Cách luộc 8 loại thịt vừa ngon, thơm, không hôi, thanh mát cho ngày hè
Môi loai thit đêu co bi quyêt luôc riêng đê vưa ngon, ngot, thơm lai không hôi.
Mua he thơi tiêt nong bưc vi thê trong cac bưa cơm gia đinh hâu hêt chi em chon lam mon luôc cho dê thương thưc. Cac loai thit luôc cung đươc chê biên nhiêu, vưa nhanh gon lai dê ăn. Tuy nhiên luôc cac loai thit lam sao cho ngon, mêm, thơm ngot, không hôi thi vân con nhiêu ngươi chưa biêt.
Đê co đươc nhưng mon thit luôc hâp dân nhât co thê, chi em hay tham khao cac cach lam dươi đây nhe:
1. THỊT LỢN
Phân nao cua thit lơn cung co thê đem luôc đươc nhưng đê mêm va ngon hơn ca thi chi em nên chon ba chi, thit chân gio…
Trươc khi luôc, thit đem rưa sach, ngâm vơi chut nươc môt lat đê cho ra bơt mau thưa, giup nươc luôc thit trong va thơm hơn.
Khi luộc, chị em hãy cho vào thịt một củ hành đập dập vào. Hành sẽ giúp khử mùi thịt tốt. Ngoài ra, sau khi luộc thịt chín, chị em có thể cho thêm vào vài giọt rượu trắng rồi vớt ra để ráo nước, thịt sẽ không còn mùi hôi nữa và thức ăn sẽ thơm ngon. Việc hớt bọt thường xuyên cùng giúp thịt sạch và đỡ hôi hơn.
2. DẠ DÀY HEO
Cách làm sạch dạ dày
Cách 1: Phổ biến nhất, bạn có thể dùng giấm, chanh, đặc biệt nếu ủ được mẻ chua để bóp dạ dày sẽ rất sạch và đánh bay mùi hôi. Lộn mặt trái, bóp kỹ các nếp gấp, dùng dao cạo sạch các mảng bám trên dạ dày. Rửa lại vài lần cho thật sạch.
Cách 2: Bạn cũng có thể đun một nồi nước, cho gừng, sả vào đun sôi, thả dạ dày vào chần qua trong vài giây. Sau đó rửa sạch lại dạ dày dưới vòi nước lạnh.
Cách luộc dạ dày cho thơm
- Cho dạ dày đã được làm sạch vào nồi, đổ ngập nước. Để dạ dày thơm và ngon hơn bạn nhớ cho một thìa muối, một củ gừng đập dập, một thìa dấm, một ít rượu vào cùng để gia vị thấm vào dạ dày trong quá trình đun.
- Sau đó đậy vung lại đun khoảng 20 phút, mở vung lấy đũa xiên thử vào miếng dạ dày thấy mềm là được. Dạ dày sau khi luộc chín thì vớt ra ngâm ngay vào bát nước lạnh để dạ dày giòn và ngon hơn.
3. LONG HEO
- Chọn lòng
Tốt nhất chị em nên đị chợ buổi sáng để mua lòng, thời điểm này lòng sẽ được tươi mới. Ngoài ra, chị em nên chọn những khúc đầu của lòng, vì khúc đầu này sẽ dày, giòn hơn khúc cuối. Chọn những phần lòng căng tròn, dịch bên trong có màu trắng sữa.
Video đang HOT
Không chọn những đoạn lòng mỏng, bên trong có màu vàng, những đoạn lòng này sẽ rất đắng và dai.
Sơ chế lòng
Khi chọn được những đoạn lòng non ngon, tươi mới đem về, chị em chỉ cần bóp qua với muối. Không cần bóp quá nhiều và cũng không nên tuốt kỹ quá làm cho lòng dai, mất ngon. Sau khi bóp qua với muối, dùng vòi nước xả cho mất dịch bên trong rồi tuốt qua và rửa lại là được.
Luộc lòng
Đun sôi nồi nước rồi thả lòng vào luộc. khi nước sôi lại, để thêm 2-3 phút thì vớt lòng ra. Lúc này bạn có thể cắt một ít lòng xem thử nếu chín là được. Thời gian tính từ lúc thả lòng vào nồi đến lúc vớt khoảng 7-10 phút, tùy số lượng lòng.
Chuẩn bị một bát nước sôi để nguội, thêm vài giọt chanh rồi thả lòng vừa luộc xong vào (nước phải ngập lòng). Cách này sẽ làm cho lòng luôn trắng và thêm độ giòn.
4. LONG GIA LƠN
Lòng già sau khi mua về đem rửa nhiều lần với nước, sau đó vuốt sạch nước ra khỏi lòng. Lưu ý khi rửa, cần dùng nước ấm vì nước ấm có thể giúp loại bỏ các tạp chất có bên trong của lòng sạch hơn.
