Cách làm nước trộn gỏi gà chay, mặn với bí quyết “siêu đỉnh” trọn trong tay
Cách làm nước trộn gỏi gà chính là yếu tố quyết định cho món gỏi ngon hay không. Với công thức đơn giản, cùng nguyên liệu dễ kiếm, gỏi gà là một trong những món ngon được ưa chuộng bởi hầu hết mọi người.
Nhưng, không phải ai cũng biết được, để gỏi gà được ngon chuẩn vị thì bí quyết lại nằm ở nước trộn. Để món gỏi của bạn trở nên hấp dẫn và đậm vị, thì hãy bỏ túi ngay cách làm nước mắm trộn gỏi gà dưới đây nhé!
1. Hướng dẫn cách làm nước trộn gỏi gà ngon nhất
1.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị
Cách làm nước trộn gỏi gà thường dùng nguyên liệu chính là nước mắm pha tỏi ớt. Tùy khẩu vị mỗi người mà sử dụng các nguyên liệu phụ phù hợp. Cách làm nước mắm trộn gỏi gà ngon nhất cần các thành phần nguyên liệu sau:
Nửa củ tỏi,
1 quả ớt, gừng
1 quả chanh
3 thìa cà phê đường
Nước mắm ngon
Nước lọc để nguội
1.2. Sơ chế các nguyên liệ
Đối với tỏi, bóc sạch vỏ, rửa sạch và lấy dao đập dập, băm nhỏ.Gừng cũng cạo sạch vỏ, rửa, đập dập và băm nhỏ.Ớt trước khi thái cần loại bỏ hết hạt ớt sau đó thái vát thành những miếng nhỏ, mỏng.Lấy quả chanh, lăn qua lăn lại vài lần để làm hết lớp hăng cay ngoài vỏ khiến nó không bị chảy xuống cùng nước cốt khi vắt. Sau đó, cắt ngang và vắt lấy nước cốt.Cho nước cốt chanh vào một cái bát sạch. Sau đó, cho 3 thìa đường vào khuấy thật đều tay cho đến khi đường tan.
Nước trộn gỏi không thể thiếu nước cốt chanh. Ảnh: Internet
1.3. Hướng dẫn cách làm nước trộn gỏi gà từ nước mắm
Lấy một thìa nước mắm ngon nguyên chất đổ vào bát chứa hỗn hợp chanh đường bạn vừa làm được.Sau đó, tiếp tục khuấy thật đều này cho 3 gia vị hòa quyện vào nhau.Cho tỏi, ớt, gừng đã băm được vào bát nước hỗn hợp.
Trộn nguyên liệu hành, tỏi, ớt băm với nhau. Ảnh Internet
Nêm nếm gia vị và điều chỉnh theo sở thích của từng người.Như vậy, nước trộn gỏi gà đã hoàn thành trọn vẹn chỉ trong vài bước.
Video đang HOT
Cách làm nước trộn gỏi gà từ tỏi, ớt, chanh giúp tạo hương vị cho món gỏi thêm hấp dẫn. Ảnh: Internet
1.4. Lưu ý khi dùng nước trộn gỏi gà mặn
Đầu tiên, bạn cần đổ vào bát gỏi 1/3 nước sốt trộn gỏi đã làm được. Sau đó, dùng màng bọc thực phẩm bọc kín để tủ mát khoảng 10 – 15 phút để các nguyên liệu có trong gỏi ngấm đều gia vị.
Việc này tạo hương vị đậm đà, khó quên khi ăn món gỏi. Sau khoảng 10 – 15 phút, bạn bỏ tô gỏi ra và chắt toàn bộ nước trộn ấy đi. Cuối cùng, đổ nốt phần nước trộn còn lại vào, đảo đều và bạn hoàn toàn có thể dùng ngay.
2. Hướng dẫn cách pha nước trộn gỏi gà chay đơn giản nhất
Cách làm nước trộn gỏi gà chay này dùng nguyên liệu chính là nước mắm chay có bày bán phổ biến ở chợ, tạp hóa,…Để làm gỏi gà chay, bạn có thể dùng nấm, mì căn xé sợi, cùng các loại rau thơm, ngò tùy sở thích. Nguyên liệu nước mắm trộn gỏi chay: 3 muỗng canh nước mắm chay, 3 muỗng canh đường trắng hòa tan với nhau. Sau đó, bạn bắc bếp, đun hỗn hợp này cho sôi nhẹ. Đợi nguội thì vắt chanh, thêm ớt xắt vào nêm nếm vừa khẩu vị là được.
