Cách làm nổi bật hồ sơ ứng tuyển học bổng MBA vào đại học Mỹ
Theo các du học sinh Việt, để ứng tuyển vào các chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA) ở các đại học Mỹ, cần có chiến thuật thông minh trong việc ôn tập GMAT, chuẩn bị hồ sơ và nên tìm một người đồng hành hướng dẫn trong cả quá trình.
Hồ sơ MBA thường gồm bốn phần chính: Resume (sơ yếu lý lịch), Essay (bài luận), Recommendation Letter (thư giới thiệu) và điểm các bài thi chuẩn hóa GMAT, bài thi Tiếng Anh (TOEFL hoặc IELTS). Thời điểm chuẩn bị hồ sơ tốt nhất là bắt đầu từ sớm khoảng tháng 4& tháng 5 để kịp nộp hồ sơ vào khoảng tháng 9 đến tháng 12 hàng năm.
Cách ôn tập GMAT hiệu quả
Gần như 100% chương trình MBA tại Mỹ yêu cầu thí sinh có điểm thi GMAT.
Tại buổi chia sẻ kinh nghiệm nộp hồ sơ vào các chương trình MBA do Ace Mentorship (cộng đồng cựu sinh viên MBA người Việt ở Mỹ) tổ chức mới đây, Khang Nguyễn, người đạt 780/800 điểm GMAT (top 1% thế giới) và trúng tuyển vào chương trình MSc (Thạc sĩ Khoa học) ngành Khoa học Dữ liệu (Đại học California UCLA) đánh giá, kỳ thi GMAT giống như một cuộc chạy Marathon, vì vậy ứng viên cần phải chuẩn bị trước một thời gian.
“Mình đã thi GMAT đến 4 lần và học trong vòng 1,5 năm, đa số tập trung vào 5 tháng cuối để ‘cày, học đến 25 tiếng/tuần” – Khang chia sẻ.
Khang Nguyễn đạt 780/800 điểm GMAT (top 1% thế giới) đã học đến 25 tiếng/tuần trong 5 tháng ôn thi nước rút. Ảnh: NVCC
Với kinh nghiệm của mình, Khang cho rằng để đạt điểm GMAT cao thì cần chú ý 2 vấn đề chính: Comprehension (Hiểu) và Timing (căn thời gian). Chiến thuật của Khang là dùng 3 tháng đầu tập trung vào phần Reading comprehension, Sentence Correction và Critical Reasoning để tăng khả năng đọc hiểu. Sau đó, Khang bắt đầu tập trung vào ‘Timing’ để kiểm soát thời gian tốt nhất có thể.
Nguồn tài liệu Khang sử dụng chính là các cuốn GMAT Manhattan, học lý thuyết sau đó mới làm bài tập. Một điều Khang lưu ý rằng hãy học cùng nhóm bạn để động viên lẫn nhau và kéo nhau đi học.
Trong khi đó, Dương Ngọc, cựu sinh viên Học viện Ngân hàng vừa trúng tuyển học bổng 100% chương trình MBA tại Đại học Vanderbilt chia sẻ: “Mình tự học và học tầm 1 năm, ban đầu mình học Sentence correction trước, áp dụng các quy tắc, sau đó học Critical reasoning, cuối cùng là Reading comprehension”.
Ngoài ra khi đọc đoạn văn, Ngọc đọc hết và ghi chú các từ quan trọng, trả lời nhiều câu hỏi cùng 1 lúc chứ không vừa đọc vừa trả lời từng câu. Thêm vào đó, Ngọc cũng đăng ký các câu lạc bộ GMAT trên mạng, luyện 4 – 8 câu hàng ngày và tăng dần độ khó.
Khiến trường ‘tự nhớ đến mình’
Ngọc Quý, cựu sinh viên ĐH Kinh tế – ĐH Đà Nẵng đã trúng tuyển vào Đại học Minnesota mà không cần dùng điểm GMAT.
Ngọc Quý – ứng viên khiến trường ‘tự nhớ đến mình’ trúng tuyển Đại học Minnesota
Video đang HOT
Để làm được điều đó, chiến thuật Quý đã áp dụng là khiến trường “tự nhớ đến mình”. Trước khi nộp hồ sơ vào trường, Ngọc Quý tích cực kết nối với các cựu sinh viên, hội đồng tuyển sinh, tham gia các webinar của trường, hỏi nhiều về chương trình của trường và thể hiện đam mê học tập của mình. Như vậy, hội đồng tuyển sinh sẽ nhớ đến Quý trước khi nộp hồ sơ.
