Cách nấu lẩu cay Tứ Xuyên đơn giản nhất
Với tín đồ ăn cay, lẩu cay Tứ Xuyên chắc chắn là một món bạn phải thử rồi. Với công thức lẩu cay Tứ Xuyên dưới đây, bạn có thể dễ dàng tự làm món ngon này tại nhà.
Nguyên liệu làm lẩu cay Tứ Xuyên
300g xương lợn
500g thịt bò phi lê
200g thịt gà phi lê
300g thịt cá phi lê
Các loại cải thảo,cải xanh, nấm đùi gà, nấm kim châm: tùy theo số lượng người ăn
Hành tím:1 củ, tỏi: 3 tép, ớt bột: 1 thìa canh, ớt khô/ tươi: 2 – 3 quả
Bột quế, hồi, hoa tiêu, thảo quả, lá thơm, xả, đinh hương: mỗi loại 1/5 thìa cafe. Bột thì là: 1 thìa canh
Chao (đậu phụ nhự: 1 loại đậu phụ lên men): 3 – 4 bìa
Rượu nếp, giấm, gia vị: muối, hạt tiêu, hạt nêm, tương, đường
Bước 1:
Đầu tiên, bạn rửa sạch xương lợn rồi đập dập. Luộc sơ xương,đợi sôi rồi đổ nước đầu đi.
Tiếp theo, bạn cho gừng, hành và rượu nếp vào nồi, châm thêm 2l nước và ninh xương trong khoảng 1h. Sau đó, cho các loại bột quế quế, bột thì là, thảo quả,lá thơm, sả, đinh hương, 1 thìa cafe đường vào hầm để thành nước cốt.
Bước 2:
Thái mỏng các loại phi lê gà, bò, cá thành miếng vừa ăn.
Cải xanh, cải thảo, nấm hay bất cứ loại rau nào bạn yêu thích đem rửa sạch, thái khúc vừa ăn.
Băm nhỏ hành, tỏi. Rửa sạch ớt, cắt lát hoặc để cả quả tùy thích
Bước 3:
Phi thơm hành, tỏi với dầu ăn. Cho ớt khô vào,đảo đều. Khi hành tỏi đã dậy mùi thơm thì bạn cho phần nước cốt đã chuẩn bị vào nồi, đun sôi lên.
Cho ớt vào nồi lầu cho tiếp bột thì là còn lại, 1 thìa cafe hạt tiêu, 1 thìa canh rượu nếp, 1 thìa canh giấm, 1 thìa canh tương, chao đã cắt nhỏ vào, nêm nếm vừa miệng.
Nếu bạn có nồi hai vùng đúng kiểu Tứ Xuyên thì có thể chia đôi nước dùng vào hai ngăn, 1 ngăn cho ít ớt hoặc không cho ớt, 1 ngăn cho nhiều ớt để phù hợp với sở thích của mỗi người.
Cuối cùng, bạn xếp các loại thịt và rau,nấm lên đĩa cạnh nồi lẩu và thưởng thức, ăn kèm với bún, miến hoặc mì.
Món lẩu cay Tứ Xuyên cay nồng tê tê đầu lưỡi ăn kèm rau củ thanh mát, các loại thịt tươi ngon thật đã miệng.
Không chỉ vậy, lẩu cay Tứ Xuyên còn bồi bổ các vị thuốc và thảo dược, dưỡng chất cho cơ thể, giúp phục hồi sức khỏe, tráng dương, giải cảm và nhiều công dụng khác. Chỉ với 3 bước đơn giản ở trên là bạn đã hoàn thành món lẩu cay Tứ Xuyên thơm ngon, bổ dưỡng rồi.
Video đang HOT
Một vài lưu ý khi nấu lẩu cay Tứ Xuyên
Với những người có bệnh liên quan tiêu hóa và hô hấp, lẩu Tứ Xuyên không phải món nên ăn vì vị lẩu cay có tác dụng không tốt cho người bệnh.
