Cách nấu canh chua cá lóc thơm ngon đúng vị miền Tây Nam Bộ
Bạn có biết đại kỵ của món canh chua cá lóc này chính không là nên cho bột ngọt (mì chính / bột nêm)? Cá lóc nấu với thơm (dứa), cà chua, me ngào, ngò gai,… làm nên hương vị canh cá chua chua thanh thanh đặc trưng của miền Tây, không thể lẫn vào đâu…
Món canh chua thường rất dễ ăn và đưa cơm, nhất là trong những ngày hè thời tiết nóng bức. Canh chua cũng là cách đổi món khá thích hợp cho bữa cơm gia đình sau nhiều ngày ăn nhiều các loại thịt, đồ nướng,… Canh chua cá lóc nấu với me tươi hay me ngào đều mang lại vị chua thanh, ngọt dịu rất thơm ngon. Cách nấu cũng rất đơn giản, không cầu kỳ khó nhớ.
Nguyên liệu nấu canh:
- Cá lóc (cá quả) cắt khúc: 500gr
- Cà chua: 2 quả
- Thơm (quả dứa): quả
- Cây bạc hà (dọc mùng): 1 cây
- Me ngào: 30gr
- Đậu bắp: 200gr
- Tỏi: 2 tép
- Hành khô: 1 củ
- Ngò gai (mùi tàu): 1 mớ
- Rau ngổ (ngò om): 1 mớ
- Giá đỗ: 100gr
- Ớt sừng đỏ: 2 quả
- Gia vị: Dầu ăn, nước mắm (2 thìa), muối (40g), đường (30g)
Video đang HOT
Lưu ý:
Không nên sử dụng bột ngọt (mì chính) cho những món chua nhất là canh chua, bởi vì bột ngọt là gia vị không dễ hòa tan trong môi trường axit, tính axit trong các món chua càng cao thì khả năng hòa tan của bột ngọt càng thấp, làm cho hương vị cuối cùng của món ăn thành phẩm càng tệ. Vậy nên bạn hãy tránh cho bột ngọt khi làm những món ăn như sườn xào chua ngọt, gỏi chua hoặc canh chua nhé.
Bước 1: Sơ chế cá lóc
- Cá lóc (hay còn gọi là cá quả) làm thịt, rửa sạch với muối và một ít rượu trắng hoặc giấm cho hết mùi tanh
- Cắt khúc cá vừa ăn khoảng 2-3 cm.
- Ướp cá với 1 chút hạt tiêu, nước mắm trong khoảng 10 phút.
Lưu ý:
Nhiều bạn hay có thói quen ướp cá với muối (bột nêm), nhưng các đầu bếp nhà hàng khuyên chúng ta không nên nhé, vì muối sẽ khiến cho thịt cá săn lại, ngăn chặn cá ngấm thêm các gia vị khác. Bởi vậy, nên thay thế muối bằng các gia vị khác như nước nắm, sẽ rất thơm ngon. Cách sơ chế và ướp cá này, bạn cũng có thể áp dụng cho các món cá khác như: cá kho, cá hấp,… nha.
Bước 2: Sơ chế nguyên liệu khác
- Ngò gai, rau ngổ nhặt, rửa sạch để ráo nước rồi cắt khúc ngắn
- Giá đỗ rửa sạch để ráo nước
- Cây bạc hà (dọc mùng): tước vỏ cắt khúc, ngâm với nước muối loãng cho bớt ngứa
- Đậu bắp rửa sạch cắt khúc
- Cà chua rửa sạch thái múi cau
- Dứa thái lát mỏng
- Hành, tỏi, bóc vỏ băm nhuyễn
- Ớt rửa sạch thái lát
Bước 3: Phi thơm hành, tỏi
- Đặt nồi lên bếp, đợi nồi khô hết nước thì cho vào một ít dầu ăn. Mở nhỏ lửa chờ dầu hơi nóng thì cho hành tỏi đã băm sẵn vào phi cho đến khi hành tỏi hơi ngả vàng và có mùi thơm
Lưu ý:
Khi chiên hành tỏi, các bạn nên chờ cho xoong, nồi, chảo khô hết nước rồi hãy cho dầu ăn vào nhé, và để lửa vừa (không to), dầu sẽ không bị bắn ra ngoài.