Ngoài ra, Quý cho biết bài luận phải thể hiện được mục tiêu ngắn hạn (2 – 5 năm) và mục tiêu dài hạn (10 năm).
“Kinh nghiệm trong quá trình đi làm, sau khi đi làm mình cảm thấy mình thiếu cái gì, tại sao muốn đi học MBA… tất cả cần phải thể hiện trong bài luận. Khi viết, cần kết nối lại những gì bạn đã làm trong quá khứ và thể hiện tương lai bạn muốn làm gì” – Quý chia sẻ.
Về cách viết bài luận ứng tuyển chương trình MBA, Quý cho rằng, mở đầu bài luận cần dẫn dắt câu chuyện thật cuốn hút. Ở đoạn 2, ứng viên nên nói về các kinh nghiệm bản thân, học vấn, kinh nghiệm làm việc và thể hiện được sự kết nối đó với mục tiêu đề ra. Đoạn 3 của bài luận hãy nói lý do đi học MBA và đoạn 4 thể hiện mình có thể đóng góp cho cộng đồng như thế nào.
Ngoài ra, theo Quý, các trường đào tạo MBA rất chú trọng môn Toán.
“Nếu thể hiện được khả năng toán học trong CV thì bài luận cần thể hiện được quá trình học tập như thế nào để xứng đáng nhận được học bổng, thể hiện kinh nghiệm lãnh đạo qua các giải thưởng khi đi học đi làm” – Quý chia sẻ.
Vũ Thị Ánh trúng đại học top 16 nước Mỹ về đào tạo MBA
Còn Vũ Thị Ánh, ứng viên trúng tuyển vào chương trình MBA của Carnegie Mellon University (trường top 16 của Mỹ về chương trình MBA) lưu ý, để hình thành ý tưởng viết luận, ứng viên nên chú ý đến các suy nghĩ thường ngày để tự nhận thức lại các câu chuyện của bản thân và nhờ người khác đánh điểm mạnh điểm yếu.
“Nếu như mình làm ở những chỗ không quá nổi tiếng đối với nước ngoài hoặc người ta không biết thì mình phải kể những câu chuyện, dự án mình làm nó thật mới mẻ, đầu tiên trên thị trường” – Ánh chia sẻ.
Tìm người hướng dẫn (Mentor) đồng hành trong suốt quá trình
Dương Ngọc – cựu sinh viên Học viện Ngân hàng trúng học bổng 100% chương trình MBA của Đại học Vanderbilt
Việc nộp hồ sơ là một quá trình kéo dài 4-5 tháng và rất khó khăn từ việc chọn trường, hoàn thiện hồ sơ cho đến phỏng vấn với trường, vì thế lời khuyên là các ứng viên nên tìm cho mình người hướng dẫn đồng hành xuyên suốt quá trình này.
Người hướng dẫn nên là các cựu sinh viên MBA và khóa thạc sỹ tại Mỹ vì họ là những người đi trước có thể đưa ra các lời khuyên quý báu, giúp xây dựng hồ sơ nổi bật từ kinh nghiệm và câu chuyện của ứng viên. Các chương trình kết nối các bạn ứng viên và các cựu sinh viên MBA/ Thạc sỹ đóng vai trò rất lớn giúp các ứng viên trong quá trình apply.
“Chị mentor đóng vai trò lớn trong quá trình mình nộp hồ sơ và xin học bổng. Chị đưa cho mình lời khuyên lựa chọn những câu chuyện mình nên nêu ra trong bộ hồ sơ để thể hiện điểm mạnh cũng như mục tiêu của mình” – Dương Ngọc nói.
Còn Ngọc Quý – một trong những mentee (người được hướng dẫn) của Ace Mentorship chia sẻ “Trong quá trình mình viết bài luận, các anh chị hướng dẫn mình rất nhiều trong việc hoàn thiện chỉnh sửa essay cũng như định hình các ý tưởng”.
Nữ sinh Hà Nội giành học bổng 5 tỷ của ĐH Mỹ nhờ chia sẻ cách vượt qua định kiến "Con gái học làm gì, chỉ nên cưới chồng giàu thôi"
Để đạt được 2 học bổng giá trị, Nguyên An đã chinh phục phía đại học Mỹ bằng portfolio có đính kèm những tác phẩm hội họa, thiết kế ấn tượng cùng một bài luận với chủ đề vô cùng thú vị.
