Cách nào duy trì miễn dịch khỏe mạnh ở người nhiễm HIV/AIDS?
Bên cạnh việc dùng thuố.c điều trị HIV đều đặn hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ, người nhiễm HIV/AIDS cần biết cách ăn uống để đảm bảo và nâng cao miễn dịch, giúp cơ thể khỏe mạnh…
HIV làm suy yếu hệ miễn dịch, dẫn đến các bệnh nhiễ.m trùn.g khác như sốt và tiêu chảy… Những bệnh nhiễ.m trùn.g này có thể làm giảm lượng thức ăn nạp vào (vì chúng vừa làm giảm cảm giác thèm ăn vừa cản trở khả năng hấp thụ thức ăn của cơ thể…), dẫn đến sụt cân, mệt mỏi và suy dinh dưỡng…
Ngoài các tác hại của virus HIV, tác dụng phụ của một số liệu pháp kháng virus cũng có thể khiến người nhiễm HIV dễ mắc các tình trạng khác như hội chứng chuyển hóa. Do đó, dinh dưỡng tốt rất quan trọng với người nhiễm HIV, giúp duy trì sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống. Người nhiễm HIV cần biết ăn gì và ăn như thế nào để giúp cơ thể và hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.
Ăn uống lành mạnh có thể giúp người nhiễm HIV:
Giảm thiểu các triệu chứng liên quan đến HIV.
Giảm tác dụng phụ của thuố.c.
Nâng cao chất lượng cuộc sống.
Cải thiện sức đề kháng đối với các bệnh nhiễ.m trùn.g và biến chứng khác liên quan…
Dinh dưỡng tốt rất quan trọng với người nhiễm HIV, giúp duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh.
1. Cách ăn uống lành mạnh khi HIV được kiểm soát
Video đang HOT
Nhu cầu dinh dưỡng cá nhân của những người nhiễm HIV/AIDS cần được xem xét cụ thể từng trường hợp. Tuy nhiên, chế độ ăn uống lành mạnh nói chung là điểm khởi đầu để bảo vệ sức khỏe, tăng cường miễn dịch cho cơ thể:
- Tiêu thụ đủ lượng calo trong ngày để duy trì cân nặng khỏe mạnh: Những người nhiễm HIV/AIDS có thể cần điều chỉnh nhu cầu calo và protein tùy thuộc vào cách cơ thể phản ứng với phương pháp điều trị. Một số cá nhân có thể cần nhiều calo, protein hơn so với những người không mắc tình trạng này.
- Thêm protein vào mỗi bữa ăn:Protein rất quan trọng, cần thiết để tạo ra, sửa chữa và duy trì các tế bào trong cơ thể, đóng vai trò giúp hệ thống miễn dịch mạnh mẽ. Các nguồn protein tốt bao gồm thịt nạc, gia cầm, cá, thực phẩm từ sữa ít béo, trứng, đậu và đậu lăng…
- Bao gồm nhiều loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: Trái cây, rau, sữa ít béo… chứa vitamin và khoáng chất, giúp cơ thể hoạt động tối ưu. Kẽm và vitamin C cần thiết cho hệ thống miễn dịch; sắt và vitamin B12 rất cần thiết cho các tế bào má.u khỏe mạnh. Bao gồm nhiều loại thực phẩm giàu các chất dinh dưỡng này sẽ đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
- Đảm bảo an toàn thực phẩm:Những người bị HIV/AIDS dễ bị ngộ độc thực phẩm hơn, vì HIV làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Thực hành an toàn thực phẩm giúp giảm nguy cơ mắc bệnh. Người nhiễm HIV cần tránh ăn thịt, cá và trứng sống hoặc nấu chưa chín; chỉ tiêu thụ sữa hoặc pho mát đã tiệt trùng; rửa sạch trái cây, rau củ và nhớ sử dụng dao, thớt riêng cho thịt và thực phẩm sống…
2. Ăn như thế nào khi cơ thể có vấn đề giúp nâng cao miễn dịch
Tiêu chảy, chán ăn, buồn nôn – nôn, đau miệng và thay đổi vị giác đều là những vấn đề thường gặp ở người nhiễm HIV, có thể khiến việc ăn uống trở nên khó khăn hơn.
Trong những trường hợp này, nên có sự tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng, để giúp bạn thiết lập thực đơn bổ dưỡng, phù hợp… ứng phó với các tình trạng này.
