Cách nhận biết, đánh giá hiệu năng card đồ họa rời và cpu của laptop
Làm thế nào để lựa chọn được sản phẩm có hiệu năng ưng ý nhất trong các laptop cùng phân khúc?
Thị trường máy tính xách tay rất đa dạng về cấu hình. Chip xử lý chủ yếu chia thành 3 loại là Core i3, Core i5 và Core i7. Tuy nhiên mỗi loại lại có rất nhiều mã CPU với kiến trúc, xung nhịp và bộ đệm cache khác nhau. Ví dụ như Core i5 có không dưới 1 chục mã: 3210M, 3220M, 3340M, 3437U, 2410M… Card đồ họa rời cũng vậy. Và khi chúng kết hợp lại với nhau thành các combo thì còn khiến người dùng hoa mắt hơn nữa.
Không giống như các CPU và VGA của máy tính để bàn có thể dễ dàng tìm thấy review hiệu năng trên mạng, CPU và VGA laptop hầu như không có review. Dĩ nhiên trong các bài đánh giá sản phẩm laptop đều có phần benchmark chấm điểm hiệu năng, nhưng việc ngồi tìm review từng sản phẩm, rồi ngồi thống kê điểm benchmark của chúng ra để so sánh thì chắc chắn chả ai đủ kiên nhẫn để làm.
Nhiều thế này biết chọn làm sao??
Bởi thế, lựa chọn laptop có cấu hình ưng ý là việc không dễ dàng một chút nào, đặc biệt đối với các bạn ít theo dõi các sản phẩm máy tính. Có 1 cách làm được khá nhiều người dùng sử dụng, đó là… so mã CPU và VGA, mã nào có số lớn hơn nghĩa là mới hơn, mạnh hơn?! Độ chính xác của phương pháp này dĩ nhiên không cần phải bàn cãi nữa!
Có một cách rất đơn giản để đánh giá hiệu năng CPU và VGA laptop nhưng không phải ai cũng biết: Đó là tham khảo thư viện benchmark của Notebookcheck – website tổng hợp đánh giá laptop hàng đầu thế giới.
Hiệu năng CPU
Benchmark của tất cả CPU đều được Notebookcheck tổng hợp lại thành một thư viện và sắp thứ tự từ mạnh đến yếu.
Các thông tin cần chú ý:
- Pos: Thứ hạng của CPU được Notebookcheck sắp xếp sẵn. Thứ tự càng cao thì CPU càng yếu. Tuy nhiên sắp xếp này chỉ mang tính tương đối vì có tới 7 phép thử.
- TDP (Watt): Đây là mức tiêu thụ điện năng của CPU.
- MHz – Turbo: xung nhịp của CPU. Các CPU có tính năng Turbo Boost được thể hiện cả 2 mức xung nhịp, ví dụ như Core i5-3437U là “1900 – 2900″ nghĩa là xung mặc định của chip là 1900 MHz, còn xung Turbo là 2900 MHz. Trường hợp khác là Core i3-3110M không có Turbo Boost nên chỉ ghi một mức xung là “2400″.
Video đang HOT
- Cores / Threads: Số nhân / luồng xử lý.
- Các phép thử Cinebench: Theo tôi trong 7 phép thử mà Notebookcheck sử dụng thì 4 phép thử Cinebench cho kết quả chính xác hơn cả. Có 2 nội dung là “Single” (hiệu năng từng nhân) và “ Multi” (hiệu năng tổng thể). Bạn đọc nên dùng kết quả Cinebench để tham khảo.
Hiệu năng VGA
Benchmark của tất cả VGA đều được Notebookcheck tổng hợp lại thành một thư viện và sắp thứ tự từ mạnh đến yếu.
Các thông tin cần chú ý:
- Pos: Thứ hạng của VGA được Notebookcheck sắp xếp sẵn. Thứ tự càng cao thì VGA càng yếu.
- 3DM Vant. P GPU: Điểm benchmark GPU của bộ công cụ 3DMark Vantage được dùng rất nhiều trong các review VGA.
- 3DMark11 P GPU: Điểm benchmark GPU của bộ công cụ 3DMark 11 được dùng rất nhiều trong các review VGA.
Ngoài ra, họ cũng có một bảng thống kê về khả năng chơi các game phổ biến của từng VGA, với đủ các thiết lập từ thấp đến cao. Màu xanh lá nghĩa là chơi mượt; màu vàng nghĩa là có thể chơi với khung hình chấp nhận được; màu đỏ nghĩa là khung hình bị giật, khó có thể chơi được. Một số thiết lập có benchmark rõ ràng, một số được đánh giá theo cảm tính.
Kết
GenK hi vọng với bài viết này, độc giả có thể có thêm kinh nghiệm trong việc lựa chọn laptop phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Theo VNE
6 kiểu chết "nhục nhã" nhất trong thế giới game
Chẳng cần đồng đội hay đối phương phải lên tiếng, tự bản thân bạn cũng cảm thấy ngớ ngẩn khi mắc phải những sai lầm này.
