient chống lại các tế bào tiền ung thư trước khi chúng biến ác tính.
Củ cải đường
Bạn nên ăn sống củ cải đường sau khi ngâm rửa thật sạch. Khi nấu chín, củ cải đường sẽ mất đi hơn 30% folate (là một loại acid amin). Ăn sống chúng sẽ lưu trữ được hợp chất này đấy.
Video đang HOT
Ớt đỏ
Ớt đỏ rất giàu vitamin C, sẽ bị phá vỡ khi bạn quay, chiên hoặc nướng trên 370 độ. Bên cạnh đó, khi đun sôi hoặc nấu, các vitamin này cũng sẽ bị hòa tan trong nước. Vì vậy cách tốt nhất để giữ vitamin C là nên ăn sống ớt đỏ nhé.
Rau bina (rau chân vịt)
Rau bina khi nấu chín sẽ giúp cơ thể hấp thụ được nhiều sắt, canxi và magiê, giúp cho răng và xương chúng mình chắc khỏe. Mặc dù có thể ăn sống rau bina nhưng khi nấu chín cơ thể bạn sẽ dễ dàng hấp thụ canxi hơn và nhận được lượng canxi nhiều nhất. Hấp rau bina sẽ tốt hơn là luộc chúng để tránh mất chất dinh dưỡng đấy.
Cà chua
Nên nấu chín cà chua trước khi ăn. Bởi lẽ, khi ăn cà chua được nấu chín, cơ thể bạn sẽ hấp thụ nhiều nhất chất lycopene, một chất chống ôxi hóa giúp ngăn ngừa ung thư và các bệnh mãn tính khác. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy các phân tử lycopene thay đổi hình dạng cà chua, giúp cơ thể chúng ta dễ hấp thụ. Khi nấu chín cà chua với một ít dầu hoặc chế biến kèm các loại thực phẩm khác chứ không phải ăn sống, số lượng lycopene trong cà chua cao hơn đấy.
Cà rốt
Ăn sống cà rốt sẽ cung cấp polyphenols – chất hóa học có đặc tính chống ôxi hóa, làm giảm nguy cơ ung thư và các bệnh về tim. Nấu chín cà rốt sẽ phá hủy tất cả các polyphenols và các vitamin C, bởi vitamin C dễ dàng bị phân hủy khi tiếp xúc với nhiệt.
Cà rốt nấu chín cung cấp nhiều các chất chống ôxi hóa hơn khi ăn sống. Cơ thể của bạn sẽ chuyển đổi chất chống ôxi hóa này thành vitamin A.
Tỏi
Nấu chín sẽ làm tỏi ít có tác dụng hơn bởi nhiệt độ khi nấu sẽ làm giảm lượng allicin tốt cho sức khỏe. Vì vậy, khi sắp hoàn thành một món ăn bạn mới nên cho tỏi chứ không nên cho vào nấu ngày từ đầu nhé. Tỏi có chứa chất giúp thư giãn mạch máu, giúp bảo vệ bạn khỏi những cơn đau tim. Tỏi khi nấu chín sẽ làm giảm lượng allicin quan trọng này, vậy nên ăn sống tỏi bằng cách đập dập chúng hòa với nước chấm., trộn nộm… sẽ tốt hơn đấy nhé!
Theo VNE
Giảm nghén không quá khó
Nghén luôn là nỗi ám ảnh của các bà bầu. Ngoài những "chiêu" như tránh ăn quá no nhưng cũng tránh để bụng rỗng quá hai tiếng, không ăn nhiều thức ăn dầu mỡ... thì cách chọn thực phẩm cũng giúp các bà mẹ tương lai bớt "vật vã". Sao bạn không thử vài cách dưới đây ?
- Thỉnh thoảng nhấm nháp những chiếc bánh snack, bánh quy hay bánh mì nướng sẽ giúp bạn bớt sôi bụng.
- Dù mang tính cay và nóng nhưng nước gừng, trà gừng, mứt gừng, kẹo gừng, các loại thực phẩm ướp với gừng... đã được chứng minh có tác dụng giảm nghén và an toàn cho thai kỳ. 1g gừng tiêu thụ hàng ngày có thể giúp giảm buồn nôn và nôn mửa liên quan đến thai kỳ. Tuy nhiên, nếu dùng quá mức (tối đa bốn ngày liên tiếp) củ gừng nguyên chất hay chiết xuất từ gừng, bạn có thể bị ợ nóng, tiêu chảy hoặc khó tiêu.
- Ăn nhiều rau xà lách và các loại rau sống kèm với món ăn khô có thể giúp bạn hạn chế hiện tượng nôn ói khi mang thai vì chúng giàu magiê.
- Đậu phộng, bơ đậu phộng chứa hàm lượng protein cao sẽ giúp tránh tình trạng ốm nghén.
- Bánh mì và bơ là lựa chọn an toàn mà những bà bầu ốm nghén có thể ăn liên tục.
- Trái bơ giàu vitamin B6, có tác dụng giảm thiểu cơn buồn nôn cho thai phụ. Ngoài thành phần folate giúp đề phòng khuyết tật ống thần kinh và xương sống ở bào thai, trái bơ còn giúp cơ thể hấp thu thêm nhiều chất dinh dưỡng khác như alpha-carotene, beta-caroten, lutein, lycopen...
- Nhấm nháp một cốc nước lọc chứa vài lát chanh tươi hoặc chanh trộn mật ong cũng là cách chống buồn nôn hiệu quả.
- Ngửi hương bạc hà giúp giảm buồn nôn.
- Chuối rất giàu kali, vi chất có thể giúp bạn đánh đuổi những cơn buồn nôn.
- Vị chua của trái me chính là phương thuốc chữa nôn nghén hiệu nghiệm.
Theo PNO
97% rau sống nhiễm giun, sán Rau sống là món ăn ưa thích của đa số người Việt. Tuy nhiên, có không ít nguy cơ nhiễm khuẩn do ký sinh trùng và dư lượng thuốc trừ sâu có trong các loại rau này. Rau sống là món ăn rất tốt cho sức khoẻ vì rau sống với đa dạng các loại rau gia vị cung cấp cho cơ thể...