Cách người Mỹ tự cách ly ở nhà
Hãy ở nhà trừ khi phải gặp bác sĩ. Không đi làm, đi học hay mua sắm. Đeo khẩu trang nếu phải ra khỏi phòng và không dùng chung khăn mặt.
Đó là những khuyến cáo được Roni Caryn Rabin, biên tập viên về y tế của New York Times, viết trong bài đăng hôm 8/3, hướng dẫn hàng nghìn người Mỹ đang phải tự cách ly tại nhà do có nguy cơ nhiễm nCoV. Rabin cho biết đây là những quy tắc tự cách ly cần thiết mà giới chức y tế địa phương cùng Trung tâm Phòng ngừa Kiểm soát dịch bệnh (CDC) Mỹ khuyến nghị.
Theo Rabin, tự cách ly khác với tự cô lập. Tự cách ly dành cho hầu hết những người khỏe mạnh nhưng có nguy cơ bị lây nhiễm nCoV, trong khi biện pháp thứ hai được áp dụng cho những người đã nhiễm bệnh.
Ở nhiều bang của Mỹ, công dân được yêu cầu tự cách ly trong nhà nếu vừa trở về từ Trung Quốc hoặc Iran, hoặc có triệu chứng sốt hoặc ho khan và từng đến quốc gia khác hoặc ở trên du thuyền, hay ốm mà không rõ nguồn lây nhiễm.
Kate Mannle, gần đây từng tới Hàn Quốc, đang tự cách ly ở nhà tại thành phố Seattle, bang Washington sau khi bị ho và sốt. Ảnh: NY Times.
Nhiều người vẫn chọn cách tự cách ly ngay cả khi không ốm, bởi họ lo có thể từng tiếp xúc với nguồn bệnh và không muốn gây nguy hiểm cho người khác. Bang California có tổng cộng 5.500 người tự cách ly, trong khi thành phố New York có hơn 2.700 người.
Đây nghe có vẻ giống kỳ nghỉ, khoảng thời gian tuyệt vời để đắm chìm với các chương trình trên Netflix hay ngủ nướng, nhưng thực tế việc cách ly bản thân khỏi gia đình và bạn bè không phải chuyện dễ dàng. Họ phải đối mặt với những thách thức thực tiễn và hậu cần, cũng như sự bất nhất trong các khuyến cáo chính thức càng làm cho chuyện cách ly trở nên khó khăn hơn.
Cách ly tại nhà có thể gây khó chịu trong khoảng hai tuần, thời gian ủ bệnh của virus. Việc này đặc biệt khó khăn nếu bạn có trẻ con hoặc người thân già yếu cần chăm sóc, hoặc sống trong các căn phòng chật chội với nhiều người, nhưng Rabin cho rằng những người tự cách ly tại nhà cần thực hiện tốt các quy tắc cơ bản.
Cách ly. Nếu bạn có khả năng nhiễm bệnh, việc tách mình khỏi vợ chồng, bạn cùng nhà, con cái, người thân cao tuổi là điều rất quan trọng. Để đản bảo an toàn, bạn thậm chí không nên chăm sóc chó, dù không biết chúng có khả năng lây nhiễm nCoV sang người hay không, theo CDC. Bạn không nên tiếp khách và đứng cách xa người khác khoảng 1-2 m. Đừng đi xe buýt, tàu điện ngầm hay thậm chí taxi.
Đeo khẩu trang. Nếu ở cạnh người khác, ở nhà, ngồi trên xe ô tô tới gặp bác sĩ sau khi đặt lịch khám, bạn nên đeo khẩu trang và tất cả những người khác cũng nên như vậy. Nhưng trước tiên, bạn hoặc bạn bè, người thân của bạn phải tìm mua khẩu trang vì nó đã cháy hàng ở hầu hết mọi nơi. Nếu không tìm được, bạn có thể dùng tạm khăn hoặc quần áo.
Giữ vệ sinh. Nếu ho hoặc sổ mũi, bạn nên dùng khăn giấy che lại và vứt bỏ khăn giấy đã sử dụng vào thùng rác, sau đó lập tức rửa tay với xà phòng trong ít nhất 20 giây hay sử dụng dung dịch sát khuẩn. Tuy nhiên, rửa tay bằng xà phòng vẫn được khuyến khích hơn.
Ngay cả khi không ho hoặc sổ mũi, bạn vẫn nên rửa tay thường xuyên và tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng khi chưa rửa tay sạch.
Video đang HOT
Khử trùng. Bạn không nên dùng chung đĩa, ly uống rượu, cốc nước, bát đũa, khăn hay giường ngủ với bất kỳ ai hoặc với thú cưng. Rửa sạch mọi vật dụng sau khi dùng.
Mặt bàn, tay nắm cửa, đồ dùng nhà tắm, nhà vệ sinh, điện thoại, bàn phím, máy tính bảng và bàn cạnh giường là những bề mặt tiếp xúc nhiều nên phải thường xuyên dùng chất tẩy rửa lau dọn. Thường xuyên lau dọn bề mặt có thể bị dính bẩn dịch cơ thể, như máu và chất thải cơ thể.
