Cách nấu chân giò giả cầy kiểu Bắc
Thịt chân giò đậm vị, nước sánh vàng rượi, dậy mùi đặc trưng của riềng mẻ mắm tôm, xen kẽ hành răm, rau ngổ xanh tươi rất hấp dẫn.
Nguyên liệu
1 kg thịt móng giò và thịt chân giò
1 bát (chén) riềng giã nhỏ (hoặc xay)
5-6 thìa canh mẻ
2 thìa canh mắm tôm
2 thìa canh nước nghệ tươi (giã nhỏ, vắt lấy nước)
2 thìa canh dầu điều (tùy chọn để tạo màu đẹp mắt)
1 thìa canh rượu trắng
1 thìa canh đường
1 thìa canh nước mắm
1 thìa cà phê bột canh
1 thìa cà phê hạt nêm
Hành lá, rau răm, rau ngổ, rau húng…
Măng củ (tùy chọn)
Bún tươi
Cách làm
1. Móng giò và chân giò đem thui bằng rơm (nếu không có thì bọc giấy báo và đốt) sao cho lớp bì ngả màu sậm nâu vàng là được. Sau đó, rửa sạch, chặt miếng vừa ăn.
2. Ướp móng giò, chân giò với: 1 bát riềng giã nhỏ, 5-6 thìa canh mẻ, 2 thìa canh mắm tôm, 2 thìa canh nước nghệ tươi (giã nhỏ, vắt lấy nước), 2 thìa canh dầu điều, 1 thìa canh rượu trắng, 1 thìa canh đường, 1 thìa canh nước mắm, 1 thìa cà phê bột canh, 1 thìa cà phê hạt nêm. Dùng đũa đảo đều và ướp tối thiểu trong 1 giờ cho ngấm gia vị.
3. Phần độn ăn thêm (tùy chọn theo khẩu vị mỗi gia đình): Măng củ tươi, thái miếng vừa ăn, luộc hết đắng và xào sơ.
4. Cách nấu chân giò giả cầy: Nên nấu tối thiểu 2 lửa sẽ giúp món ăn tròn vị và thơm ngon:
5. Cho chân giò đã ướp vào nồi, bật bếp đảo thịt và móng cho săn lại để gia vị ngấm gia vị. Đổ nước xâm xấp, thêm măng đã xào vào và đun sôi, hạ lửa nhỏ ninh trong 30 phút, tắt bếp. Trước khi gần ăn 30 phút thì bật bếp, đun 30-45 phút tùy theo khẩu vị mỗi người (thích giòn sần sật hoặc mềm). Cuối cùng rắc hành lá, rau răm, rau ngổ thái rối, đảo đều và tắt bếp, múc ra thưởng thức nóng với bún hoặc cơm đều ngon.
Yêu cầu thành phẩm: Thịt chân giò đậm vị, măng giòn sần sật, nước sánh vàng rượi, dậy mùi đặc trưng của riềng mẻ mắm tôm, xen kẽ hành răm, rau ngổ xanh tươi rất thu hút. Một số vùng ở Hà Nội thì ăn kèm giả cầy lẫn đậu phụ làng Mơ rán vàng giòn thơm bùi, xôm xốp đưa miệng.
Video đang HOT
Cách làm 2 món thịt chân giò rút xương luộc, chân giò nướng giấy bạc
Chân giò được ví như món ăn truyền thống quen thuộc của nhiều gia đình Việt Nam. Cùng vào bếp và làm 2 món thịt chân giò rút xương luộc, chân giò nướng giấy bạc cực ngon, dễ làm nhé!
1. Chân giò bó luộc
Nguyên liệu làm Chân giò bó luộc
Thịt chân giò 800 g
Nước tương 20 ml
Ngũ vị hương 1 muỗng cà phê
Tỏi 1 củ
Gừng 1 nhánh
Ớt 5 trái
Hành tím 1 củ
Chanh 1 quả
Giấy bạc 1 ít
Nước tương 1 thìa (nguyên liệu nước chấm)
Tương ớt 1/3 thìa (nguyên liệu nước chấm)
Đường 1/3 thìa (nguyên liệu nước chấm)
Nước cốt chanh 1 thìa (nguyên liệu nước chấm)
Hành tím thái thật mỏng 1 củ (nguyên liệu nước chấm)
Gừng non băm nhuyễn 1 thìa (nguyên liệu nước chấm) Ớt cay bỏ hạt băm nhuyễn 3 quả (nguyên liệu nước chấm)
Cách chế biến Chân giò bó luộc
1
Sơ chế nguyên liệu
Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ. Gừng cạo vỏ, băm nhỏ. Hành tím thái lát mỏng, ớt tươi bỏ hạt thái nhỏ (dùng để pha nước chấm).
