Cách ly người đến từ Hà Nội và TP.HCM: Có dấu hiệu lạm quyền và trái luật
Luật sư cho rằng một số tỉnh buộc người từ Hà Nội và TP.HCM phải cách ly y tế tập trung là có dấu hiệu trái luật và lạm quyền BCĐ phòng chống dịch Quốc gia, Bộ Y tế.
Mới đây, một số tỉnh thành như Hải Phòng, Đà Nẵng… ra văn bản yêu cầu cách ly y tế tập trung 14 ngày với hình thức có thu phí đối với người đến từ Hà Nội và TP.HCM.
Trong bối cảnh Thủ tướng đã công bố dịch Covid-19 trên toàn quốc nhưng, các tỉnh, thành phố trên lại phân biệt đối xử với người dân đến từ 2 thành phố lớn nhất nước, coi Hà Nội và TP.HCM là “vùng dịch” khiến dư luận không khỏi băn khoăn.
Nhìn nhận dưới góc độ pháp lý, trả lời VTC News, luật sư Trần Thu Nam (Đoàn luật sư Hà Nội) nhận định việc các tỉnh coi Hà Nội và TP.HCM là vùng dịch và đưa người dân đến từ những vùng này đi cách ly là không đúng và có dấu hiệu lạm quyền.
“Chính phủ có văn bản số số 2601/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về việc thực hiện Chỉ thị số 16 về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19. Trong đó, không ngăn cản người dân đi lại, một số nghành nghề vẫn được hoạt động như luật sư, ngân hàng…
Người đi từ địa phường này sang địa phương khác có nghĩa vụ khai báo y tế trung thực và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu vi phạm các quy định về khai báo y tế”, luật sư Nam chia sẻ.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng, những người ở một số ngành nghề như công chứng, luật sư, đăng kiểm… vẫn được hoạt động, nhưng nếu họ từ Hà Nội hoặc TP.HCM đến Hải Phòng, Đà Nẵng thì sẽ bị đưa đi cách ly. Như vậy là trái ngược với chỉ đạo của Thủ tướng.
Luật sư cho rằng, việc buộc người đến từ Hà Nội và TP.HCM phải cách ly y tế tập trung là trái luật và lạm quyền BCĐ phòng chống dịch Quốc gia, Bộ Y tế.
“Theo quy định, khi tôi là luật sư từ Hà Nội đến Hải Phòng sẽ chỉ phải khai báo y tế, ví dụ như có từng đến Bệnh viện Bạch Mai hay đến Trúc Bạch hay không, có triệu chứng ốm, sốt không… Bên cạnh đó, tôi chấp hành việc đeo khẩu trang, đo thân nhiệt tại đây thì không có lý gì đưa tôi đi cách ly cả”, luật sư chia sẻ.
Ông Nam phân tích, Ban chỉ đạo phòng chống dịch có ba cấp: cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp huyện. Cấp quốc gia thường do Phó Thủ tướng là Trưởng ban, cấp tỉnh và huyện thường do Chủ tịch UBND làm Trưởng ban.
Bắt buộc cách ly đối với người đến từ Hà Nội và TP.HCM là lạm quyền, làm trái với tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng và Ban chỉ đạo phòng chống dịch Quốc gia. LS Trần Thu Nam
Về việc công bố dịch, ổ dịch, nhóm người bị cách ly các tỉnh, thành là thẩm quyền Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Quốc gia. Trưởng ban Chỉ đạo các tỉnh, huyện phải tuân theo chỉ đạo này.
Hiện tại, Bộ Y tế và Ban chỉ đạo phòng chống dịch Quốc gia chỉ có quyết định về việc cách ly y tế đối với những người nhập cảnh từ nước ngoài vào Việt Nam, người mắc Covid-19 và người có liên quan.
Thủ tướng cũng công bố dịch trên phạm vi cả nước, bởi vậy, không thể coi TP Hà Nội và TP.HCM là vùng dịch khi dựa trên số lượng bệnh nhân mắc Covid-19 ở đây nhiều.
Điều này chứng tỏ các tỉnh, thành khác đang máy móc trong việc hiểu và thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng.
“Ban chỉ đạo Trung ương hướng dẫn giãn cách xã hội như tỉnh với tỉnh, không thể hiểu máy móc là tạm dừng với tất cả những người đến từ tỉnh có dịch (Hà Nội, TP.HCM)”, luật sư cho hay.
Mặc dù lãnh đạo TP Đà Nẵng và Hải Phòng đều khẳng định có đủ căn cứ pháp lý để đưa những người từ vùng dịch Hà Nội và TP.HCM đi cách ly y tế tập trung và yêu cầu họ tự trả chi phí, nhưng luật sư khẳng định, việc làm này có dấu hiệu lạm quyền, làm trái với chỉ đạo của Thủ tướng
“Việc bắt buộc cách ly đối với người đến từ Hà Nội và TP.HCM là trái với tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng và Ban chỉ đạo phòng chống dịch Trung ương. Họ đang lạm quyền và làm trái ý kiến cấp trên, gây ảnh hưởng đến quyền công dân, gây khó khăn cho cuộc sống của nhiều người”, luật sư Nam chia sẻ.
Ngoài ra, luật sư cho hay, việc Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Nam thu phí ăn uống đối với người cách ly là không đúng theo quy định của pháp luật.
Bởi những người thuộc diện cách ly thì được nhà nước chi trả, còn không thuộc diện cách ly thì không thể bắt họ cách ly và chi trả tiền.
Từ thực tế đang diễn ra ở các địa phương, luật sư cho rằng, các tỉnh thành đang có sự vênh nhau về các chỉ đạo phòng dịch. Bởi vậy, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Quốc gia cần chấm dứt ngay thực trạng này.