Theo dõi. Luôn theo dõi sức khỏe bản thân và gọi bác sĩ nếu xuất hiện triệu chứng bệnh hoặc khi tình trạng nặng hơn. Bạn phải thông báo với nhân viên y tế rằng mình có nguy cơ lây nhiễm nCoV.
Người sống cùng nhà có thể đi làm hoặc tới trường, nhưng họ cũng cần có đủ nhu yếu phẩm, thuốc, chăm sóc người bị cách ly và giữ cho nơi ở sạch sẽ. Họ sẽ phải lau chùi tay nắm cửa, mặt bàn bếp, giặt đồ và rửa tay.
Thành viên trong gia đình hoặc người sống cùng nên theo dõi triệu chứng của người bệnh và gọi dịch vụ y tế nếu thấy tình trạng bệnh xấu đi.
Khi ở gần người bệnh, các thành viên sống cùng nhà nên đeo khẩu trang, găng tay nếu phải tiếp xúc với dịch cơ thể của người đó. Sau khi dùng xong hãy lập tức vứt đi và không được tái sử dụng.
Những người già trong nhà và những người có tiền sử bệnh mãn tính có nguy cơ bị biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong, nếu bị nhiễm nCoV. Phụ nữ mang thai cũng là đối tượng rất dễ gặp nguy hiểm, dù chưa có bằng chứng rõ ràng. Đây là những người cần hạn chế tiếp xúc với người bị cách ly.
Tại Trung Quốc, 70-80% ca lây nhiễm xảy ra trong gia đình, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Chính quyền địa phương ở đó buộc phải thiết lập các khu cách ly hàng nghìn giường trong các phòng tập gym, sân vận động để chăm sóc cho người sống một mình hoặc có nguy cơ lây nhiễm cao cho gia đình.
Thành viên gia đình nên theo dõi sức khỏe bản thân, gọi cho bác sĩ nếu thấy xuất hiện triệu chứng nhiễm nCoV như ho, sốt hoặc khó thở.
Alexander Lee tự cách ly trong căn phòng thuê ở ngoại ô New York sau khi trở về từ Trung Quốc. Ảnh: Boston Globe.
Những vấn đề chưa được giải quyết
Không ai trả tiền cho bạn để tự cách ly. Không có khoản bồi hoàn cho những sản phẩm bạn cần mua và không có nhân viên của chính quyền ghé qua để giúp đỡ. Tự cách ly là một việc khó khăn, cả về tinh thần và tài chính, đối với cả người có gia đình hoặc sống một mình.
Không phải ai cũng có thể làm việc từ xa. Hai tuần nghỉ việc có thể làm mất một khoản thu nhập đáng kể đối với những người làm công ăn lương theo giờ, phải chấm công ở công ty để tính lương, hoặc những người làm việc tự do.
Rất nhiều người Mỹ có cuộc sống không mấy dư dả khi chỉ biết sống dựa vào tiền lương.
“Chúng ta phải có sự can thiệp xã hội để khuyến khích và hỗ trợ việc cách ly, nếu không chúng ta sẽ thất bại trong cuộc chiến này”, Arthur Caplan, giáo sư về đạo lý sinh học tại Trung tâm Y tế Langone thuộc Đại học New York, cho biết.
Những người không có bảo hiểm y tế, bảo hiểm chi trả ít hoặc không có bác sĩ gia đình sẽ miễn cưỡng đi khám khi có triệu chứng, bởi họ sợ chi phí tốn kém. Những người nhập cư không có giấy tờ hợp lệ cũng tránh khám chữa bệnh vì họ sợ bị phát hiện và trục xuất khỏi Mỹ.
“Tôi không thấy chính quyền liên bang có sự chuẩn bị cho những vấn đề này”, giáo sư Caplan nói.
Lawrence Gostin, giáo sư ngành luật tại Đại học Georgetown và giám đốc Trung tâm Luật Y tế Quốc gia và Toàn cầu, đơn vị hợp tác với WHO, cho biết việc hỗ trợ cho những người tự cách ly là việc vô cùng quan trọng.
“Chúng ta nên có một thỏa thuận xã hội như thế này: Nếu bạn bị ốm, dù nhiễm nCoV hay không, bạn nên cách ly bản thân với xã hội. Đó là trách nhiệm của bạn trong thỏa thuận này, bạn làm điều đó vì gia đình, hàng xóm và cả cộng đồng. Đổi lại, quốc gia sẽ đáp ứng những nhu cầu thiết yếu cho bạn như thuốc men, chăm sóc y tế, thực phẩm và tiền lương trong thời gian cách ly”, giáo sư Gostin cho hay.
Thanh Tâm (Theo NY Times)
Theo vnexpress.net
Tiền mặt bị hắt hủi vì Covid-19
Hàng loạt quốc gia đã cách ly, khử khuẩn tiền giấy và thúc đẩy thanh toán điện tử để tránh lây lan dịch bệnh.