Chân giò sau khi rút xương thì đem rửa sạch, để ráo.
2
Ướp và luộc chân giò
Lộn phần thịt chân giò phía trong ra và tiến hành ướp với các nguyên liệu sau: phần tỏi băm nhỏ, 1 thìa ngũ vị hương, 20ml nước tương.
Ướp thịt chân giò khoảng 10 - 15 phút rồi sử dụng giấy bạc để cuộn chặt thịt chân giò lại. Lưu ý, khi cuộn bạn cuộn sao cho phần da heo ở phía ngoài.
Sau đó, đun sôi 1 nồi nước cùng 1 thìa muối và chút nước mắm sau đó cho chân giò bọc giấy bạc.
3
Pha nước chấm chân giò
Cho toàn bộ phần nguyên liệu pha nước chấm vào chén và khuấy đều.
4
Thành phẩm
Nước chấm có vị chua cay mặn ngọt, mùi thơm từ gừng và hành tím nhưng không hề bị hăng. Thịt chân giò mềm, có độ dai giòn vừa rất hấp dẫn.
2. Chân giò nướng giấy bạc
Nguyên liệu làm Chân giò nướng giấy bạc
Chân giò heo đã lọc bỏ xương 1 cái
Sả 2 củ
Dầu hào 1 thìa canh
Mật ong 1 thìa canh
Giấy bạc 1 ít
Cách chế biến Chân giò nướng giấy bạc
1
Sơ chế nguyên liệu
Củ sả bóc lớp ngoài cùng, đập dập rồi băm nhỏ.
Chân giò chọn cái nguyên bắp, làm sạch rồi thấm khô nước.
2
Ướp chân giò
Đem ướp chân giò với sả băm nhỏ cùng 1/2 thìa cà phê gia vị, mật ong và dầu hào. Trộn đều chân giò với gia vị ướp, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh từ 6 đến 8h hoặc để qua đêm cho chân giò thật ngấm gia vị.
3
Nướng chân giò
Sau khi ướp đủ thời gian, bạn dùng 1 miếng giấy bạc lớn, sau đó cho chân giò đã ướp vào và gói lại thật kín.
Chuẩn bị sẵn lò nướng ở 180 độ, đem gói chân giò bọc giấy bạc vào nướng theo chế độ 2 lửa trong thời gian chừng 30 phút.
Sau 30 phút nướng trong lò, tăng nhiệt độ lên 250 độ trong 15 phút để chân giò vàng, giòn phần da bên ngoài và chín kỹ là được.
4
Thành phẩm
Đợi chân giò nguội bớt lại, thái thành miếng vừa ăn và bày lên đĩa là có thể thưởng thức. Thịt chân giò quay bên trong mềm và ngọt đậm đà nhưng phần da bên ngoài lại vàng ruộm, giòn giòn trông rất ngon mắt, ngon miệng.
Món này ăn với cơm trắng hay chấm bánh mì hoặc ăn kèm các loại xôi mặn đều rất ngon và hợp miệng.
Cách bảo quản chân giò
Khi chân giò đã được luộc chín bạn vớt ra, bóc lớp giấy bạc rồi để cho chân giò nguội hoàn toàn sau đó dùng màng bọc thực phẩm bọc kín lại. Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh có thể để được nửa tháng không hư.
Món giò xào cực ngon cho ngày Tết Giò xào với vị giòn giòn của thịt lưỡi, vị thơm của mộc nhĩ, nấm hương được rất nhiều gia đình yêu thích đấy nhé! Vậy các bạn hãy nhanh tay vào bếp cùng Thế Giới Ẩm Thực vào bếp cùng học cách làm món giò xào này để trổ tài cho cả nhà cùng thưởng thức khi có dịp nhé! Món giò...