Cách làm nộm đu đủ miền Bắc với tai lợn, đu đủ xanh và cà rốt ngon lạ miệng
Với vị thanh mát, ngon miệng, nộm đu đủ tai lợn sẽ là món ăn hấp dẫn để thay thế các món rau hoặc giúp trung hòa vị giác, giảm sự ngán ngấy trong các bữa tiệc đầy thịt cá. Ngay sau đây, công thức làm nộm đu đủ tai lợn ngon chuẩn vị sẽ được bật mí với tất cả các bạn.
Nguyên liệu
Tai lợn: 150g
Tôm sú tươi: 200g
Đu đủ xanh: 700g
Cà rốt: 100g
Lạc: 100g
Chanh tươi: 2 quả
Ớt sừng: 1 quả
Tỏi khô: 1 củ
Ngò rí: 1 bó nhỏ
Các gia vị thường dùng: hạt nêm, muối, nước mắm, đường…
Bắc chảo lên bếp, chờ cho chảo nóng thì cho lạc vào rang đều tay. Sau 10 – 15 phút, nếu thấy lớp vỏ lụa tách ra, ăn thử thấy bùi là lạc đã chín, tắt bếp rồi đổ ra ngoài, để nguội. Khi lạc nguội, bạn dùng tay chà xát để lớp vỏ lụa tách ra, sàng hết vỏ để lấy hạt lạc, cho vào cối giã dập (không nên giã nát).
Sơ chế các loại rau củ quả
Sơ chế đu đủ xanh.
Đu đủ xanh cần sơ chế cẩn thận để loại bỏ chất mủ (có thể gây ngộ độc hoặc dị ứng trong một số trường hợp). Bạn dùng mũi dao khía nhiều vết trên vỏ đu đủ để đu đủ chảy hết nhựa trắng, rửa sạch lớp mủ, cho vào nước ngâm khoảng 15 phút. Lấy đu đủ ra, gọt vỏ, bổ tư, loại bỏ ruột và hạt, đem rửa thật sạch. Tiếp theo, bạn dùng dao bào để bào đu đủ thành sợi nhỏ.
Sơ chế cà rốt.
Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, dùng dao bào bào cà rốt thành sợi nhỏ rồi trộn chung với đu đủ để tạo màu đẹp mắt.
Cà rốt và đu đủ sau khi bào sợi
Cho cà rốt và đu đủ vào một cái chậu nhỏ, thêm nắm muối vào trộn và bóp đều đến khi sợi đu đủ mềm. Để khoảng 15 phút cho đu đủ, cà rốt thấm muối thì đổ 1 chén nước sôi để nguội vào, đảo đều và vắt mạnh tay cho đu đủ, cà rốt bớt mặt, sau khi vắt khô thì lấy ra để riêng.
Sơ chế ngò rí.
Ngò rí nhặt gốc, rửa sạch, để ráo, thái nhỏ, để riêng.
Sơ chế tai lợn và tôm
Sơ chế tai lợn.
Tai lợn mua về làm sạch, cạo hết lông, rửa với nước muối và nước sạch nhiều lần. Cho tai lợn vào nồi nước, bắc lên bếp luộc; thêm vào nồi chút hạt nêm, đường, muối cho tai lợn đậm đà.
Luộc khoảng 25 – 30 phút thì vớt ra, để nguội rồi thái mỏng (thái dày mỏng tùy ý). Chỉ nên luộc tai lợn vừa chín tới để đảm bảo độ giòn của món ăn.
Video đang HOT
Luộc tai lợn và thái thành các miếng nhỏ vừa ăn
Mẹo khi sơ chế tai lợn:
Để có món nộm ngon đúng điệu, bên cạnh việc mua tai lợn tươi ngon, mới mổ bạn cũng cần khử sạch mùi hôi của tai. Có nhiều cách khử mùi hôi cho tai lợn bạn có thể tham khảo như sau:
Ngâm tai lợn vào nước vo gạo 10 phút, sau đó dùng dao cạo nhỏ cạo hết lông và chất bẩn bám bên ngoài. Lấy chanh tươi chà lên rồi cạo lại lần nữa, rửa với nước là xong.Rửa tai lợn bằng nước, xát muối rồi ngâm với hỗn hợp chanh, giấm, rượu trắng khoảng 15 phút, cuối cùng rửa lại với nước sạch.Pha rượu trắng, nước cốt chanh, gừng đập dập với nước sôi 80 độ, cho tai vào ngâm 15 phút rồi vớt ra rửa sạch.Thoa baking soda lên tai lợn khoảng 10 phút, dùng dao nhỏ cạo sạch rồi rửa lại với nước, chắc chắn mùi hôi sẽ không còn.
Sơ chế tôm
Tôm rửa sạch, cho vào nồi hấp hoặc luộc nhưng hấp sẽ giúp tôm giữ được vị ngon ngon tự nhiên. Khi tôm vừa chín tới bạn vớt ra để nguội, bóc vỏ, bỏ đầu, rút sợi chỉ đen ở sống lưng tôm để loại bỏ mùi tanh. Thịt tôm sau khi bóc có thể để nguyên con hoặc dùng dao chẻ đôi, để riêng.