Sau đó cho bột mì, giấm cùng một lúc vào bát lòng già, bóp đều bằng tay. Thời gian bóp khoảng 2-3 phút, sau đó lộn mặt bên trong của lòng ra, cũng bóp từ 2-3 phút. Sau đó lại rửa sạch với nước ấm nhiều lần. Bằng cách này, lòng già đã được làm sạch sẽ.
Cho long gia vao nôi, thêm nươc lanh, rôi luôc chin. Thêm vai lat gưng cung vai khuc đâu cây hanh vao trong luc luôc cho thơm hơn.
5. THỊT VỊT
Đặc trưng của thịt vịt thường có mùi hôi vì thế, trước khi luộc chị em cần làm thật sạch lông vịt. Chú ý lấy hết phần tuyến nhờn ở đuôi vịt. Chẳng may quên phần này, lúc luộc lên, một phần chất nhờn tiết ra sẽ rất hôi.
Sau đó, bóp vịt với chút muối, tiêu, gừng đập dập, có thể cả chút rượu trắng, để chừng 30 phút rồi rửa sạch, để ráo, đem luộc. Cho một mẩu gừng hoặc sả đập dập vào nồi luộc. Như vậy vịt sẽ hết mùi hôi mà món vịt của bạn luôn thơm ngon, hấp dẫn.
6. THỊT BÒ
Luôc la phương phap thich hơp cho phân băp bo hoăc ban thich thit bo cuôn cai. Cach lam kha đơn gian:
Nướng một củ gừng cho chín, sau đó cạo lớp vỏ cháy, giã nhuyễn gừng và xát lên thịt bò, sau đó xả lại bằng nước lạnh. Cuối cùng cho thịt vào luộc chín rồi thai miêng theo sơ thich va thưởng thức.
7. THỊT DÊ
Để khử mùi gây của thịt dê, bạn hãy bỏ thịt dê cắt thành miếng vào nồi nước nóng, thêm một ít bã rượu. Tỉ lệ như sau: cứ 500g thịt dê thêm 500g nước và 25g bã rượu. Nước sôi vớt ra, thịt dê đã hết mùi gây.
8. THIT GA
Luộc gà
Cho gà vào nồi, đổ nước lạnh ngập thân gà. Đun lửa tới sôi lăn tăn. Không để sôi sùng sục, vì để sôi to quá, da gà rất dễ bị nứt. Lúc này, hớt bỏ bọt và cứ để thế khoảng 7 – 8 phút.
Nướng 1 củ gừng, 1 củ hành, đập dập bỏ vào nồi nước luộc gà rồi luộc tiếp (nếu không muốn cho hành, gừng thì có thể bỏ qua bước này). Nếu là gà tơ, gà non thì luộc thêm 5 phút, còn gà già hơn chút thì luộc thêm 10 phút. Sau đó, tắt bếp, đậy vung, ngâm gà trong nước thêm 5 phút.
Để kiểm tra xem gà chín chưa có thể dùng đầu đũa chọc vào gà, nếu đũa đâm xuyên dễ dàng, nước ứa ra không có màu hồng đỏ là đã chín.
Mẹo giúp da gà giòn, vàng ươm
Muốn da gà giòn, khi vớt ra thả ngay vào nước thật lạnh, khi nguội hẳn thì vớt ra, để ráo. Hơn nữa, gà luộc ngâm qua nước lạnh thì thịt săn, chắc, lúc chặt và xếp gà rất dễ, không bị vỡ nát.
Giã nát một chút xíu nghệ tươi rồi vắt lấy nước, đem trộn với mỡ gà đã rán vàng. Khi thấy gà ngâm nước lạnh xong, vớt ra, đã ráo nước thì quét một lớp mỏng hỗn hợp này đều lên phần da gà. Đảm bảo da gà sẽ vàng ươm, thậm chí trông rất căng và bóng.
Về Ninh Bình thưởng thức những món ăn dân giã nức tiếng
Không chỉ nổi tiếng với cơm cháy, thịt dê mà đất cố đô còn sở hữu nhiều món ngon dân dã, ít người biết tới như cua đồng rang lá lốt, gói cá nhệch hay cá kho gáo...
Mảnh đất Ninh Bình xinh đẹp nổi tiếng với những giá trị lịch sử lâu đời cùng những danh thắng đã được ghi nhận là di sản văn hóa thế giới luôn là sự lựa chọn trong mỗi hành trình du lịch của du khách gần xa. Cùng với phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp nơi đây, du khách sẽ có cơ hội được thưởng thức các món ăn đặc sản Ninh Bình thơm ngon nổi tiếng.
Cơm cháy Ninh Bình
Đặc sản đầu tiên phải kể đến đó là cơm cháy, đây cũng là món nổi tiếng nhất của Ninh Bình. Được làm 100% từ gạo nguyên chất, cơm cháy Ninh Bình mang hương vị đặc trưng của mảnh đất Cố đô mà không thể lẫn lộn với bất cứ tỉnh thành nào khác. Cơm cháy có màu vàng nhạt của gạo chiên giòn, khi ăn có vị thơm ngon của hạt gạo, vị ngậy của ruốc, bùi béo mà không ngán, thích hợp cho mọi lứa tuổi.