Mới đây, nữ sinh Bạch Nguyên An (lớp 12, trường Phổ thông liên cấp Olympia, Hà Nội) đã xuất sắc nhận được học bổng của 2 trường Đại học ở Mỹ là Franklin and Marshall (F&M) và Depauw University cho ngành học Studio Art.
Với ngôi trường đầu tiên, An nhận được mức học bổng 223.000 USD/4 năm học (khoảng 5 tỷ đồng) và ngôi trường thứ hai là 170.000 USD/4 năm học (khoảng 3,8 tỷ đồng). Sau nhiều cân nhắc, 10x quyết định sẽ theo học tại F&M bởi ấn tượng với chương trình giảng dạy, các hoạt động nghệ thuật tổ chức cho sinh viên của trường.
Nữ sinh Bạch Nguyên An.
Được biết, F&M vốn có tỷ lệ chấp nhận khá thấp. Bản thân An khi được chấp nhận đơn xin học bổng, cùng mức học bổng cao như vậy đã rất ngỡ ngàng, không tin nổi vào mắt mình. Đến giờ phút này, An vẫn còn lâng lâng sung sướng, nhớ lại giây phút nhận được mail của nhà trường vào một buổi sáng giữa tháng 12/2021.
"Mỗi năm, ban tuyển sinh của chúng tôi đánh giá một nhóm ứng viên dồi dào tài năng và có tính cạnh tranh cao. Chúng tôi tìm kiếm các sinh viên có phẩm chất ngoại giao tương lai, những người mô hình hóa các đặc điểm nổi bật của tập thể sinh viên của chúng tôi. Có trí tuệ tò mò, sáng tạo và có động lực để thành công. Ban tuyển sinh của chúng tôi đã nhận ra tất cả những phẩm chất này ở bạn, An" - phía trường F&M viết cho An trong mail phản hồi hồ sơ xin học bổng.
Hành trình đến với hội họa và bài luận về "định kiến xã hội"
Để đạt được 2 học bổng giá trị, Nguyên An đã chinh phục phía đại học Mỹ bằng portfolio có đính kèm những tác phẩm hội họa, thiết kế ấn tượng của mình, cùng thư giới thiệu của thầy cô và một bài luận với chủ đề vô cùng thú vị.
Nói thêm về đam mê hội họa, mục đích đầu tiên của Nguyên An khi đến là để giải tỏa căng thẳng sau những giờ học. Khi được cầm cọ vẽ, An dường như trút bỏ được mọi gánh nặng, cảm giác tâm trí hoàn toàn thả vào những màu sắc trên tranh.
Sau đó, cô bạn dần say mê và tham gia nhiều hơn vào các hoạt động nghệ thuật như các dự án ở trường, làm cộng tác viên design,... Càng tham gia nhiều hoạt động, 10x Hà Nội càng say mê và quyết theo đuổi hội họa một cách nghiêm túc.
Một số tác phẩm hội họa của Nguyên An.
Ít ai biết rằng, hội họa còn chính là liều thuốc tinh thần, giúp Nguyên An vượt qua những định kiến xã hội. Cô bạn tâm sự: "Trong bài luận của mình, em đã viết về định kiến xã hội, cụ thể là về cách em đã vượt qua những định kiến như thế nào.
Em kể lại chuyện bị phân biệt, bị nói là "Con gái thì học làm gì, chỉ nên cưới chồng giàu thôi", rồi "Học vẽ làm gì, sau này ra đời không kiếm được tiền đâu" và rất nhiều chuyện khác em đã gặp phải. Mỗi lần gặp phải những định kiến như vậy, em đều cảm thấy hội họa là nơi có thể bộc lộ được cảm xúc. Sau cùng, nhờ hội họa mà em vượt qua được những lời đàm tiếu và theo đuổi được ước mơ đến cùng".
"Their words didn't move me, as my competitiveness and ambitions pushed me to strive for excellence in both my academic and artistic pursuits. Still, there was a doubt in my mind, could getting married be my only outcome?
I realized that gender stereotypes were drilled too deeply in Vietnamese society that people tended to give advice that was demeaning, dismissive, and problematic. However, these negative implications were hidden under the guise of "goodwill," slowly molding teenage girls towards certain "approved" courses of action that helped to strengthen the protocol".
