Chồng yêu mái tóc dài của vợ, nữ hộ sinh giấu chồng cắt tóc chăm thai phụ cách ly
Có những nữ nhân viên y tế phải nhịn uống nước vì sợ đi vệ sinh nhiều, hay có người nhờ đồng nghiệp cắt tóc để bước vào cuộc chiến chống dịch.
Video nữ hộ sinh Cấn Thị Bích Nga chia sẻ về việc cắt tóc khi nhận nhiệm vụ chăm bệnh nhân cách ly.
Gửi con rồi gấp rút lên đường, không dám uống nước vì sợ đi vệ sinh nhiều
Trong cuộc chiến chống dịch COVID-19, đội ngũ y bác sĩ Việt Nam đã vượt qua mọi khó khăn, sẵn sàng nhận nhiệm vụ mọi lúc mọi nơi. Đã có những bác sĩ 21 ngày đêm ở vùng cách ly để ngăn chặn bệnh dịch, hay những bác sĩ Tết không được ở bên gia đình vì phải điều trị cho những bệnh nhân dương tính.
Mới đây nhất, khi một sản phụ đang cách ly trở dạ sinh con, một nữ hộ sinh tại Bệnh viện Thạch Thất cũng đã gác lại mọi công việc gia đình, sẵn sàng bước vào trận chiến với dịch bệnh. Đó là nữ hộ sinh Phùng Thị Phương Linh.
Chị Linh trong trang phục bảo hộ suốt 12 tiếng chăm sóc bệnh nhân.
Chị Linh là một trong số những thành viên thuộc đội phản ứng nhanh của bệnh viện, cũng như khoa sản. Chỉ cần có lệnh là chị sẵn sàng lên đường, bất chấp đó là thời gian nào. Trưa ngày 4/3, khi vừa từ viện về đến nhà chị Linh nhận được cuộc điện thoại có thai phụ đang cách ly nhập viện sinh con. Nghe xong cuộc điện thoại đó, nữ hộ sinh Linh lập tức lấy vali đã chuẩn bị sẵn quần áo, giục hai con cùng lên xe đi với mình.
“Tôi biết nhận nhiệm vụ này là phải cách ly nên tôi đã chuẩn bị sẵn quần áo, gọi luôn 2 con đi cùng để gửi con qua nhà bà ngoại. Còn về bản thân, tôi không sợ bị cách ly, vì tâm lý và kế hoạch đã chuẩn bị sẵn rồi. Chỉ cần có người bệnh là tôi lên đường”, chị Linh chia sẻ.
Suốt 12 tiếng đồng hồ, chị Linh trong trang phục bảo hộ kín mít từ đầu đến chân, thức trắng đêm bên bệnh nhân. Ngoài nhiệm vụ của nhân viên y tế, chị còn làm luôn nhiệm vụ của “người nhà” thai phụ, ở bên săn sóc từng miếng ăn, hớp nước.
Chị Linh đã phải nhịn uống nước vì sợ đi vệ sinh nhiều khi đnag làm nhiệm vụ.
“Quả thực lúc đầu mặc quần áo bảo hộ tôi cũng không quen lắm, sau vài tiếng mới quen dần. Nhưng mặc suốt 12 tiếng thì chắc mọi người hình dung sẽ như thế nào rồi. Tôi khát cũng cố chịu chẳng dám uống nước vì sợ đi vệ sinh nhiều, dù bệnh viện có chuẩn bị bỉm nhưng tôi không mặc vì nghĩ rằng chưa đến mức và mặc cứ thấy kỳ kỳ sao ấy”, chị Linh tâm sự.
Thai vụ vào viện không có người thân, suốt quá trình theo dõi chị Linh phải nhờ người đi mua phở, mua đồ ăn, vật dụng sinh hoạt cho người bệnh. Rồi lại tự tay bón cho thai phụ ăn, suốt đêm hôm đó chị tâm sự với thai phụ để vơi đi nỗi cô đơn trong căn phòng chỉ có 2 người. “12 tiếng chăm sóc thai phụ, rồi đến khi nghe tiếng em bé cất tiếng khóc chào đời tôi mừng rơi nước mắt. Chắc chắn đây là kỷ niệm không thể nào quên của tôi”, nữ hộ sinh Linh nói.
Xung phong nhận nhiệm vụ thay đồng nghiệp, cắt tóc để phòng dịch tốt hơn
Tại Bệnh viện Thạch Thất không chỉ đang cách ly 1 thai phụ mới sinh con, trước đó ngày 29/2 bệnh viện tiếp nhận 1 thai phụ khác cũng đi từ vùng có dịch ở Hàn Quốc về, đang trong thời gian cách ly, chưa có kết quả xét nghiệm với COVID-19 nhập viện cấp cứu. Hiện cũng đang được cách ly tại viện.