Một trong những điều quan trọng làm cho thế giới game trở nên hấp dẫn, đó là cái chết. Ở thế giới thực, cái chết là một kết thúc vĩnh viễn, thế nhưng trong game, ngược lại, đó chỉ là một khoảnh khắc thoáng qua. Trong game, bạn là bất tử, có thể chết thoải mái và sống lại bất cứ khi nào bạn muốn. Bạn là một chiến binh, muốn có một cái chết vinh quang? Hãy lao vào chém giết một đoàn quân địch với độ khó được chỉnh lên mức cao nhất? Muốn được vinh danh vì sự hi sinh cao cả? Hãy bọc hậu tại căn cứ đối phương, dành thời gian cho đồng đội của bạn xông lên cướp cờ. Muốn trở thành một biểu tượng của hòa bình? Hãy đứng yên và từ chối bắn trả những đối thủ online đang chĩa súng vào bạn.
Nhưng không phải bao giờ bạn cũng có thể chết một cách hào hùng như vậy. Hầu hết những cái chết trong game đều là ngoài ý muốn. Đôi khi lại có những cái chết khá ngớ ngẩn mà bạn hoàn toàn có thể tránh được, nhưng ma xui quỷ khiến thế nào lại khiến đôi tay của bạn lóng ngóng, kết cục lại trở thành trò cười cho mọi người. Sau đây là 7 cái chết đáng xấu hổ nhất mà chúng tôi đã từng trải qua, và chắc chắn cả bạn cũng thế.
6. Trượt chân ngã
Nhiệm vụ của bạn là tiêu diệt kẻ địch, chứ không phải tự sát. Nhưng đôi khi đang mải đắm chìm trong một chuỗi multi-kill tuyệt vời, bạn lại quên béng mất, tự nhảy khỏi một bờ vực hay lao vào một hồ nham thạch bỏng cháy. Bạn mải tập trung ngắm bắn kẻ địch mà không để ý bước chân? Bạn vội vàng chạy trốn khi chỉ còn vài giọt HP ít ỏi, hay cuống cuồng lao xuống vô hiệu hóa trái bom đang chuẩn bị phát nổ? Ai biết được - chỉ chắc chắn một điều rằng chuỗi killstreak tuyệt vời của bạn đã có một cái kết không thể nào "nhục" hơn.
Thậm chí, như để chà xát thêm muối vào nỗi đau, một thông báo về vụ tự sát của bạn sẽ hiện lên trên màn hình của mọi người chơi khác, và frag của bạn sẽ bị giảm xuống đi 1. Đối với những chiến binh đã từng chinh chiến qua những đấu trường FPS kinh điển như Quake, Unreal Tournament và CS có lẽ sẽ rất quen thuộc với kiểu chết "lãng nhách" như thế này.
5. Bị hạ bởi một đòn duy nhất
Các spammers trong game fighting thường luôn chỉ có một cách đánh duy nhất: Tìm một skill hay ho nào đó, dù là đòn đánh thường hay đặc biệt, và rồi lặp đi lặp lại liên tục cho đến khi họ thắng. Bạn có thể lý luận rằng việc spam những skill chưởng hay những combo đơn giản là một phần quan trọng trong game fighting - điều này đúng. Nhưng có một sự khác nhau rất lớn giữa việc khóa chặt địch thủ bạn bằng một loạt Hadouken một cách tỉnh táo, và việc đứng chưởng liên tục vì đó là tất cả những gì bạn có thể làm.
Dù sao thì, để spam được hadouken hay shoryuken, bạn cũng cần phải biết nút bấm của skill. Thua một người như vậy còn đỡ "nhục" hơn nhiều so với việc thua một đối thủ giản chỉ chăm chăm "đá quét" .
4. Giẫm vào bẫy
Khi chơi những game chặt chém như Diablo hay Torchlight, bạn chỉ dành hầu hết thời gian cho lặp đi lặp lại hai việc. 1: Click vào quái. 2: Nhặt đồ. Những việc như làm nhiệm vụ, mua bán item,.. tuy quan trọng nhưng chỉ chiếm một lượng thời gian rất nhỏ của bạn. Lí do đơn giản là, càng giết nhiều quái, bạn mới càng có nhiều tiền, càng có thêm nhiều exp, và qua đó những điểm stat của bạn mới dần dần được cải thiện.
Nhưng đôi khi, vì quá tập trung vào việc "giết và nhặt", bạn quên béng mất rằng môi trường game có nhiều thứ khác hơn là chỉ những thùng vàng và những con quái. Những thứ như bẫy chông, khí độc, thùng nổ... vẫn luôn hiện hữu trong bản đồ trò chơi. Nhân vật của bạn vừa giết xong một con boss khó nhằn, chỉ còn rất ít HP và đang cắm cúi nhặt đồ, tiền rơi vãi trên sàn, bỗng nhiên, BÙM, anh chàng bật ngửa ra chết, và bạn sẽ phải cuốc bộ lại cả chặng đường để hoàn thành nhiệm vụ. Hậu quả không quá nghiêm trọng, nhưng nó cũng để lại cảm giác rằng bạn chẳng khác gì một thằng hề.