=Bạn có thể sử dụng đồ uống lạnh khi ăn lẩu cay Tứ Xuyên nhưng nếu là người có bệnh cao huyết áp thì điều này là không nên.
Việc sử dụng nước uống lạnh sẽ làm huyết áp độg ngột thay đổi, nguy cơ đau tim tăng lên. Tốt nhất là khoảng 3 phút sau khi ăn lẩu mới nên uống đồ lạnh.
Cách làm chân giò muối thơm ngon, đậm vị hấp dẫn cho cả gia đình
Nếu bạn đang tìm một món ăn vừa ngon lại vừa trữ được lâu mà còn được chế biến bằng cách thức tốt cho sức khỏe như món hấp vậy thì hãy thử ngay công thức làm món chân giò muối thơm ngon dưới này nhé.
Nguyên liệu làm Chân giò muối
Bắp giò heo 1 cái (1.6kg) Gạo 100 gr
Hạt mắc khén 10 gr
Hoa tiêu 10 gr
Hoa tiêu xay 10 gr
Tiêu sọ 20 gr
Tiêu hạt 10 gr
Thảo quả 5 gr (1 trái)
Dổi 3 hạt
Sả xay 30 gr
Sả 5 nhánh
Tỏi xay 20 gr
Bột gừng 1/2 muỗng cà phê
Nước mắm 1 muỗng canh
Chanh 1 trái
Bột ngọt/muối 1 ít
Cách chọn mua thịt chân giò tươi ngon
Chân giò ngon nhất là chân trước do chân trước hoạt động nhiều nên phần thịt sẽ mỏng, mềm, ngọt và có nhiều gân hơn vì vậy mà khi chế biến sẽ mềm, thấm gia vị và ngon hơn.Thịt chân giò ngon sẽ có màu hồng tươi, không có mùi hôi tanh.
Khi ấn tay xuống có độ đàn hồi tốt, không bị lõm vào trong. Phần móng còn nguyên vẹn không bị long ra.
ránh mua chân giò bị ứ nước và có dịch màu vàng chảy ra khi cắt. Trên thịt xuất hiện những hạt nổi trắng tròn như hạt gạo.
Vì đây là dấy hiệu của heo bị cho ăn chất tạo nạc và bị bệnh sán gạo.
Dụng cụ thực hiện
Xửng hấp, hộp nhựa, máy xay, thố, lưới định hình giò heo, dao nhỏ, nồi, chảo, bếp
Cách chế biến Chân giò muối
1
Rang các loại gia vị
Bạn bắc chảo lên bếp, bật bếp ở lửa nhỏ đến khi chảo nóng rồi cho 10gr hạt mắc khén, 10gr hoa tiêu, 20gr tiêu sọ, 1 hoa đại hồi, 1 trái thảo quả, 3 hạt dổi vào chảo rang thơm khoảng 30 giây thì tắt bếp để nguội.
Khi gia vị đã nguội, bạn cho vào máy xay khô, xay cho đến khi nguyên liệu trong cối nhuyễn hoàn toàn thì tắt máy và cho ra chén khô.
2
Sơ chế chân giò
Bạn cho chân giò lên thớt đưa phần xương nhỏ lên phía trên rồi từ từ dùng dao rọc sát phần xương để tách thịt ra. Bạn nên rọc từ từ và xoay đều để cho phần thịt sau khi tách ra vẫn còn đẹp mắt và không bị dính nhiều thịt trên xương.
Sau khi tách thịt khỏi xương thì bạn cho thịt vào thau, thêm vào 1 muỗng canh muối, vắt vào nửa trái chanh rồi cho nước lạnh vào thịt ngâm khoảng 10 phút.
Tiếp theo bạn vớt chân giò ra khỏi nước chanh muối, rửa lại với nước sạch và cạo sạch da để loại bỏ lông và chất bẩn còn dính trên chân giò, rồi rửa lại một lần nữa với nước sạch sau đó vớt ra rổ để ráo.
3
Ướp thịt chân giò
Bạn cho chân giò vào thau, thêm vào 30gr sả xay, 20gr tỏi xay, 1/2 muỗng cà phê bột gừng, 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng cà phê bột ngọt và phần gia vị đã rang xay ở bước 1.