Khi bị tiêu chảy nên ăn các loại thực phẩm mềm, nghiền… như rau và trái cây mềm, cháo từ ngũ cốc, gạo, chuối, khoai tây hay món hầm.
Để bổ sung các khoáng chất đã mất, hãy ăn rau và trái cây mềm, đặc biệt là chuối, xoài, đu đủ, dưa hấu, bí ngô, khoai tây và cà rốt; gọt vỏ và nấu chín rau củ quả để chúng dễ hấp thụ hơn; ăn thức ăn ấm, tránh ăn quá nóng hoặc quá lạnh và chia nhỏ bữa ăn trong ngày.
Khi chán ăn hãy thử nhiều loại thực phẩm khác nhau cho đến khi tìm được loại mình thích và cố gắng áp dụng chế độ ăn hỗn hợp; ăn các bữa ăn nhỏ thường xuyên hơn, ăn bất cứ khi nào bạn thấy ngon miệng (đừng quá cứng nhắc về thời gian cố định cho các bữa ăn).
Cố gắng uống nhiều nước, sữa, sữa chua, súp, trà thảo mộc hoặc nước ép trong suốt cả ngày; uống chủ yếu sau và giữa các bữa ăn – không uống quá nhiều trước hoặc trong bữa ăn; thêm hương vị cho món ăn làm tăng sự hấp dẫn… Tránh đồ uống có ga, bia và các thực phẩm như bắp cải, bông cải xanh và đậu vì chúng tạo ra khí trong dạ dày và có thể khiến bạn cảm thấy đầy hơi.
Khi buồn nôn hoặc nôn, hãy cố gắng ngồi dậy khi ăn, không nằm xuống cho đến một hoặc hai giờ sau khi ăn; uống nhiều nước sau bữa ăn; cố gắng không tự chuẩn bị thức ăn (mùi khi chuẩn bị hoặc nấu thức ăn có thể làm tăng cảm giác buồn nôn).
Nếu bị nôn, hãy tiếp tục uống một lượng nhỏ nước, súp và trà gia vị; ăn thức ăn mềm và quay lại thức ăn rắn khi hết nôn. Bạn có thể làm giảm cảm giác buồn nôn bằng cách ngửi vỏ cam hoặc chanh tươi, hoặc uống nước cốt chanh pha với nước nóng hoặc trà thảo mộc hoặc trà gừng; ăn thức ăn khô – mặn như bánh mì nướng, bánh quy giòn và ngũ cốc…; tránh thức ăn béo, nhiều dầu mỡ và rất ngọt (vì có thể khiến buồn nôn tệ hơn).
Khi bị đau miệng, nên ăn các loại thực phẩm mềm, nghiền, mịn như bơ, bí ngô, đu đủ, chuối, sữa chua, rau củ nấu súp và thức ăn băm nhỏ; thêm chất lỏng vào thực phẩm hoặc làm mềm thực phẩm khô bằng cách nhúng vào chất lỏng; uống đồ uống lạnh, súp, nước ép rau và trái cây; sử dụng ống hút để uống nước…
Sàng lọc, phát hiện đồng nhiễm HIV/lao để chủ động phòng lây lan
Người nhiễm HIV có nguy cơ cao mắc lao mới, hoặc lao tái phát do hệ miễn dịch bị suy giảm. Vì vậy, cần đẩy mạnh công tác sàng lọc, phát hiện đồng nhiễm HIV/lao để điều trị và cách ly ngăn ngừa bệnh lây lan...
50% người nhiễm HIV có nguy cơ đồng nhiễm lao
Năm 2023, theo Báo cáo của Chương trình chống lao quốc gia, đã phát hiện 106.086 ca mắc bệnh lao các thể. Con số này thể hiện tăng 2.282 ca (2,2%) so với cùng kỳ năm 2022 và tăng 27.151 (34,4%) so với cùng kỳ năm 2021. Số bệnh nhân lao được phát hiện hằng năm tại Việt Nam vào khoảng 60%. Như vậy sẽ có khoảng 40% bệnh nhân lao chưa được phát hiện trong cộng đồng.
Cũng trong năm này, phát hiện các trường hợp lao đa kháng thuố.c cũng tăng lên 3.775 ca, cao hơn các năm 2020, 2021 và 2022 lần lượt là 7,8%, 45,8% và 9,5%. Lao đa kháng thuố.c chiếm khoảng 4,5% trong nhóm bệnh nhân lao mới và 15% trong nhóm đã từng điều trị.
