Cách nấu giả cầy Nghệ An chuẩn vị
Thịt giả cầy mềm mà không bở, có vị ngọt nhẹ từ mật mía, dậy mùi thơm của lá tắt, mắm tôm và sánh màu nâu đỏ đẹp mắt.
Món ăn dân dã này thường ăn kèm bún hoặc bánh mướt rất ngon.
Nguyên liệu
1 – 1,2 kg thịt móng giò
4 nhánh sả
2 nhánh riềng bánh tẻ (không già cũng không non)
1 nắm hành tăm (nếu không có dùng hành khô)
1 bát nước chè xanh
1/2 bát nhỏ mật mía (điều chỉnh theo khẩu vị ngọt)
1/2 bát nhỏ rượu nếp
6 – 8 lá tắt (quýt hôi) cùng ít vỏ
Gia vị: Muối hạt, ruốc hôi (mắm tôm), nước mắm, mì chính, hạt tiêu, ớt.
Các loại rau ăn kèm: Rau húng quế, rau mùi (tùy chọn)
Cách làm
Thịt móng giò cạo rửa sạch, dùng đèn khò hoặc rơm rạ thui cho vàng thơm lớp da bên ngoài. Cạo sạch lớp cháy nếu có, chặt miếng vừa ăn.
Lá chè xanh (chọn lá già, xanh mướt, to) rửa sạch, vò hơi dập rồi cho vào ấm tích hoặc bình thủy tinh, cho ít nước sôi vào tráng bỏ đi. Sau đó, đổ nước sôi vào 2/3 ấm, đậy nắp kín và om 15 phút sẽ có nước chè. Nếu không có nước chè, dùng nước trà xanh cũng được.
Video đang HOT
Riềng, sả rửa sạch, cát lát mỏng. Lá tắt (quýt hôi) rửa sạch, vỏ quả tắt rửa sạch.
Ướp thịt chân giò với riềng, sả cùng 1 thìa canh ruốc hôi (mắm tôm), 1 thìa canh nước mắm, 2 thìa cà phê muối hạt, 1 thìa cà phê hạt tiêu, 1/2 thìa cà phê mì chính (hoặc hạt nêm), 1/2 bát nhỏ mật mía, 1/2 bát nhỏ rượu nếp (giúp cân bằng vị và khử mùi) và ớt (nếu nhà có trẻ nhỏ thì bỏ qua ớt). Ướp tối thiểu trong 1 giờ. Nếu có thời gian bọc màng bọc thực phẩm, để qua đêm trong tủ lạnh thấm vị sẽ ngon hơn.
Thịt sau khi ướp thì bật bếp xào săn để rút gia vị vào trong giúp đậm đà hơn. Để món ăn ngon nên nấu 2 lần lửa. Lần 1: Thêm nước chè xanh xâm xấp và đun trên lửa nhỏ vừa trong 1 giờ cho thịt mềm. Khi nấu, nếu nước cạn thì chêm thêm nước chè xanh hoặc nước sôi. Nêm nếm lại gia vị cho phù hợp với gia đình bạn. Tắt bếp.
Trước khi ăn thì nấu lại lần 2 sẽ giúp thịt đậm đà, dậy mùi thơm, đặc biệt nước sóng sánh màu nâu đỏ đẹp mắt.
Trình bày và thưởng thức: Múc thịt giả cầy ra mắt, ăn kèm cùng cơm trắng, bún hoặc bánh mướt (bánh cuốn Nghệ An) đều rất ngon, nhất là vào tiết trời mùa đông.
Yêu cầu thành phẩm: Thịt giả cầy mềm mà không bở, có vị ngọt nhẹ từ mật mía, dậy mùi thơm của lá tắt, mắm tôm và sánh màu nâu đỏ đẹp mắt.
Chú ý:
Thịt móng giò thui bằng rơm rạ là ngon nhất, giữ vị mộc mạc của món ăn.
Giả cầy ngon nhất khi được nấu hai lần lửa giúp thịt đủ mềm, nước hơi sánh màu nâu đỏ đẹp mắt.
Gia vị làm nét nét đặc trưng của món giả cầy Nghệ An là mật mía xứ Nghệ sánh nâu đỏ, lá quýt hôi, ruốc hôi (mắm tôm) và nước chè xanh.
Giả cầy Nghệ An không nên nấu mặn quá sẽ lấn át vị ngọt đặc trưng từ mật mía.
Ngoài thịt chân móng giò thì dùng ngan già nấu giả cầy kiểu Nghệ An cũng rất ngon.
Cách nấu thịt gà giả cầy cực ngon ăn một lần là mê tít
Món thịt gà giả cầy miền Nam với hương vị dai giòn của thịt hòa quyện hoàn hảo cùng các nguyên liệu tạo nên một trong các món ăn ngon từ thịt gà tuyệt vời. Hãy Vào Bếp tìm hiểu cách nấu thịt gà giả cầy qua bài viết sau nhé.
Vài nét về món thịt gà giả cầy
Để nấu thịt gà giả cầy chuẩn vị theo kiểu miền Nam, ngoài bước sơ chế thì bạn phải lưu ý đến khâu chọn nguyên liệu và kết hợp đúng tỷ lệ để tạo hương vị và màu sắc hấp dẫn cho món ăn. Thịt giả cầy được hiểu là cách chế biến nguyên liệu thực phẩm tươi sống sao cho có màu sắc và hương vị giống như thịt chó. Trong đó món thịt gà giả cầy được rất nhiều thực khách đặc biệt yêu thích.