Tiếp theo, bạn dùng tay xoa đều gia vị lên phần thịt giò đến khi gia vị phủ đều lên các mặt bao gồm bên trong lẫn bên ngoài chân giò, sau đó ướp thịt trong 2 tiếng.
Mẹo: Bạn có thể cho vào ngăn mát tủ lạnh để tránh vi khuẩn và bụi bám vào.
4
Tạo hình và ủ muối
Bạn bắc nồi lên bếp cho vào 2 lít nước và 2 muỗng canh muối khuấy đều với lửa lớn đến khi muối tan đều thì tiếp tục nấu đến khi nước muối thật sôi thì tắt bếp, để nguội.
Phần thịt giò sau khi ướp xong, bạn dùng muỗng để loại bỏ hết phần gia vị ướp bám trên thịt rồi lộn phần thịt vào trong để đưa phần da ra ngoài.
Tiếp theo, bạn dùng lưới bọc từ từ vào chân giò từ phần đầu nhỏ lên cho đến khi phần thịt chân giò nằm hoàn toàn trong lưới thì bạn rút 2 đầu dây lại.
Bạn bắc chảo nước sôi lên bếp, sau đó cho thịt chân giò sát trên bề mặt nước rồi dùng vá múc nước sôi rưới lên phần chân giò đến khi phần da heo săn đều lại.
Bạn cho phần chân giò vào 1 thố lớn, rồi cho phần nước muối đã nguội vào đến khi nước muối ngập mặt thịt thì đậy nắp lại và cho vào ngăn mát tủ lạnh ủ trong 24 tiếng.
Mẹo: Nếu bạn không có thố lớn thì cũng có thể cho chân giò vào hộp nhựa hoặc hũ thủy tinh để ngâm nhé!
5
Hấp chân giò
Sau 24 tiếng, bạn vớt chân giò ra khỏi nước muối để ra rổ cho ráo chân giò ráo nước.
Bạn lấy 1 cái nồi, cắt một miếng giấy bạc có kích thước bằng đáy nồi rồi cho vào, tiếp theo bạn cho vào 100gr gạo lên mặt giấy bạc, 100gr muối, 50gr đường, 10gr bột hoa tiêu và 10gr tiêu hạt sau đó bạn bật bếp lên đảo đều cho đến khi phần nguyên liệu bốc khói.
Tiếp theo bạn cho xửng vào nồi đang nóng, lót dưới đáy 5 nhánh sả rồi cho phần chân giò heo vào sau đó đậy nắp lại, hấp chân giò với lửa nhỏ trong vòng 1 tiếng.
Cuối cùng, bạn tắt bếp vẫn đậy nắp và để cho chân giò nguội tự nhiên, sau đó bạn cho chân giò ra đĩa, để trước quạt gió đang bật hong khô cho đến khi phần da heo khô lại, rồi cho vào hộp nhựa cho vào ngăn mát tủ lạnh đậy kín và cho vào ngăn mát tủ lạnh 1 ngày là có thể dùng ngay nhé!
Mẹo: Sau khi hết thời gian bạn dùng tăm ghim vào phần thịt nếu thịt chảy ra phần nước trong thì chân giò đã chín.
6
Thành phẩm
Thịt chân giò mềm, có độ dai giòn vừa rất hấp dẫn, thịt thấm đều hương vị và có mùi thơm hấp dẫn. Chân giò muối còn có thể ăn kèm với củ kiệu muối hay dưa muối cùng rau sống sẽ rất tuyệt đấy nhé!
Đông về nhớ vị thắng cố vùng cao Sẽ thật thiếu sót khi nói về ẩm thực đặc sắc vùng cao Tây Bắc mà không nhắc đến món ăn thắng cố của đồng bào dân tộc Mông. Thắng cố là một món ăn đặc trưng của đồng bào miền núi, là một phần trong đời sống và văn hóa của dân tộc Mông. Bát thắng cố nóng hổi bốc khói nghi...