Bạn có thể để nguyên tôm hoặc chẻ đôi tùy ý
Làm nước trộn nộm
Tỏi bóc vỏ, rửa sạch. Ớt rửa sạch, bỏ hạt, cắt nhỏ. Cho ớt và tỏi vào cối giã hoặc băm thật nhỏ.
Lấy một cái tô lớn, cho vào 3 thìa nước mắm ngon, 1,5 thìa đường, vắt nước cốt chanh, thêm 1 bát nước sôi để nguội vào khuấy đều cho đường tan hết. Cuối cùng, cho tỏi và ớt băm nhỏ vào trộn đều là xong.
Trộn nộm đu đủ
Cho hết tai lợn thái nhỏ, tôm hấp, cà rốt, đu đủ, ngò rí vào một cái chậu nhỏ, sau đó rưới nước mắm chua ngọt vào trộn đều. Đeo bao tay nilong, dùng tay bóp nhẹ để nộm thấm nước trộn, để thêm 15 – 20 phút cho nộm thấm gia vị rồi đổ hết lạc rang vào trộn đều.
Cho nộm ra đĩa, trang trí với rau thơm rồi thưởng thức.
Yêu cầu thành phẩm
Tổng thể món nộm là sự hết hợp hài hòa của các màu sắc, đó là màu xanh nhạt của đu đủ, xanh đậm của ngò rí, màu cam của cà rốt, màu đỏ của tôm, màu vàng nhạt của tai heo, đậu phộng…Món gỏi không quá khô nhưng cũng không bị ra nhiều nước, độ ướt vừa phải.Khi ăn, nộm thấm nước trộn, vị vừa ăn; đu đủ, cà rốt, tai heo giòn sần sật; thịt tôm ngon ngọt tự nhiên, đậu phộng bùi bùi hấp dẫn.
Cách làm dưa góp dưa chuột với cà rốt và đu đủ xanh ăn giòn sần sật
Hướng dẫn bạn 3 bước thực hiện cách làm dưa góp dưa chuột với cà rốt và đu đủ xanh ăn giòn sần sật cùng 7 lưu ý nhỏ nhưng vô cùng quan trọng, giúp món ăn của bạn đạt được màu sắc và hương vị ngon nhất.
Hầu như có mặt trong tất cả các mâm thức ăn, chống ngán cho các món ăn dầu mỡ, dưa góp dưa chuột là món ăn kèm hàng đầu trong lòng người Việt.
Dưa góp có thể làm từ một loại rau củ hay từ nhiều loại khác nhau: dưa leo, đu đủ, cà rốt, bông cải, giá, hẹ, rau muống,...
Dưa góp dưa chuột ngon giòn sần sật, thanh mát, chuẩn màu tươi mới của rau củ giúp bữa ăn thêm ngon mắt. Và làm ra món này chuẩn vị, chuẩn mùi, dùng lâu vẫn nguyên hương vị ban đầu luôn là mối trăn trở của các chị em khi ngày tết cận kề.
Bài này, chúng ta cùng điểm lại cách làm dưa góp dưa chuột và một số mẹo vặt trong cách làm giúp món ăn của bạn trở nên ngon nhất.
Nguyên liệu
Dưa chuột: 2 trái
Cà rốt: 1 củ
Đu đủ xanh
Su su: 1 củ
Tỏi, muối, đường, giấm (hoặc chanh), nước mắm loại ngon.
Nguyên liệu làm món dưa góp dưa chuột
Sơ chế nguyên liệu
Dưa chuột: rửa sạch (bạn có thể gọt vỏ hoặc không để tạo màu xanh), ngâm vào nước muối pha loãng khoảng 10-15. Sau đó, vớt dưa chuột ra, loại bỏ phần ruột dưa, tiến thành sắt thanh dài tầm 3-4cm, dày khoảng 0,5cm.
Đu đủ: nạo sạch vỏ ngâm nước cho cho ra hết nhựa. Sau đó tiến hành sắt tương tự dưa chuột rồi ngâm nước thêm 1 lần nữa.
Cà rốt: rửa sạch, gọt vỏ, sắt thành thanh tương tự như dưa chuột, độ dày có thể mỏng hơn. (có thể thái miếng vuông, thái gợn sóng)
Su su: rửa sạch, gọt vỏ, sắt thành thanh tương tự các loại nguyên liệu khác. Sau đó cho phần su su và cà rốt đã sắt vào chung bát to rồi cho 1 ít muối tinh vào, trộn đều tay, để chừng 15 phút. Su hào và cà rốt sẽ tiết ra 1 lượng nước, đổ bỏ nước đi. Cách này sẽ giúp su su và cà rốt giòn lâu hơn.
Sau khi chuẩn bị, ta luộc sơ tất cả các nguyên liệu với nước sôi. Nhanh chóng vớt ra và đổ nhanh vào nước lạnh, để ráo nước. Ngay tại đây, bạn có thể để nguyên liệu ra phơi nắng chừng 10 phút để ráo nhanh và giảm được lượng nước trong rau củ. Bí kíp để các mẹ có thể làm ra được món dưa góp tươi ngon nhất.