Thịt gà giả cầy kiểu miền Nam được rất nhiều thực khách mê mẩn
Cách nấu thông thường tại các nhà hàng là kết hợp mẻ chua nấu rượu cùng thịt gà giả cầy. Nhưng phương pháp chế biến này khá phức tạp và khó có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, Tự Vào Bếp sẽ hướng dẫn chị em thêm một cách mới để nấu thịt gà giả cầy đơn giản chỉ trong vài phút. Cùng lướt xuống những phần tiếp theo để khám phá công thức độc đáo này đi nào!
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Gà chọi: 1 con;
Súp bột nghệ: 1 muỗng cà phê;
Riềng: 1 củ;
Hành tím: 2 củ;
Cơm mẻ: 3 muỗng cà phê;
Mật mía: 3 muỗng cà phê;
Muối: 1 muỗng cà phê;
Bột ngọt: 1 muỗng cà phê;
Dầu ăn: 3 muỗng cà phê;
Sả: 10 cây;
Ớt: 5 trái;
Dừa tươi: 1 trái.
Những nguyên liệu chính cần chuẩn bị cho món thịt gà giả cầy
Cách nấu thịt gà giả cầy
So với những cách chế biến truyền thống như luộc, xào,... giả cầy là công thức món ăn mới lạ giúp bạn đổi mới thực đơn gia đình. Các bước thực hiện thịt gà giả cầy rất đơn giản.
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Gà sau khi mua ở chợ về làm sạch và chà sát lá sả lên phần da gà để khử đi mùi hôi của thịt;Rửa lại với nước và để ráo rồi chặt gà thành từng miếng vừa ăn;Sả lột phần vỏ và rửa sạch, bạn lấy 2 cây đập dập và 8 cây còn lại băm nhuyễn;Hành, tỏi lột vỏ và thái nhỏ;Riềng gọt vỏ rồi cho vào cối giã nhỏ;Dừa chặt lấy phần nước cốt;Ớt cắt bỏ phần cuống và băm nhuyễn.
Sả bạn rửa sạch và băm nhuyễn 8 cây để lại 2 cây đập dập
Bước 2: Nấu thịt gà giả cầy
Đặt nồi lên bếp, cho một lượng dầu vừa đủ rồi thêm hành tỏi đã băm nhuyễn vào phi lên cho thơm;Cho toàn bộ nguyên liệu đã sơ chế vào nồi trừ nước cốt dừa rồi đảo lên thật đều;Nấu đến khi thịt gà chín tài thì tắt bếp và để yên trong khoảng 1 giờ để các gia vị thấm đều;Cho nước dừa vào nồi thịt gà và bắc lên bếp nấu với ngon lửa vừa phải;Nấu đến khi nước gần cạn và thịt đã mềm thì tắt bếp.
Bước 3: Trình bày và thưởng thức
Múc thịt gà ra tô và trang trí thêm vài cọng ngò để tăng thêm màu sắc cho món ăn;Thịt gà giả cầy có thể ăn kèm cơm hay bún đều rất ngon và giữ trọn hương vị tuyệt hảo của món ăn.
Trang trí thêm vài cọng ngò để tăng thêm hương vị và màu sắc cho món ăn
Yêu cầu thành phẩm
Món thịt gà nấu giả cầy sau khi thực hiện cần đạt một số yêu cầu thành phẩm sau:
Nước giả cầy sền sệt có vị thơm nồng và hài hòa mặn ngọt vừa phải;Thịt gà mềm, thấm đều gia vị và không bị bở;Món ăn phải có một chút cay cay để tăng thêm phần hấp dẫn.
Một số lưu ý để chế biến thịt gà giả cầy ngon
Để món thịt gà nấu giả cầy chuẩn vị, chị em cần nhớ một vài lưu ý sau:
Nếu muốn tăng thêm hương vị và giúp thịt gà nhanh mềm hơn bạn có thể cho một ít giấm rượu vang;Bột nghệ chỉ nên cho một lượng vừa đủ tạo màu sắc hấp dẫn cho món ăn. Nếu dùng quá nhiều sẽ làm món thịt gà giả cầy bị nồng và mất đi hương vị đặc trưng vốn có;Bạn hoàn toàn có thể thay nghệ bằng dầu màu điều để tạo màu vàng đẹp mắt cho món ăn.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết nhất về cách nấu thịt gà giả cầy thơm ngon chuẩn vị miền Nam mà ai cũng thích mê. Chúc chị em có thể thực hiện thành công món ăn này để thưởng thức cùng gia đình thương thức của mình cho những buổi cơm sum vầy hấp dẫn hơn nhé.
Trưa nay ăn gì: lẩu gà rượu nếp độc lạ chiêu đãi cả nhà ngày cuối tuần Nếu lẩu gà lá é, lẩu gà thuốc bắc, lẩu gà hầm sả... là những món lẩu thông dụng thì lẩu gà rượu nếp lại là cái tên mới lạ, gây sự tò mò cho nhiều người. Món lẩu hấp dẫn bởi vị ngọt đậm đà của thịt gà, cái chua thanh dịu của dấm bỗng và hương rượu nếp thơm nồng. Đúng...