“Cần có một sự thống nhất trên toàn quốc về vấn đề giãn cách xã hội, những người nào được phép ra vào tỉnh thành khác, không thể để các tỉnh vênh nhau được. Vì vậy, Bộ Y tế, Ban chỉ đạo Trung ương và Văn phòng Chính phủ cần có sự chỉ đạo để thống nhất trên toàn quốc để áp dụng chung cho các tỉnh”, luật sư Nam nói.
Cùng quan điểm với luật sư Trần Thu Nam, trả lời trên VOV1, TS Đỗ Ngọc Thịnh – Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, đại biểu quốc hội khóa 14 nhận định: “Hải Phòng và Đà Nẵng nên thận trọng khi triển khai quyết định này. Các địa phương khác không làm như thế. Các địa phương muốn làm phải theo sự hướng dẫn của Chính phủ, không thể tự động làm riêng, làm như thế là chưa phù hợp trong hoàn cảnh hiện nay, khi chúng ta đang đoàn kết để chống dịch Covid-19″.
“Địa phương nào ban hành những văn bản vi hiến phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ và Quốc hội. Họ hơi sốt sắng quá thì các cơ quan của Chính phủ, Bộ Y tế nên kiểm soát lại để tránh tình trạng mỗi địa phương tự làm như Đà Nẵng và Hải Phòng trong thời gian vừa qua”, luật sư Đỗ Ngọc Thịnh nói.
Video: Y bác sỹ Bình Thuận bật khóc khi bệnh nhân cuối cùng âm tính với Covid-19
MẠNH ĐOÀN
Em trai cô dâu bay cùng chuyến bệnh nhân số 17: 'Nhà tôi tự nguyện cách ly nhưng hàng xóm vẫn dị nghị, chị gái tôi khóc rất nhiều'
'Chị gái mình hiện đã phải khoá facebook. Chị ấy đã khóc rất nhiều sau khi đọc những bình luận không hay trên mạng. Bản thân mình là em trai mà bất lực không thể làm gì giúp chị', em trai cô dâu chia sẻ.
Như đã đưa tin, cô gái tên Đ.T.K.A (SN 1998 ở phường Tân Thành, quận Dương Kinh, TP Hải Phòng) từ nước Anh về Việt Nam để tổ chức đám cưới vào ngày 7/3, đã phải huỷ bỏ hôn lễ để đi cách ly do bay cùng chuyến với N.T.H.N - bệnh nhân số 17 có kết quả dương tính COVID-19.
Dù khách đã mời, cỗ cũng đã đặt, tổng tiền thiệt hại nếu không tổ chức hôn lễ lên tới 112 triệu đồng nhưng gia đình Đ.T.K.A vẫn chấp nhận huỷ bỏ và tự nguyện cách ly.
Xe y tế tới đưa cô dâu Đ.T.K.A đi cách ly
Đám cưới buộc phải hoãn...
Theo chia sẻ của anh Đ.V.H (em trai cô dâu), sau khi sự việc xảy ra, hàng xóm xung quanh đã bàn tán, dị nghị rất nhiều về nhà anh. Mọi người đồn rằng gia đình anh không khai báo sự thật với chính quyền.
Một số người bức xúc trước tin đồn này nên đã chia sẻ tràn lan ảnh Đ.T.K.A lên mạng xã hội bằng những lời lẽ gay gắt, tiêu cực. Điều này khiến cô dâu 9X đang mang bầu 3 tháng suy sụp, buồn bã và liên tục khóc.
'Mọi người đồn thổi như thế khiến thanh danh của gia đình mình bị ảnh hưởng xấu. Chị gái mình hiện đã phải khoá facebook. Chị ấy đã khóc rất nhiều sau khi đọc những bình luận không hay trên mạng. Bản thân mình là em trai mà bất lực không thể làm gì giúp chị.
Thực tế là khi biết tin chị mình đi cùng chuyến bay với bệnh nhân số 17, lúc đó là 2h sáng, nhà mình đã lập tức liên hệ với chính quyền để khai báo y tế. Hiện tại, sức khoẻ của các thành viên trong gia đình tính đến thời điểm này đều ổn, người có thân nhiệt cao nhất là 36,6 độ', Đ.V.H cho hay.
Thân nhiệt của cô dâu A. sáng nay
Trước đó, do lo sợ con gái tinh thần hoảng loạn vì phản ứng gay gắt từ dư luận nên gia đình Đ.T.K.A bao gồm bố, mẹ, em trai và chú rể đã xin cùng cách ly tập trung với cô tại một bệnh viện ở Hải Phòng.
Trong thời gian chưa đi cách ly, cô dâu A. hầu như chỉ ở nhà để lo toan, chuẩn bị cho đám cưới. Sau khi xảy ra sự việc liên quan tới bệnh nhân số 17, chính quyền địa phương đã rà soát những người có tiếp xúc với cô gái SN 1998 để tiến hành cho cách ly tại nhà.
Khánh Linh
Theo baodatviet
Bác sĩ khám cho nữ bệnh nhân thứ 17 nhiễm Covid-19 có kết quả âm tính Năm người đi cùng chuyến bay và bác sĩ thăm khám cho nữ bệnh nhân nhiễm Covid-19 cho kết quả âm tính. Chiều 8/3, lãnh đạo Sở Y tế Khánh Hòa cho biết 4 người đi cùng chuyến bay và một bác sĩ thăm khám cho nữ bệnh nhân nhiễm Covid-19 thứ 17 có kết quả âm tính. Du khách được kiểm tra...