Cách làm nhà phòng chống thiên tai
Bão lũ khiến nhiều căn nhà bị tàn phá, hoa màu hư hại, nhiều người rơi vào cảnh tay trắng. Việc thiết kế nhà phòng chống thiên tai sẽ giảm thiểu đáng kể những thiệt hại do mưa lũ gây ra, đặc biệt ở miền Trung.
Mô phỏng nhà chống thiên tai vùng lũ.
Mỗi mùa mưa bão đến, nhà ở lại trở thành nỗi lo lắng, trăn trở của bà con miền Trung nước ta, xây nhà chống bão trở thành nhu cầu thiết yếu. Thiết kế và xây dựng nhà ở vùng gió bão cần phải phân tích, tính toán cụ thể ảnh hưởng của gió bão tới thiết kế nhà theo đặc thù địa hình và khí hậu của vùng đó. Quan trọng nhất chính là phải có các giải pháp kỹ thuật phù hợp để bảo đảm giảm tác động của gió bão, hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra.
Làm nhà ở khu vực thường xuyên có bão lũ, nên chọn nơi khuất gió bão, tránh đối mặt với hướng gió chủ đạo, tránh nơi trống trải hướng ra biển, hồ lớn. Ở miền Trung thì nên tránh hướng Đông, hạn chế Đông Nam. Có thể tận dụng các địa hình có vật cản như gò đồi. Có thể trồng cây để cản bớt tác động trực tiếp của gió bão vào nhà nhưng hàng năm phải chú ý cắt tỉa bớt cành để tránh việc cây đổ vào nhà khi có mưa gió lớn. Nên bố trí tạo thành cụm, các nhà bố trí so le nhau, tránh bố trí thẳng hàng dễ hình thành túi gió hay luồng gió xoáy. Nhà nên thiết kế dạng chữ nhật, có tỷ lệ chiều dài/chiều rộng không quá 2,5 lần. Tránh thiết kế nhà có dạng chữ U hay chữ T vì sẽ tạo thành túi gió.
Kết cấu chịu lực của ngôi nhà cần đơn giản. Toàn bộ ngôi nhà tạo thành một tổng thể không gian kiến trúc có độ cứng tốt theo cả 3 phương. Có khả năng chống xoắn tốt cho ngôi nhà. Tất cả các bộ phận kết cấu của ngôi nhà cần phải được neo giữ vào những điểm kiên cố có khả năng chống lại tác động của gió bão. Đặc biệt, phải bố trí hệ thống giằng và liên kết cứng tất cả các phần kết cấu lại với nhau để tạo nên một khối tổng thể giúp tăng khả năng chống trượt, chống xô đổ, chống xoắn cho căn nhà.
Mái nhà nên để độ dốc hợp lý, thông thường từ khoảng 30 – 33 độ. Đối với mái nhẹ có độ dốc khoảng 5 – 10 độ sẽ rất dễ bị tốc, do đó cần hạn chế các thành phần nhô ra ngoài tường của mái khoảng 30 – 50cm. Nếu làm mái hiên thì nên làm hiên rời để nếu bị tốc sẽ ít ảnh hưởng tới mái chính của nhà. Đối với những ngôi nhà thấp tầng (nhà cấp 4) giá rẻ, vật liệu dùng cho mái chủ yếu có kết cấu nhẹ, thường là ngói, tôn xi măng, mái lợp phibro hoặc các phên tre, nứa, lá… phải sử dụng biện pháp neo, giữ chúng chắc chắn vào hệ kết cấu mái. Có thể thực hiện bằng cách buộc, neo, xây bờ nóc, bờ chảy, chèn vữa xi măng hay đè giữ bằng các bao cát… Nếu có thể nên làm gác lửng cho ngôi nhà, sẽ gia tăng khả năng chịu lực gió của nhà cũng như giúp bạn tăng thêm chỗ trú ẩn khi cần.
Nhà chống lũ
Nhà chống lũ hay nhà chống ngập là những mô hình được thiết kế và xây dựng để thích ứng với mưa lũ, làm giảm bớt những tác động tiêu cực từ thiên tai đến đời sống người dân. Nhà chống lũ hiện nay có 3 loại chính, đó là nhà kê nền, nhà phao và nhà có gác.
