Cách mẹ bầu ăn cá an toàn
Cá là nguồn thực phẩm cung cấp protein và các axit omega-3 có lợi cho sức khỏe của mẹ bầu. Đặc biệt, cá rất tốt cho sự phát triển não bộ thai nhi.
Ảnh minh họa
Cẩn thận với lượng thủy ngân có trong cá
Cá là nguồn cung cấp dưỡng chất tốt cho hệ tim mạch, mắt và cải thiện sức khỏe hệ thần kinh. Tuy nhiên khi các mẹ bầu ăn cá cùng với các chất dinh dưỡng khác, một lượng thủy ngân cũng được hấp thu vào cơ thể.
Thủy ngân là một kim loại có trong tự nhiên và tăng lên khi môi trường ô nhiễm. Hầu hết người lớn sẽ không bị ảnh hưởng bởi một lượng nhỏ thủy ngân. Nhưng đối với các mẹ bầu, việc tiêu thụ một lượng thủy ngân đáng kể trước hoặc trong khi mang thai có thể làm sức khỏe của họ và thai nhi bị đe dọa.
Thai nhi tiếp xúc với thủy ngân sẽ có thể dẫn đến tổn thương hệ thần kinh nặng, tổn thương não, mất khả năng học tập, điếc bẩm sinh và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Những lưu ý dành cho cho mẹ bầu khi ăn cá
Video đang HOT
Các mẹ bầu nên ăn 2-3 khẩu phần cá mỗi tuần (khoảng 250-350gram cá/tuần) và thường xuyên thay đổi các loại cá khác nhau trong bữa ăn.
Chỉ nên ăn 1 khẩu phần nhỏ hơn 170 gram mỗi tuần đối với một vài loại cá có hàm lượng thủy ngân trung bình như: cá ngừ trắng, cá ngừ vây vàng, cá chép, cá mú, cá chim lớn,…
Mẹ bầu nên tránh ăn các loại cá có nồng độ thủy ngân cao như: Cá thu vua, cá kiếm, cá mập, cá ngừ mắt to, cá ngói, cá tráp cam. Nếu đảm bảo khẩu phần cá như trên mẹ bầu có thể có được nhiều lợi ích từ loại thực phẩm bổ dưỡng này mà không gặp phải các nguy cơ do thủy ngân gây ra cho họ và thai nhi.
Loại cá nào tốt cho sản phụ và thai nhi?
Một số loại cá tốt cho sản phụ và thai nhi bao gồm: Cá hồi, cá trích, cá bơn, cá tuyết, cá thu nhật, cá đối, cá rô nước ngọt, cá rô phi, cá chim nhỏ, cá bơ, cá mòi…
Bên cạnh đó, các thực phẩm hải sản khác như tôm sú, tôm hùm, mực, cua, sò, hàu… cũng là thực phẩm cung cấp đạm và béo tốt cho mẹ bầu. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu từng dị ứng hoặc mẫn cảm với các loại cá trên thì không nên sử dụng.
Trứng gà có lòng đỏ màu đậm hay nhạt tốt hơn?
Lòng đỏ trứng thường có màu cam đậm, nhưng có lúc quả trứng chỉ chứa lòng đỏ màu vàng nhạt. Và lúc này hẳn nhiên mọi người sẽ đặt ra nhiều câu hỏi về màu lòng đỏ trứng.
Theo Pháp luật TP.HCM , các chuyên gia cho biết, màu sắc của lòng đỏ trứng nói lên rất nhiều điều về chất dinh dưỡng của quả trứng. Quả trứng có lòng đỏ với màu sẫm và màu cam rực rỡ được tạo nên từ những con gà mái nuôi thả vườn với chế độ ăn nhiều thực vật tươi, giun, châu chấu,...
Chế độ ăn uống này rất giàu chất hợp chất hữu cơ carotenoid, mang lại cho lòng đỏ một màu cam đậm, rực rỡ. Đồng thời những con gà chăn thả tự nhiên theo kiểu này còn cho ra quả trứng có có nhiều omega-3 và vitamin.
Chất carotenoid được biết đến với khả năng chống oxy hóa cao. Hoạt chất chống oxy hóa của các carotenoid có thể phòng ngừa được ung thư.
Tiến sĩ Rachel Paul, chuyên gia dinh dưỡng cho biết chính chế độ ăn của gà dẫn đến màu sắc khác nhau của lòng đỏ trứng. Những con gà ăn khẩu phần toàn ngũ cốc thì lòng đỏ trứng có màu vàng nhạt. Mặc dù lòng đỏ trứng màu cam đậm mang nhiều chất dinh dưỡng hơn nhưng nhìn chung giá trị dinh dưỡng trứng không khác nhiều lắm theo màu sắc.
Nhưng các nghiên cứu khác cũng chứng minh, protein và chất béo thường sẽ giữ nguyên bất kể màu sắc của lòng đỏ trứng. Nhưng nếu con gà được cho ăn một chế độ ăn giàu dinh dưỡng hơn có thể tăng tới 100 lần giá trị vi chất dinh dưỡng của một số hợp chất carotenoid chống oxy hóa như lutein và beta-carotene trong lòng đỏ trứng.
Những lòng đỏ trứng có màu đậm, giàu chất béo sẽ chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh này, giúp loại bỏ các hợp chất có hại thúc đẩy quá trình viêm nhiễm và tích trữ chất béo, cũng như đem đến hàm lượng omega-3 rất tốt cho hệ tim mạch.
Vietnamnet cũng đưa tin, vỏ trứng cũng có nhiều màu sắc khác nhau. Chúng ta thường tìm thấy cả trứng nâu và trắng trong siêu thị. Tuy nhiên, nhiều người không biết nguyên nhân khiến trứng có nhiều màu sắc khác nhau.
Trên thực tế, màu trứng phụ thuộc vào giống gà. Di truyền là yếu tố chính quyết định màu sắc của trứng.
Ngoài ra, các yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng. Ví dụ, khi gà mái đẻ trứng màu nâu già đi, chúng có xu hướng đẻ trứng lớn hơn và có màu sáng hơn.
Môi trường sống, chế độ ăn uống của gà mái cũng có thể ảnh hưởng đến màu vỏ ở một mức độ nào đó.
Những yếu tố này có thể làm cho vỏ bóng sáng hoặc tối hơn, nhưng không thay đổi được màu vỏ. Yếu tố chính quyết định màu sắc vẫn là con giống.
Tất cả các loại trứng gà đều giống nhau về mặt dinh dưỡng.
Sự khác biệt duy nhất là sắc tố trong vỏ. Sắc tố chính trong vỏ màu nâu là protoporphyrin IX. Sắc tố chính trong vỏ màu xanh là biliverdin.
Cũng như hàm lượng dinh dưỡng, không có sự khác biệt thực sự giữa mùi vị của trứng vỏ nâu và vỏ trắng. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa tất cả các loại trứng đều có vị giống nhau.
Chẳng cần "thần dược" đắt tiền, 5 thứ rẻ như cho này cũng phòng ung thư rất tốt Nhiều người bỏ cả đống tiền mua thực phẩm chức năng uống phòng ung thư, họ đâu biết rằng "thần dược" quý đang ở cạnh mình. Các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu thế giới chỉ ra, 30 - 40% các loại ung thư có thể được ngăn ngừa bằng một lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống khoa học với...