Thai phụ bị sảy thai đang được cách ly tại bệnh viện.
Đó là cô gái trẻ tên V. ở Bắc Giang, cấp cứu trong tình trạng ra huyết âm đạo, đau bụng, có dấu hiệu chậm kinh. Sau khi thăm khám, bệnh nhân được thông báo đã mang thai 6 tuần, tuy nhiên sau đó đã bị sảy. Xử lý cấp cứu xong, người bệnh được đưa lên khoa Truyền nhiễm tiếp tục theo dõi và cách ly theo quy định.
Bác sĩ Phạm Minh Tiến – Trưởng khoa sản – cho biết khi đó bệnh viện có phân công cho một nữ hộ sinh trẻ đến chăm sóc bệnh nhân. Tuy nhiên, bệnh nhân này chưa có chồng, mới vào nghề 2-3 năm, sợ không có kinh nghiệm nên nữ hộ sinh Cấn Thị Bích Nga đã xung phong nhận đi vào chăm sóc bệnh nhân cách ly thay.
Chia sẻ về quyết định này, chị Bích Nga nói: “Thực ra khi đó em chỉ nghĩ với người bệnh phải cấp cứu, lại đang cách ly thì cần người có kinh nghiệm để xử lý vấn đề bất trắc xảy ra. Đồng thời họ mới sảy thai nên vấn đề động viên tâm lý rất quan trọng, vì thế tôi đã xung phong nhận”.
Chị Nga với mái tóc dài trước đó, và hình ảnh mái tóc mới được cắt đi còn chưa kịp chỉnh sửa lại.
Xung phong đi nhận nhiệm vụ thay “đàn em”, chị Nga đã nhờ đồng nghiệp dùng kéo cắt ngắn mái tóc đang dài đến thắt lưng của mình. Nữ hộ sinh chỉ vào mái tóc và nói: “Từ hôm 29/2 đến nay em còn chưa có thời gian để đi làm lại tóc đây này. Cắt đi thì cũng tiếc lắm, nhưng chăm sóc bệnh nhân cách ly không thể để tóc dài vì không đội được mũ, rất vướng víu”, chị Nga nói.
Sau khi cắt tóc, gia đình chị Nga cũng bất ngờ, đặc biệt là chồng cũng có đôi chút “giận hờn” vì từ ngày còn yêu nhau đến giờ lấy nhau đã nhiều năm chồng chị Nga luôn thích mái tóc dài của chị. “Sau khi cắt tóc về nhà, con tôi ngơ ngác nhìn tôi rất lâu rồi mới theo. Còn chồng thì cũng có nói câu ra, câu vào… nhưng sự việc đã rồi, với lại vì nhiệm vụ thì phải làm vậy thôi”, chị Nga kể lại.
Theo Lê Phương (Khám phá)
Bệnh viện Công an TP. Hà Nội đã tiếp nhận 130 người thuộc diện cách ly
Bác sỹ - Đại tá Trần Công Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Công an thành phố Hà Nội chia sẻ thông tin, cho đến ngày 3-3, Bệnh viện đã tiếp nhận khoảng 130 người thuộc diện cách ly, trong đó có nhiều người về Trung Quốc, Hàn Quốc và một số quốc gia.
Thông tin hết sức tích cực là qua xét nghiệm đợt 1, tất cả các trường hợp trong diện cách ly đều âm tính với virus Covid-19; và Bệnh viện thời gian qua đã đảm bảo an toàn cho người cách ly cũng như cán bộ chiến sỹ, các y, bác sỹ làm nhiệm vụ.
Các y, bác sỹ Bệnh viện CATP Hà Nội trong ca trực chặn "giặc" Covid-19
Trong một diễn biến khác, theo phòng chức năng CATP Hà Nội, thời gian qua, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công an và Thành phố, Công an Thành phố đã xây dựng, triển khai 1 kế hoạch, 6 văn bản chỉ đạo toàn diện các biện pháp phòng chống dịch bệnh liên quan đến dịch bệnh Covid-19. Nhiều văn bản đã theo sát được tình hình thực tế, chủ động đi trước nhưng vẫn đảm bảo chỉ đạo của Bộ và Thành phố; trong đó phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị, từng lực lượng theo chức năng nhiệm vụ để thực hiện, đồng thời xây dựng các phương án đáp ứng khi xảy ra các tình huống dịch lây lan trong cộng đồng và lây lan trong trong lực lượng Công an Thủ đô.