Xét nghiệm, sàng lọc phát hiện sớm bệnh lao để tăng cường hiệu quả phòng và điều trị bệnh...
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh lao vẫn là nguyên nhân gây t.ử von.g đứng thứ hai trong số các bệnh truyền nhiễm. Các mục tiêu toàn cầu trong công tác chống bệnh lao hiện vẫn bị chậm tiến độ.
Đối với người nhiễm HIV, khả năng mắc bệnh lao lên tới 50%, cao hơn từ 10 đến 30 lần so người không nhiễm. Chính vì vậy, cần phối hợp giữa công tác phòng chống lao và HIV để góp phần phát hiện sớm bệnh nhân đồng nhiễm HIV/lao để điều trị, tránh lây lan, kéo dài tuổ.i thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nhiễm HIV.
Cắt đứt nguồn lây nhiễm lao để bảo vệ cộng đồng
Việt Nam đang hướng tới mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2035. Theo Chương trình chống lao quốc gia, muốn đạt được mục tiêu này, cần triển khai tối ưu các chiến lược, chính sách hiện có.
Đó là bao phủ y tế toàn dân, tăng cường vai trò của hệ thống y tế cơ sở gắn với công tác phòng chống lao, bảo hiểm y tế và bảo trợ xã hội. Đồng thời, cần mở rộng áp dụng công cụ chẩn đoán mới, thuố.c điều trị mới, vaccine mới, các tiếp cận và can thiệp mới nhằm phát hiện và điều trị lao sớm để cắt đứt nguồn lây. Hơn nữa, cần điều trị lao tiềm ẩn để cắt nguy cơ nhiễm tiến triển thành bệnh lao.
Đối với người nhiễm HIV/AIDS, để góp phần giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng do đồng nhiễm lao thì càng phải đẩy mạnh các hoạt động sàng lọc nhằm phát hiện sớm, dự phòng và điều trị hiệu quả bệnh lao cho các đối tượng này.
Theo BS.CKI. Nguyễn Văn Khiêm, Trưởng khoa Nội II, Bệnh viện Phổi Hà Nội, với đặc thù của bệnh nhân HIV là suy giảm hệ miễn dịch, nên nguy cơ mắc bệnh lao càng cao. Hơn nữa, nếu người bệnh đồng nhiễm lao/HIV mà không được phát hiện sớm và điều trị, tình trạng bệnh sẽ tiến triển theo chiều hướng xấu rất nhanh và dễ dẫn đến t.ử von.g.
Bệnh nhân cần tuân thủ điều trị, khám bệnh định kỳ để tầm soát bệnh...
Để kịp thời phát hiện, điều trị lao cho người bị nhiễm HIV, cần tăng cường các hoạt động tuyên truyền để người dân có thêm kiến thức về bệnh lao, HIV và cùng chung tay xóa bỏ các rào cản, giảm kỳ thị, không giấu bệnh, tự giác đi khám để được điều trị.
Theo đó, hằng năm, người nhiễm HIV cần chủ động định kỳ đi khám tầm soát sàng lọc bệnh lao và chủ động phòng nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Qua đó giúp phát hiện sớm thì người bệnh được điều trị hiệu quả, giảm thiểu lây lan, giảm t.ử von.g và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nhiễm HIV.
Tuy nhiên, trên thực tế, người nhiễm HIV/AIDS đồng nhiễm lao thường đến bệnh viện khi bệnh đã chuyển biến nặng, sức khỏe yếu, kinh tế khó khăn, gia đình ít quan tâm chăm sóc. Một số trường hợp không tuân thủ phác đồ điều trị, nên phải kéo dài thời gian điều trị, có trường hợp dẫn đến kháng thuố.c, ảnh hưởng đến hoạt động kiểm soát bệnh lao.
Tập yoga có tác dụng gì với người nhiễm HIV? Mặc dù tập yoga không thể kiểm soát và chống lại HIV/AIDS, nhưng nó có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn, sống khỏe hơn, chống lại các tác dụng phụ của thuố.c kháng virus (ARV)... Dưới đây là một số lợi ích của yoga với người nhiễm HIV: 1. Cải thiện sức khỏe tâm thần ở người nhiễm HIV Nguy cơ mắc...