(Những lời họ nói không làm tôi lung lay tinh tinh thần, vì sự cạnh tranh và tham vọng đã thúc đẩy tôi phấn đấu để trở nên xuất sắc trong cả học tập và nghệ thuật. Tuy nhiên, đôi khi tôi vẫn còn nghi ngờ, liệu lấy chồng giàu có phải là con đường duy nhất của tôi để thành công không?
Tôi nhận ra rằng định kiến giới đã lấn quá sâu vào trong xã hội Việt Nam khiến mọi người có xu hướng đưa ra những lời khuyên có tính chất coi thường, bác bỏ và có vấn đề. Tuy nhiên, những tác động tiêu cực này được che giấu dưới suy nghĩ được coi là "thiện chí", đang dần hướng đến các cô gái vị thành niên để những cô gái cố hoàn thành những cái được coi là "hành động đúng đắn") - Nguyên An viết trong bài luận.
Hầu hết tác phẩm hội họa của An đều về một vật nhất định như hoa quả hay phong cảnh. Chủ yếu 10x vẽ về những thứ cảm thấy yêu thích vì nó giúp em giảm bớt căng thẳng khi được là chính bản thân mình.
"Có thể hiện tại tác phẩm của em chưa chứa nhiều thông điệp nhưng em muốn truyền đạt cảm hứng để mọi người luôn có thể là bản thân mình và không chịu đựng những "định kiến xã hội" hãy đam mê và theo đuổi ước mơ của bản thân", An chia sẻ.
Nguyên An từng gặp phải nhiều định kiến.
Đi thực tập ở công ty từ năm lớp 11, quyết tâm học thêm ngành Marketing
Ngoài hội họa, Nguyên An còn có một đam mê khác là Marketing. Lý do yêu thích ngành này là bởi An từng có cơ hội được thực tập ở một công ty và thấy ngành này phù hợp với tính cách của mình và muốn học bài bản thêm.
"Em thực tập ở một công ty vào lớp năm 11 chuyển sang 12. Công việc là tạo ra những bức ảnh và viết content cho bài đăng, cũng như học về các chiến dịch Marketing và hiểu về sản phẩm của công ty như thế nào. Kỉ niệm thú vị nhất là được thực hiện chụp ảnh hay quay các video trong phòng studio của một công ty chuyên nghiệp. Việc ấy giúp con hiểu thêm về môi trường làm việc cũng như là ngành.
Điều quan trọng nhất về ngành Marketing là tính sáng tạo, đi theo xu hướng thế giới và dám làm. Em được nhiều người nhận xét là khá sáng tạo và dám thử thách mọi thứ. Vì vậy em cảm thấy rất thú vị khi được làm ra những chiến dịch Marketing thành công để thu hút mọi người", An hào hứng chia sẻ.
Nữ sinh Hà Nội cho biết, ngôi trường F&M mà mình dự định theo học tuy chưa có khóa học chính thức cho ngành Marketing nhưng có câu lạc bộ. Nữ sinh dự định sẽ tham gia câu lạc bộ để học hỏi thêm. Về chuyên ngành Studio Art, An cũng chia sẻ muốn học lên Thạc sĩ sau khi tốt nghiệp đại học.
Nhìn nhận lại thành quả của mình, Nguyên An gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong trường vì đã hỗ trợ hết sức trong thời gian cô bạn xin học bổng, cũng như luôn tạo ra nhiều cơ hội cho học sinh được thử thách với nghệ thuật, qua các project từ Toán học, Địa lý, Lịch sử đến Văn học,...
"Em quyết định apply đi Mỹ khá muộn và mọi việc bị thúc đẩy vội vàng. Em vừa phải hoàn thiện bài luận cá nhân sao cho tốt nhất, cùng với đó phải cố gắng để hoàn thiện portfolio. Khi em xin thầy cô thư giới thiệu rất vội nhưng thầy cô đã giúp đỡ em hết mình", An tâm sự.
Trải nghiệm du học giữa dịch Covid-19 và hành trình về nước đón Tết giàu cảm xúc Du học sinh Việt Nam tại Ireland Nguyễn Viên Ngọc Quý đã chia sẻ về những trải nghiệm thú vị trong thời gian du học giữa dịch Covid-19 và hành trình về nước đón Tết tuy vất vả nhưng đầy cảm xúc. Sau khi nhận được học bổng Bord Bia - do Ủy ban Thực phẩm Ireland Bord Bia cấp - cho chương...