Bước 4: Chiên sơ cá lóc và chế nước canh cá
- Tiếp tục cho cá lóc vào chiên sơ, lật đều các mặt đến khi thịt cá chuyển màu trắng đục thì rồi cho 1,2 lít nước sôi cùng me ngào và thơm (dứa) vào và đun sôi hẳn lên, sau đó mở lửa vừa cho nồi canh sôi liu riu.
- Khi sôi, ạn dùng thìa lớn vớt hết bọt phía trên để nước canh chua được trong.
Lưu ý:
Ở bước này, các bạn nên dùng nước sôi (hoặc ấm khoảng 60-80 độ), không nên cho nước lạnh vào các món cá đang nấu để cá không bị tanh nhé.
- Nước sôi khoảng 5 phút, cá sắp chín tới, bạn cho tiếp cà chua, đậu bắp, dọc mùng vào.
- Lúc này, nồi canh cá của bạn đã bắt đầu dậy mùi thơm và có vị chua chua thanh thanh đặc trưng rồi đấy. Hãy nêm nếm gia vị muối, đường, sao cho vừa ăn rồi tắt bếp nhé.
Bước 5: Trình bày món canh chua thành phẩm
- Gắp các miếng cá lóc ra tô lớn, cho thêm lên trên giá đỗ, các loại rau thơm, và một vài lát ớt (tuỳ theo khẩu vị ăn cay của gia đình) để tạo vị cay nồng đặc trưng cho món ăn. Sau đó, múc hết phần nước dùng vừa sôi còn nóng vào tô.
Món canh chua cá lóc này khi nấu phải cay một chút mới đúng vị miền Tây Nam Bộ. Vị chua thanh, ngọt dịu của món canh này khiến bữa ăn của gia đình cực kỳ đưa cơm đấy. Ăn mùa hè thì thanh mát, mùa đông thì cay ấm nóng, đều rất thơm ngon. Bạn cũng có thể nấu món canh chua này để ăn với bún, bún canh chua cá lóc nha.
Vậy là với chưa đến 40 phút, rất đơn giản, bạn đã nấu xong món canh cá lóc thơm ngon này rồi. Hi vọng cá lóc nấu canh chua sẽ là một trong các “món tủ” của bạn mỗi khi vào bếp.
Chúc bạn thành công và gia đình luôn có những bữa ăn ngon miệng!
Đậm đà lẩu lươn nấu măng tre Mạnh Tông
Bàn đến canh chua trong ẩm thực Việt thì đã có tới hàng chục cách chế biến và sử dụng nhiều loại nguyên liệu khác nhau từ cá, thịt cho đến tôm, tép, cua...
Chỉ kể riêng những loại trái và lá phối hợp với nồi canh chua cũng đã có tới vài chục thứ, hấp dẫn nhất là me, trái giác, trái giấm, trái bần, chùm ruột, đọt cóc, lá giang... Mỗi thứ đều có một vị chua khác nhau, tạo nên một hương vị đặc trưng không lẫn vào đâu được.
Những món canh chua như thế khiến người ăn chỉ cần húp một muỗng canh thôi cũng đủ biết tài nghệ nấu nướng của người đầu bếp.
Gần đây, các chuyên gia ẩm thực, các quán ăn đặc sản, nhất là những tay sành điệu ẩm thực đã có nhiều kiểu cách chế biên lươn thành những món ăn nhớ đời, trong đó lẩu lươn nấu với măng tre Mạnh Tông muối chua là một trong những món đặc sắc, đậm đà và thi vị nhất.