Chén nước mắm chay trộn gỏi gà. Ảnh Internet
3. Các món gỏi ngon chế biến từ thịt gà
Thịt gà vốn là món ăn quen thuộc của hầu hết người dân Việt Nam. Thịt gà thường có mặt trong mâm cơm hàng ngày của gia đình, đặc biệt hơn, đây còn là nguyên liệu không thể thiếu trong những dịp nấu ăn cúng cỗ Lễ, Tết. Trong bữa cơm đầu năm mới, thịt gà được coi như là sự khởi đầu đầy may mắn. Do thế, hầu như vào dịp này, không nhà nào thiếu thịt gà cả.
Thịt gà được chế biến thành rất nhiều món ăn khác nhau. Điều này tùy thuộc vào khẩu vị từng người, cũng như của mỗi vùng miền khác nhau. Có người thích gà luộc để nhâm nhi chén rượu chuyện trò. Bên cạnh đó, cũng có người lại thích ăn gà rang muối cho đậm đà hương vị, và để cảm nhận độ ngon của từng thớ thịt. Hay, có người thì lại muối xả ớt hoặc hun khói,…Theo cách nào thì thịt gà cũng đều toát lên vị ngon riêng đặc trưng của nó.
Thịt gà chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Ảnh: Internet
Gỏi gà cũng là một trong những món ngon từ thịt gà được ưa chuộng cực kì. Bởi, đây vừa là món ăn chính, vừa có thể làm món khai vị đầy ấn tượng.
Có rất nhiều loại gỏi gà khác nhau như: gỏi gà rau càng cua, gỏi gà hành tây cà rốt, gỏi gà hải sản,….Mặc dù sử dụng thành phần rau củ khác nhau, nhưng cách làm nước trộn gỏi gà có thể được dùng chung cho các món gỏi. Hãy cùng tham khảo một số loại gỏi gà đứng top đầu trong list những loại gỏi làm mê lòng người nhé!
3.1. Gỏi gà rau càng cua
Với cách làm gỏi gà rau càng cua, bạn chỉ cần tìm mua được rau càng cua, rửa sạch và chần qua nước nóng nếu muốn. Sau đó, luộc thịt gà, đợi nguội và xé nhỏ. Trộn 2 loại nguyên liệu này với nhau, cùng các nguyên liệu phụ và một số gia vị khác – đặc biệt là nước sốt trộn gỏi gà. Loại gỏi này cực kì phù hợp giải nhiệt trong những ngày hè. Bởi vì, rau càng cua được biết đến như “thần dược” chữa các loại bệnh.
Món gỏi gà rau càng cua thanh mát. Ảnh Internet
3.2. Gỏi gà hành tây cà rốt
Cách làm gỏi gà hành tây cà rốt cũng có thể áp dụng cách làm nước trộn gỏi gà chay, mặn tùy sở thích như trên. Sau khi sơ chế nguyên liệu, thái hành tây cà rốt thành những sợi nhỏ. Kế đến, trộn các thành phần này với gà đã xé sợi nhỏ cùng nước trộn gỏi gà.
Loại gỏi này phù hợp ăn với thịt nướng và các bữa cơm gia đình, nhằm cân bằng và giúp làm giảm độ ngán khi ăn cùng những món ăn từ thịt. Điều đặc biệt lưu ý khi làm món gỏi này là bạn cần phải ngâm hành tây thái được với nước nóng, hoặc lạnh, trong khoảng 10 – 15 phút. Điều này sẽ giúp làm giảm độ cay nồng của hành.
Gỏi gà hành tây cà rốt là món ngon giàu chất xơ. Ảnh Internet
3.3. Món gỏi gà bắp chuối
Cách làm gỏi gà bắp chuối là công thức món ngon vừa dân dã, lại thơm ngon đúng kiểu miền quê Việt Nam. Bắp chuối được biết đến là một trong những nguyên liệu chế biến món ăn phổ biến của người
Việt. Để sơ chế bắp chuối, bạn chỉ cần cắt bỏ phần cùi 2 đầu, cắt sợi và ngâm muối khử mủ. Sau đó, tiến hành cách làm nước trộn gỏi gà chay, mặn tùy sở thích. Trộn các nguyên liệu với nhau cho ngấm đều, thưởng thức cùng gia đình.
Cách làm gỏi gà bắp chuối ngon cũng cần biết cách làm nước trộn gỏi. Ảnh: Internet
Trên đây là một vài chia sẻ nhỏ về cách làm nước trộn gỏi gà giúp chị em tự tin vào bếp trổ tài cho cả nhà cùng thưởng thức. Nước trộn gỏi chua ngọt sẽ rất hợp với món thịt gà xé, tổng thể tạo nên một hương vị rất hấp dẫn. Chúc cả nhà thành công với món gỏi gà của mình để đãi gia đình trọn vẹn thực đơn cuối tuần nhé!