Nhắc đến đặc sản Ninh Bình phải nhớ ngay tới món cơm cháy giòn tay, ngon miệng
Cơm cháy được bày bán ở khắp mảnh đất Ninh Bình, từ thành phố cho đến các khu du lịch chùa Bái Đính, Tràng An, Tam Cốc...kể cả dọc đường quốc lộ, du khách sẽ không khó để tìm mua được món đặc sản Cố đô hấp dẫn này.
Cua đồng rang lá lốt
Cua đồng rang lá lốt, một món ăn dân dã và phổ biến tại Ninh Bình, mang đậm hương vị đồng quê mà du khách nên thử khi ghé qua đất cố đô. Cua đồng bắt về được làm cẩn thận, lá lốt rửa sạch thái sợi sau đó hai nguyên liệu chính này được rang chung với nhau theo một công thức nhất định.
Cua đồng rang lá lốt là món ăn dân giã, đặc sản Ninh Bình
Chính vì không sử dụng cua nuôi mà món ăn này mang đến cho thực khách nhiều cảm nhận bất ngờ. Đó là vị giòn tan của cua đồng kết hợp cùng vị thơm đặc trưng của lá lốt. Món ăn này ngon nhất khi được kết hợp cùng cơm nóng.
Gỏi cá nhệch
Là một đặc sản của Kim Sơn, gỏi cá nhệch là món ăn có vị thơm và bùi đặc trưng. Vẫn là những nguyên liệu cơ bản của món gỏi cá như lá đinh lăng, mơ lông, thính nhưng món ăn này lại được nhiều người yêu thích hơn cả nhờ hương vị đặc biệt của cá nhệch.
Một trong các món ăn đặc sản Ninh Bình thu hút thực khách là món gỏi cá nhệch
Để chế biến ra món ăn đặc sắc gỏi cá nhệch này cần một chuỗi nhiều khâu hết sức kì công. Cá nhệch bắt về được làm sạch trong nước vôi trong và nước tro sau đó lọc xương, cắt phần thịt cá thành lát mỏng. Món ăn này mang hương thơm bùi bùi của gạo nếp rang, vị chua thanh thanh của dấm xen vào cái vị cay ấm của gừng với tỏi, ớt, tiêu, sả. Gỏi cá nhệch thơm và bùi, có mùi vị rất đặc trưng, ăn một lần là nhớ mãi không quên.
Ốc núi luộc
Ốc núi là một đặc sản nổi tiếng tại Ninh Bình vì có vị ngọt tự nhiên, đậm đà do ốc ăn lá cây cỏ và một số loại thuốc quý. Bởi thế, ốc núi được chế biến thành nhiều món khác nhau như nướng, xào me hay xào tỏi,...nhưng ưa chuộng nhất vẫn là món ốc núi luộc.
Ốc núi luộc là món ăn ngon ngọt, hấp dẫn
Ốc núi sau khi bắt về được rửa sạch và đem luộc cùng sả. Chỉ đơn giản như vậy thôi nhưng món ngon dân dã này lại hấp dẫn nhiều người. Thực khách có thể ăn không để cảm nhận vị ngọt tự nhiên của ốc hoặc chấm cùng nước mắm chanh ớt.
Cá kho gáo
Gáo là một loại cây được tìm thấy khá nhiều tại một số khe suối hoặc chân đồi ở Ninh Bình, có nhiều công dụng như làm thuốc và nấu ăn. Cây có hai loại khác nhau được sử dụng trong món kho cá là gáo xanh và gáo vàng.
Món gáo kho cá có hương vị lạ miệng, thơm ngon
Dù sử dụng loại nào thì khi kho, gáo đều được xếp một lớp dưới đáy nồi, sau đó xếp cá cắt khúc cùng gáo thái lát hoặc xắt miếng lên trên. Món cá kho gáo có hương vị khá lạ và hoàn toàn không bị ngấy hay có mùi tanh của cá do được khử bởi quả gáo. Cá kho gáo xanh sẽ có vị hơi chát còn gáo vàng sẽ có vị hơi chua.
Luộc thịt gà cứ cho thêm 1 củ gừng, đảm bảo thịt thơm ngọt gấp đôi, ai ăn cũng gật gù khen ngợi Dưới đây là mẹo luộc gà vàng ươm, căng bóng mà một số đầu bếp các nhà hàng chia sẻ: Chuẩn bị - Gà ta nguyên con - Muối - Gừng, nghệ Cách luộc gà ngon Bước 1: Mổ và làm sạch gà - Chọn gà ta tươi sống, mổ xong rửa sạch (nên mổ moi). Để khử mùi hôi, xát muối xung...