Cách nấu cháo hải sản đơn giản, giàu dinh dưỡng
Với cách nấu cháo hải sản chỉ cần có một chút bí quyết để món ăn có hương vị thơm ngon mà không mang mùi tanh khó chịu.
Nguyên liệu nấu cháo hải sản
Gạo nếp: 100 gr
Gạo tẻ: 100 gr
Tôm: 150 gr
Mực: 150 gr
Nấm hương: 4 – 5 nấm
Ngô hạt: 50 gr
Hành lá: 2 nhánh
Video đang HOT
Gừng: 1 nhánh nhỏ, hành tím: 1 củ
Gia vị: hạt tiêu, đường, muối, dầu mè, nước mắm.
Cháo hải sản giàu dinh dưỡng (Ảnh minh họa)
Các bước nấu cháo hải sản
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Gạo nếp gạo tẻ đem trộn lẫn với nhau, vo sạch rồi ngâm nước trong 2 – 3 giờ để gạo nở, khi nấu gạo sẽ nhanh nhừ và ngon hơn.
Hành tím, gừng bỏ vỏ, rửa sạch rồi băm nhỏ. Hành lá cắt bỏ phần rễ và lá úa, rửa sạch rồi thái nhỏ. Ngâm nấm với nước trong 30 phút rồi cắt chân, rửa thật sạch bụi bẩn, thái thành 2 hoặc 3 phần.
Tôm lột vỏ, bỏ phần đầu và chỉ đen dọc thân tôm rồi rửa sạch, thái nhỏ, để ráo.
Mực làm thật sạch, thái khoanh tròn vừa ăn rồi cho tôm và mực vào bát lớn, ướp với hành tím, 1 thìa cafe nước mắm, thìa cafe đường, thìa muối trong 20 phút.
Bước 2: Ninh cháo
Gạn bỏ phần nước ngâm gạo, đem gạo rửa sạch thêm một lần nữa rồi trút gạo vào nồi, đổ nước cao gấp 3 lần so với mặt gạo. Bật bếp chế độ lửa lớn, nước sôi thì hạ xuống lửa nhỏ, ninh trong khoảng 30 phút. Ngô hạt rửa sạch, luộc chín rồi vớt ra, để ráo.
Khi cháo đã gần nhừ, hạt gạo bắt đầu nở mềm thì bạn đổ nấm vào, nấu trong 5 phút với lửa nhỏ.
Trút tiếp tôm, mực, ngô, gừng băm và 1 thìa cafe muối vào nồi, khuấy nhẹ tay rồi đậy nắp. Tôm, mực chín , bạn cho hành lá và 1 thìa cafe dầu mè vào đảo đều rồi tắt bếp đi.
Bước 3: Thưởng thức
Ảnh minh họa
Múc cháo ra bát, rắc một chút hạt tiêu lên trên, ăn kèm các loại rau như: húng, tía tô,… thưởng thức khi còn nóng hổi. Nếu thích ăn cay, có thể thêm ớt băm, tương ớt, hạt tiêu vào cháo thêm tròn vị.
Vì sao bào ngư lại đắt 'cắt cổ'
Bào ngư là 'tiên dược' cho phái mạnh vì tác dụng trong chuyện phòng the với mỗi kg có thể lên tới hơn 10 triệu đồng.
Bào ngư là loại thực phẩm thuộc hàng xa xỉ, không nhiều người từng thử qua mùi vị của nó bởi giá thành đắt đỏ, không dành cho giới bình dân. Bào ngư tươi sống có giá cao nhất, hương vị thơm ngon và giàu dinh dưỡng hơn. Bào ngư khô khá thuận tiện cho việc vận chuyển, bảo quản nên có giá thấp hơn. Những con bào ngư sống được tách vỏ, lấy phần thịt phơi khô.
Một kg bào ngư tươi rẻ nhất (loại ít dinh dưỡng) cũng khoảng 600.000 đồng/kg khoảng 30 con. Loại đắt tiền hơn có giá 7 triệu đồng chỉ khoảng 2-3 con do kích thước lớn hơn. Đặc biệt còn có loại bào ngư hảo hạng có giá tới 15 triệu đồng tới hàng nghìn USD một kg. Bào ngư đặc biệt được ưa chuộng ở các quốc gia châu Á.
Với giá thành 'đắt cắt cổ' này, bào ngư dường như được chỉ định là dành cho giới nhà giàu. Từ xa xưa, bào ngư cũng thường chỉ được dùng làm các món ăn trong cung đình cho vua chúa và giới quý tộc. Khi chế biến cũng khá cầu kỳ, mỗi món chỉ sử dụng một hoặc vài con để hầm, nấu cháo, làm súp...
Sở dĩ bào ngư có giá thành cao như vậy là do trong bào ngư có nhiều dưỡng chất quý, bổ dưỡng cho sức khoẻ. Có tới 25 loại vitamin khoáng chất trong bào ngư, gồm các loại protein nguồn gốc biển, vitamin và các nguyên tố vi lượng như potassium, phosphorous, đồng, sắt, kẽm, sodium, magnesium, selenium, niacin, biotin, folic acid, pantothenic acid, sulphur, canxi, iodine, chloride, vitamin A, B...
Bào ngư có tác dụng bồi bổ sức khoẻ rất hiệu quả, bổ âm, mát gan, sáng mắt, cân bằng huyết áp, hạ nhiệt, tốt cho tim mạch. Đặc biệt, loại hải sản cao cấp này còn có tác dụng bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực cho nam giới nên luôn được phái mạnh săn lùng.
Bào ngư đắt còn vì sự quý hiếm, số lượng hạn chế. Chúng chỉ sống ở vùng biển lạnh, sóng lớn, đá ngầm hiểm trở như Bắc Mỹ, Nhật, Australia, New Zealand, Nam Phi... Đây đều là những nơi có chất lượng bào ngư ngon và giá thành cao nhất. Tuy nhiên, những năm gần đây, số lượng bào ngư gần cạn kiệt do biến đổi khí hậu, thay đổi môi trường sống nên số lượng tự nhiên không còn nhiều như trước, khiến giá bào ngư ngày càng đắt đỏ. Nhiều quốc gia còn ra quy định giới hạn sản lượng bào ngư tự nhiên được đánh bắt để bảo tồn loài sinh vật biển này.
Việc đánh bắt bào ngư cũng rất nguy hiểm. Do chúng sống ở đáy biển, những nơi có sóng to gió lớn và mỏm đá sắc nhọn nên người thợ đánh bắt bào ngư gặp rất nhiều khó khăn, nguy hiểm, thậm chí có thể tới từ cá mập. Bào ngư còn bám vào khe đá nên việc đánh bắt thường phải làm bằng tay với phương pháp thủ công, mất nhiều thời gian và công sức. Do đó, bào ngư đã đắt lại càng đắt hơn.
Sai lầm khi luộc rau củ mất sạch dinh dưỡng, món ăn kém ngon 5 sai lầm khi luộc rau củ dưới đây khiến cho thành phần dinh dưỡng không còn, món ăn của bạn kém hấp dẫn. Luộc rau quá kỹ Rau củ là loại thực phẩm chứa nhiều vitamin, thành phần dưỡng chất trong rau rất nhạy cảm với nhiệt độ. Chính vì vậy, bạn chỉ nên luộc rau củ chín tới là đủ. Nếu...