CATP đã kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi; phân công 1 đồng chí Phó Giám đốc làm Trưởng ban; là thành viên Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh do vi rút Covid-19 gây ra của Thành phố.
CATPđã tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân và CBCS về mức độ nguy hiểm, trách nhiệm trong phòng chống dịch bệnh, không gây hoang mang trong dư luận, quần chúng nhân dân (huy động 10.000 lượt CBCS tuyên truyền đến trên 2,8 triệu lượt người). Phối hợp các cơ quan, tổ chức trong và ngoài ngành cấp phát miễn phí khẩu trang phòng dịch tại trụ sở tiếp công dân và tại một số khu vực công cộng (cấp phát miễn phí khoảng 400.000 khẩu trang).
Bên cạnh đó, CATP tập trung thực hiện công tác quản lý xuất nhập cảnh, quản lý cư trú theo chỉ đạo của Bộ Công an và Thành phố, trong đó: Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về quản lý người nước ngoài, nhất là người Trung Quốc hoặc người nước ngoài đến Việt Nam từ các nước khác (không phải Trung Quốc) đã từng ở Trung Quốc trong vòng 14 ngày; Triển khai các biện pháp nắm tình hình, chủ động phát hiện nắm thông tin những người đi về từ vùng có dịch, phát hiện công dân nghi vấn có biểu hiện mắc virus, thông báo, phối hợp với ngành y tế để kiểm tra, cách ly, điều trị, không để lây lan trong cộng đồng; triển khai công tác bảo đảm an ninh cho việc cách ly y tế bắt buộc các trường hợp mắc bệnh, nghi ngờ mắc bệnh.
Chỉ đạo các lực lượng triển khai các biện pháp trước những diễn biến phức tạp do các đối tượng lợi dụng dịch bệnh để gây mất ổn định ANTT trên địa bàn, như: Nắm tình hình, phát hiện, xử lý nghiêm các đối tượng chống đối, kích động, tung tin đồn thất thiệt, tuyên truyền sai sự thật về dịch bệnh, gây hoang mang trong quần chúng nhân dân;
Phối hợp với các lực lượng Quản lý thị trường, Hải quan, Thuế tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, găm hàng, tung tin thất thiệt tạo sự khan hiếm giả các mặt hàng y tế, buôn lậu, buôn bán các sản phẩm giả liên quan đến phòng chống dịch bệnh, nhất là khẩu trang y tế...
Đặc biệt, CATP triển khai tốt việc bố trí Khu cách ly của Thành phố tại Bệnh viện CATP (số 9 Văn Phú, Hà Đông). Đã chuẩn bị 44 phòng cách ly tại tòa nhà của Trung tâm huấn luyện CATP (số 9 Văn Phú - Hà Đông) để thu dung bệnh nhân; trang cấp đủ trang thiết bị, vật tư y tế cần thiết; phục vụ ăn 3 bữa/ngày và đồ dùng tư trang cá nhân sẵn sàng phục vụ người bị cách ly; triển khai lực lượng bảo đảm an ninh trật tự, bảo vệ khu vực cách ly.
CATP cũng đã chủ động phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe của CBCS. Cụ thể: Sử dụng các biện pháp phòng tránh dịch bệnh, như khẩu trang, găng tay theo mẫu chung thống nhất đối với CBCS trực tiếp làm việc tại những địa điểm có nguy cơ cao lây nhiễm dịch, các lực lượng thường xuyên tiếp xúc với cơ quan, tổ chức và nhân dân như lực lượng quản lý xuất nhập cảnh, Cảnh sát Quản lý hành chính về TTXH, Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự, Cảnh sát khu vực, Cảnh sát cơ động;
Bệnh viện CATP thành lập Đội cơ động thường trực phòng, chống dịch với nhiệm vụ chủ động phối hợp với ngành y tế trong phòng chống dịch; Tổ chức tổng vệ sinh trong toàn bộ các trụ sở các đơn vị thuộc CATP và phối hợp Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội phun thuốc khử trùng tại nhiều đơn vị trong CATP...
Theo anninhthudo.vn
Cần Thơ: Cách ly 5 người có biểu hiện sốt, ho đến từ Hàn Quốc Chiều 3.3, Sở Y tế Cần Thơ cho biết đang cách ly 5 người có biểu hiện sốt, ho đến từ Hàn Quốc. Quân khu 9 điều hàng chục ô tô đến sân bay Cần Thơ để tiếp nhận 342 khách đến từ sân bay Incheon (Hàn Quốc) trong chiều 3.3 - Ảnh: Thanh Nguyên Trong đó có 1 trường hợp được cách...