Pha hỗn hợp nước mắm ngâm
Trong lúc đợi các nguyên liệu đã sơ chế ráo nước, ta tiến hành pha hỗn hợp nước mắm ngâm. Rau củ tươi ngon, nước mắm đậm vị, thanh dịu sẽ là sự kết hợp không thể chối từ. Đây là bước quan trọng, quyết định hương vị của dưa góp.
Có 2 cách pha nước mắm: bằng dấm hoặc bằng chanh.
Pha bằng dấm:
Cho nước, dấm, đường, nước mắm loại ngon theo tỉ lệ 1:1:1:1.
Đun sôi hỗn hợp chừng 1 phút rồi thái lác tỏi hoặc đập dập vào để nguội.
Pha bằng chanh:
Pha với tỉ lệ: 3 muỗng nước lọc-2 thìa chanh-2 thìa đường-2 thìa mắm ngon
Tương tự, ta tiến hành đun sôi hỗn hợp chừng 1' rồi thái lác tỏi hay đập dạo vào, đợi nguội.
Ở đây ta nên đun sôi hỗn hợp này để làm giảm độ gắt của nước mắm, dấm làm hỗn hợp nước trở nên dịu nhẹ hơn, cho thêm tỏi vào để đảm độ giữ mùi và làm dưa góp khi hoàn thành sẽ thơm ngon hơn.
Tiến hành ngâm
Cho rau củ đã rào vào hủ thủy tinh. Bạn có thể sắp xếp có bố cụ để hình từ bên ngoài đẹp hơn.
Cho hỗn hợp vào từng chút một. Đổ quá nhanh và ồ ạt vào dễ gây tràn và cách sắp xếp trước đó bị phá hỏng.
Các lưu ý cần nhớ:
- Thứ nhất:
Tránh ngâm rau củ quá lâu trong nước sôi ở bước sơ chế tránh làm rau củ chính mất đi độ giòn.
- Thứ hai:
Ngoài xả nước lạnh sau khi luộc sơ nguyên liệu, bạn có thể cho vào tủ lạnh để tăng độ giòn.
- Thứ ba:
Phơi ráo nguyên liệu tránh phơi ở nơi ánh sáng trực tiếp. Dễ làm giảm bớt lượng vitamin có trong rau củ.
- Thứ tư:
Phải đợi hỗn hợp nước mắm ngâm thật nguôi mới cho vào ngâm. Nếu đổ khi còn nóng sẽ làm dưa góp mau hỏng, nổi váng không dùng được lâu.
- Thứ năm:
Chọn hủ thủy tinh bạn nhé. Hủ thủy tinh sẽ giúp dưa góp tươi ngon lâu hơn hủ nhựa. Cần lựa hủ vừa vặn, không quá lớn hay quá nhỏ dẫn đến chèn ép nguyên liệu hay dư quá nhiều không gian. Bạn nên rửa hủ thật sạch, trán qua nước sôi, phơi thật khô trước khi cho nguyên liệu vào. Cách này sẽ giúp dưa thấm đều vị hơn.
- Thứ 6:
Cần cho hỗn hợp nước mắm ngâm vừa đủ làm ngập toàn bộ nguyên liệu.
- Thứ 7:
Ngâm tầm 2-3h là đã ăn được rồi nhưng để rau rủ thấm đều bạn nên ngâm tầm khoảng 1-2 ngày. Sau khi dưa đã chua bạn có thể hãm vị chua bằng cách cho vào tủ lạnh và ăn dần sau đó trong khoảng 7 đến 10 ngày. Khi ăn có thể trộn với rau thơm, húng quế thái nhuyễn để món ăn trông hấp dẫn, đẹp mắt hơn.
Yêu cầu thành phẩm
Để món dưa ngon đúng vị cần đạt các tiêu chuẩn sau:
- Về hình thức, màu sắc:
Rau củ sau khi ngâm vẫn giữ được độ tươi sáng đẹp mắt không thâm hay đổi màu.
Các nguyên liệu vẫn giữ nguyên cách sắp xếp bạn đầu không trôi nổi, rời rạc.
Nước ngâm vẫn trong bóng màu nâu vàng không quá rõ rệt.
- Về hương vị:
Ngửi ngay được mùi chua ngọt thơm khi mở nắp.
Vị thanh dịu của nước ngâm.
Rau củ không những tươi sáng, màu không đổi mà còn giòn, chua thanh, dịu ngọt, thấm đều. Nhờ vào hương vị này giúp món ăn không ngán, đặc biệt là món có nhiều dầu mỡ, chiên xào.
2 cách làm nộm đu đủ tuyệt ngon Nộm đu đủ vừa ngon, vừa thanh mát chiều lòng được cả những người khó ăn. Nộm đu đủ tai heo Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet Nguyên liệu: 1/2 quả đu đủ xanh 1 đến 2 cái tai lợn Nước mắm, muối, chanh, giấm, đường và tỏi Rau răm, ớt bột, ớt quả, lạc rang Tai lợn rửa sạch rồi đem luộc...