Măng tre làm dưa chua (Ảnh: Phúc Lộc)
Cách chế biến một nồi canh chua (hoặc lẩu) lươn cũng giống như những nồi canh chua khác, chỉ có "măng chua" là phụ liệu đặc biệt dùng thay thế cho các chất chua khác như chanh, me, giấm, cơm mẻ...
Trước khi nấu, người ta chuẩn bị một vài con lươn làm sạch, cắt khúc, để cho ráo nước rồi ướp với đường, bột nêm, tỏi, ớt, sả. Nên chọn những con lươn bụng có màu vàng thịt sẽ thơm ngon hơn. Kế đến là một dĩa dưa măng, nhớ là loại măng tre Mạnh Tông, hoặc tre điền trúc sẽ tuyệt ngon.
Cho lươn vào lẩu hoặc nồi. Xếp măng chua xen kẽ với lươn để vị chua lan tỏa và thấm vào thịt. Phía dưới đáy nồi nên lót một vài tép sả đập giập để làm tăng thêm hương vị. Sau đó đổ nước xôi vào ngập xâm xấp và nấu cho đến khi thịt lươn mềm.
Cái chất chua chua, dìu dịu của măng tre Mạnh Tông khi phối ngẫu với món lươn ngòn ngọt, dai dai, đặc biệt là vị cay cay của sả, ớt và mùi hương nồng nàn cùa các loại rau, giúp cho món ăn toát lên một mùi thơm quyến rũ. Chỉ cần húp một muỗng cũng cảm thấy ngất ngây, càng ăn càng háo hức.
Canh lươn nấu với măng chua (Ảnh: Phúc Lộc)
Món lẩu lươn ngon hay không là ở chỗ chăm chút tỉ mẫn và chuẩn bị đầy đủ từ nguyên liệu đến cách chế biến và phong cách trình bày sao cho hấp dẫn. Món nầy nhất định không thể thiếu ớt và các loại rau vườn như ngò om, ngò gai, húng quế, húng lủi.
Lươn là món ăn vừa ngon vừa bổ dưỡng, hấp dẫn nhứt là ăn lúc còn nóng. Nếu để lửa liu riu, giữ ầm nối canh cho tới tàn tiệc, người ăn càng cảm thấy sảng khoái. Chính vị ngon ngọt của lươn hòa quyện cùng với mùi vị đặc trưng của dưa măng đã giúp cho người ăn cảm thấy xuýt xoa, hứng thú. Đây là món ăn toàn hương vị Việt.
Dưa măng tre Mạnh Tông không những mềm mại, giòn, nồng nàn, lại được phối ngẫu tinh tế với nhiều thứ gia vị khác như sả, ớt giúp cho món ăn thơm tho quyến rũ. Chỉ cần gấp một đũa cũng cảm thấy ngất ngây, càng ăn càng háo hức, gợi lên một nỗi nhớ khôn nguôi - nhớ từng mùi cá, mùi lươn, hương rau, nhớ cả đồng quê thương mến.
Nồi canh chua ngon, chỗ ngồi ăn ngon, chỉ vài lần thưởng thức thôi chúng ta cũng đủ ghiền cái vị chua, cay, ngọt, nồng của thứ hương đồng cỏ nội đó. Chính cái chất vị mặn mà của lươn ngấm vào nước súp thanh tao bốc lên nghe thơm phức, ai mà chẳng thèm! Chỉ nhìn thôi cũng đã thấy ngon rồi!
Món canh chua huyền thoại của mùa hè - các chị vào check thử mình đã nấu chuẩn chưa? Có bát canh chua này, nồi cơm đảm bảo hết vèo trong tích tắc. Chuẩn bị nguyên liệu 1. Sườn heo 250-300gr 2. Cà chua 4 quả 3. Sấu 3-5 quả 4. Chanh 1 quả 5. Hành lá 2 nhánh 6. Hành khô 1 củ 7. Gia vị: Dầu ăn, muối, nước mắm 1 ít Trời nóng rồi, bữa ăn mà không có...