Sấu ngâm mắm làm cực đơn giản mà đưa cơm xuất sắc: Tranh thủ đang mùa sấu, làm luôn vài hũ nhé chị em!
Sấu ngâm mắm chua chua mằn mặn, ăn cùng cơm thì không cần bàn về độ ngon.Đầu hè là khoảng thời gian sấu bắt đầu vào mùa thu hoạch,
Vừa dày mình vừa rẻ. Chị em chẳng tội gì không "chốt đơn" vài cân về làm sấu ngâm mắm - món ăn tưởng bình thường mà khả năng đưa cơm còn đỉnh hơn cả thịt cá.
Sấu ngâm mắm nè
Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm sấu ngâm mắm
Sấu bánh tẻ: 500gr
Rau củ: 5 củ tỏi, 50gr ớt
Gia vị: Đường kính, nước mắm
Cách làm sấu ngâm mắm
- Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
Bạn rửa qua sấu với nước cho đỡ bụi bẩn rồi dùng dao nạo vỏ sấu. Sau đó, rửa sạch với nước và khứa hình dấu thập lên thân sấu để sấu ngấm gia vị nhanh hơn khi ngâm. Tiếp theo, bạn chần sấu với nước sôi khoảng 1 phút rồi vớt ra để ráo. Chị em không nên luộc hoặc ngâm sấu trong nước nóng quá lâu nha, như vậy sẽ làm mất đi độ giòn của sấu.
Sấu sau khi sơ chế nè
Bạn bóc vỏ tỏi, bổ đôi hoặc thái lát mỏng đều được. Ớt rửa sạch, cắt bỏ cuống và để nguyên trái hoặc thái lát mỏng.
- Bước 2: Nấu nước mắm
Bạn cho 300ml nước mắm vào nồi cùng 100gr đường và 100ml nước lọc. Vừa đun vừa khuấy hỗn hợp trên lửa vừa cho đến khi đường tan hết thì thêm tỏi và ớt vào. Giảm lửa và đun nồi mắm thêm khoảng 1 phút thì tắt bếp.
Đây chính là nước mắm để ngâm sấu đó
Nấu xong, chị em để nước mắm nguội hoàn toàn nha.
- Bước 3: Ngâm sấu
Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị 1-2 hũ thủy tinh sạch, có nắp kín. Bạn có thể khử trừng hũ ngâm bằng cách cho hũ vào nồi nước sôi, trụng khoảng 30-45 giây rồi vớt ra, để hũ khô hoàn toàn.
Giờ thì bạn chỉ cần cho sấu vào hũ đựng, đổ hỗn hợp nước mắm cùng tỏi và ớt vào. Ngâm khoảng 2-3 ngày là có thể dùng được rồi!
Thành phẩm nè
Chị em hãy bảo quản hũ sấu ngâm mắm ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp là được. Sấu bánh tẻ giòn kết hợp với vị cay của ớt và mằn mặn của mắm nên ngon xuất sắc. Bạn cũng có thể dùng phần nước mắm ngâm sấu để chấm thịt luộc cũng rất ngon đấy.
Có thể bạn chưa biết: 1 quả sấu có chứa 86% nước, 1% axit hữu cơ, 1.3% protit, 8.2% gluxit, 2.7% xenluloza, 3% vitamin C. Sấu có rất nhiều công dụng trong bữa ăn hằng ngày và cũng là vị thuốc chữa bệnh.
Theo Đông y, quả sấu lúc xanh có vị chua hơi chát, khi quả chín có vị chua, ngọt, tính mát, có công năng kiện vị sinh tân, tiêu thực chỉ khát, chỉ ho, tiêu đờm, sử dụng trị nhiều bệnh chứng như nhiệt miệng khô khát, ngứa cổ, đau họng, nôn do thai nghén, say rượu, nổi mẩn, sưng, lở ngứa.
Với những thông tin và gợi ý này, hy vọng chị em sẽ ngâm được những mẻ sấu ngon nha!
Cách làm bắp bò ngâm mắm Thịt bò giòn ngọt tự nhiên, hài hòa các vị chua, cay, mặn, ngọt, thoảng mùi thơm của tỏi, ớt, quế... được nhiều người yêu thích.Và ngon nhé, Bắp bò ngâm mắm là món ăn quen thuộc. Nguyên liệu và cách làm đơn giản nhưng để có thành phẩm thơm ngon, vừa vị, không bị khô, cứng, nhớt, để được lâu thì cần...