Hôm thứ Sáu, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc cho biết sẽ cách ly tiền giấy đang lưu thông trong 2 tuần để khử khuẩn và tiêu hủy bớt, nhằm giảm nguy cơ lây lan virus. Trước đó, giới chức Trung Quốc cũng mạnh tay khử khuẩn tiền giấy bằng tia cực tím và nhiệt độ cao. Trong nhiều trường hợp, họ cũng tiêu hủy tiền. Những tờ tiền này chủ yếu đến từ khu vực có rủi ro lây nhiễm cao, như bệnh viện.
Bảo tàng Louvre của Pháp tuần này cấm thanh toán bằng tiền mặt do Covid-19 bùng phát. Họ chỉ chấp nhận thẻ tín dụng, nhằm giúp nhân viên yên tâm trở lại làm việc, AP cho biết.
Trong khi đó, từ ngày 21/2, các chi nhánh của Fed trên toàn nước Mỹ đã cách ly số đôla từ châu Á trong 7 - 10 ngày. Họ sau đó sẽ xử lý và đưa chúng trở lại lưu thông qua các tổ chức tài chính.
Tiền tệ các nền kinh tế trên thế giới. Ảnh: Reuters
Mối lo về khả năng lây bệnh của tiền mặt ngày càng tăng khi hơn 100.000 người trên thế giới đã nhiễm, chủ yếu ở Trung Quốc. Dịch bệnh có thể làm tăng tỷ lệ sử dụng thanh toán điện tử - công nghệ vốn từ lâu vẫn không được chuộng bằng tiền mặt tại Mỹ, theo hãng nghiên cứu IDC.
Thanh toán di động và không chạm như Apple Pay, Samsung Pay và Google Pay đang là các lựa chọn thay thế tiền mặt. Người mua chỉ cần điện thoại hoặc đồng hồ thông minh để thanh toán tại cửa hàng. "Cũng dễ hiểu vì sao họ muốn dùng điện thoại hay thẻ, vì không cần ký và không cần chạm vào thiết bị", Aaron Press - nhà nghiên cứu tại IDC cho biết.
Nhiều doanh nghiệp cũng đã thay đổi chính sách để giảm tiếp xúc với bề mặt. Starbucks ngừng sử dụng cốc cá nhân tại các cửa hàng ở Bắc Mỹ. Instacart cũng ra mắt dịch vụ giao hàng tận nhà, nhằm giảm tiếp xúc người với người.
"Chúng ta đang phát tán vi sinh vật thông qua tiền mặt", Paul Matewele - Giảng viên Đại học London Metropolitan cho biết trên CNN, "Các nghiên cứu chỉ ra ở đây hiện diện những thứ chúng ta chẳng bao giờ nghĩ tới".
Một nghiên cứu năm 2017 của Đại học New York chỉ ra có nhiều loại vi sinh vật sống trên tiền mặt, kể cả virus gây các bệnh tương tự cúm. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo rửa tay sau khi cầm tiền và đặc biệt trước khi ăn cơm.
Trên thực tế, thẻ tín dụng cũng không thực sự vệ sinh hơn. Vi sinh vật vẫn có thể truyền sang thẻ tín dụng khi chuyền tay và sử dụng máy quẹt thẻ.
Press cho biết các doanh nghiệp có thể giảm tiếp xúc bằng cách không yêu cầu ký khi thanh toán. Với các giao dịch giá trị thấp, như ly cà phê và sandwich, việc ký để tránh lừa đảo không có mấy ý nghĩa.
Trung Quốc vốn đang tiến tới xã hội không tiền mặt, từ trước khi dịch bệnh nổ ra. Theo eMarketer, gần 50% dân số nước này thanh toán di động trong quý II/2019. Một quan chức Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) tuần trước cho biết nước này sẽ tăng cường thanh toán di động để tránh tiếp xúc không cần thiết giữa người với người.
Dù nhiều người mua sẽ cảm thấy thoải mái hơn với hình thức thanh toán này, Matewele cho biết người dùng nên giữ vệ sinh cả điện thoại nữa. "Tôi cho rằng các dạng thanh toán điện tử sẽ giúp giảm rủi ro. Tuy nhiên, chúng ta cần vệ sinh điện thoại sau khi chạm vào các bề mặt khác", ông nói.
Theo VNE
Đại sứ Hàn mong Việt Nam không cách ly kỹ sư Samsung Đại sứ Park Noh-wan lo ngại Samsung có thể thiệt hại đến 10 tỷ USD nếu 1.000 chuyên gia Hàn Quốc tới Việt Nam bị cách ly nhằm ngăn nCoV. "Nếu các chuyên gia và kỹ sư của công ty Samsung vào Việt Nam và phải chịu cách ly, doanh nghiệp này có thể bị thiệt hại đến 10 tỷ USD", Đại sứ...