3. Bị creep rừng giết trong game MOBA
MOBA hiện đang trở thành một trào lưu cực kì phổ biến, dễ gây nghiện, một phần là vì các game này cho người chơi đối đầu trực tiếp với nhau. Không giống AI, bạn khó có thể đoán trước được kẻ địch của bạn có thể làm gì - động tác tiếp theo của họ có thể đúng theo dự đoán của bạn, hoặc có thể trái nghịch hoàn toàn. Tuy nhiên, những creep của đối phương thì lại ngược lại, chúng luôn tuân theo một số quy luật nhất định.
Các chú creep rừng thì thậm chí lại càng ngoan ngoãn hơn, chỉ đứng yên trong một khu vực cố định và mặc xác hero của bạn trừ khi bạn tấn công chúng. Vì vậy, có thể nói, việc bị creep rừng hạ gục gần như là không thể xảy ra.
Thế nhưng thực tế lại chứng minh điều ngược lại. Đánh pub vài trận, thế nào bạn lại chẳng bắt gặp một kẻ xấu số bị tử nạn trong tay creep rừng. Lơ đãng vì mãi theo dõi trận combat của team, hay tự tin có thể chịu đựng thêm 1 hit trước khi kết thúc tên creep lì lợm... Không dừng lại ở đó, điều tệ nhất là tên bạn sẽ được "vinh danh" trên màn hình của mọi người chơi khác, và kế tiếp là một lượng gạch đá đủ xây vài tòa biệt thự từ đồng đội trong tiếng cười chế giễu của đối phương.
2. Bị tower rush trong game RTS
Scouting là một phần quan trọng trong mọi game RTS, bởi bạn luôn phải biết chuyện gì đã/sắp xảy ra, để đưa ra những phương án thích hợp. Thế nhưng, đôi khi trong những trận đấu pub, bạn cảm thấy điều này không cần thiết. Đã có quá đủ việc để bạn phải lo rồi, bao gồm xây công trình đúng thứ tự, khiển quân, mở mỏ - việc gì phải khiển một chú nông dân đi khắp bản đồ cho mệt người thêm. Có lẽ đối phương cũng đang làm như bạn thôi, tập trung vào những công trình cơ bản và đặt việc phát triển quân sự ra đằng sau. Thế nhưng, trong khi đang cắm cúi xây nhà, bỗng nhiên đàn lính dân của địch kéo về phía căn cứ của bạn - và cơn ác mộng bắt đầu.
Và thế là bạn đã bị tower rush. Kẻ địch vây khốn bạn với những công trình có thể tấn công - hay còn gọi là trụ bắn - và lấn dần về phía nhà chính của bạn. Bạn cố gắng điều cả đàn dân của mình sửa hết nhà này đến nhà khác - và nhìn từng em ra đi khi bị trụ chuyển sang bắn dân. Mọi thứ rối tung lên - còn kẻ địch chỉ việc thong thả xây từng chiếc trụ - và bạn không còn cách nào khác ngoài việc tung cờ trắng đầu hàng. Mọi thứ vốn đã có thể tránh được, nếu bạn chịu khó điều khiển dân scout những thứ diễn ra xung quanh căn cứ của mình.
1. Chết bởi con quái đầu tiên xuất hiện
Có nhiều lí do dẫn đến bi kịch này. Bạn quên mất nút nào là nút nhảy. Bạn chạy quá nhanh. Bạn nhảy trúng vật cản và bật vào con quái. Bạn định nhảy lên đầu nó, nhưng bị trật. Tốc độ phản ứng của bạn quá chậm chạp... Dù với lí do gì, thì việc bị mất mạng ngay tại kẻ thù đầu tiên của 1 game platform 2D cũng là một việc cực kì xấu hổ. Đây là bài kiểm tra dễ nhất mà game có thể đưa ra để thử bạn - và bạn thất bại.
Thậm chí tên địch đầu tiên còn không vượt qua được, thì làm sao bạn có thể đối đầu với boss cuối? Có lẽ có 1 bài học ở đây: Giá trị đích thực của 1-Up, và sự mỏng manh của cơ chế "one hit one kill". Dù sao cũng nên nhìn theo mặt tích cực của vấn đề - bạn sẽ không phải bắt đầu lại quá xa. Nếu bạn còn chưa hết xấu hổ, thì nên biết một điều - mọi game thủ khi chơi Mario đều chết bởi con Goomba đầu tiên ít nhất 1 lần. Một game thủ đúng nghĩa là người biết chấp nhận thất bại và biết phải làm gì với mạng tiếp theo của mình.
Theo VNE