Nhà kê nền có hai loại gồm kê thấp và kê cao. Nhà kê nền thấp có sàn nhà được kê lên hệ cột cách mặt đất với khoảng cách tối thiểu là 500mm. Độ cao này đủ để đảm bảo bùn hoặc nước lũ và các vật cuốn theo có thể chảy qua khoảng trống dưới sàn, không gây tác hại đáng kể đến hệ kết cấu khung nhà. Nhà kê nền cao, nền nhà được nâng lên trên mực nước lụt, cao khoảng 3m. Khi không có lũ, người dân có thể dựng vách, liếp che tầng 1 để sinh hoạt hoặc sử dụng cho gia súc. Khi có lũ, tầng 2 được sử dụng là nơi sinh hoạt và tránh lũ của người dân.
Video đang HOT
Loại nhà phao gồm hai mô hình là nhà phao biệt lập và nhà phao gắn liền nhà xây. Phao được sử dụng là các thùng phuy, bê tông nhẹ hay kết cấu phao nhẹ bằng bê tông nhẹ bọt khí. Nhà phao biệt lập là nhà phao làm tách rời nhà đang ở. Mô hình áp dụng cho khu vực có mức lũ cao với biên độ dao động lớn từ 4 – 14m và ngâm lâu từ 3 – 10 ngày và không có dòng chảy xiết. Loại này thường hay sử dụng khi bị ngập lụt, tránh trú tạm thời cho người hoặc gia súc. Kết cấu đơn giản, giá thành rẻ, các thùng phuy được liên kết với sàn nhà và phần bao che để tránh mưa. Nổi lên, hạ xuống theo mức nước lũ. Kết cấu nhà được neo giữ bởi giây neo xuống nền hoặc cây cối ở gần. Khi cần diện tích tránh trú lớn có thể sử dụng loại nhà nổi có phao làm bằng bê tông nhẹ bọt khí.
Nhà phao gắn liền với nhà xây là một gian nhà phao trên gác ngôi nhà xây. Gian nhà này có cơ cấu nổi vượt trên mức nước ngập với mức nổi tối đa trên 10m so với sàn tầng trệt. Mô hình có khung nhà phao trượt đều trên 4 cọc thép ở 4 góc, đồng thời còn là điểm neo chân cho khung nhà. Có thể áp dụng cho vùng có bão lớn, nước chỗ chảy xiết.
Nhà nổi xi măng lưới thép (XMLT) lắp ghép. Nhà phao biệt lập và nhà phao gắn với nhà xây chỉ phát huy tác dụng trong thời gian bão lụt. Khi hết bão lũ các bộ phận ngôi nhà không sử dụng nên nhà nổi XMLT phù hợp hơn. Nhà gồm hai phần là phần phao và phần nhà bao che. Phần phao bằng vật liệu XMLT, được ghép bởi nhiều bể. Loại mô hình này hoàn toàn linh hoạt, các bể có thể sử dụng đựng nước vào mùa khô để ăn uống hoặc tưới cây, điều này rất cần thiết cho các vùng hay bị khô hạn. Mùa lũ các bể được ghép lại thành phao nổi để làm nhà nổi trú ẩn cho người và gia súc. Chính các bể lại là nơi chứa đồ đạc hoặc tránh bão khi cần thiết.
Phần bao che được làm rất đơn giản, các cột làm bằng thép L50×4 bắt chặt với bể bằng bu lông. Mái và tường xung quanh sử dụng thép L40×4 liên kết bu lông, dễ tháo lắp. Để tránh biến hình, các thanh thép liên kết thành hình chữ V hoặc chữ X. Vật liệu phủ bao che có thể dùng tôn mỏng (tôn mạ kẽm cố định vào khung thép bởi đinh vít dài 3,5cm), hoặc phên nứa, cỏ tranh hoặc bạt… Với kết cấu đơn giản này người dân hoàn toàn có thể tự làm, phù hợp với đại đa số thu nhập của dân lao động miền Trung. Với mô hình này, các doanh nghiệp xây dựng các bể có thể sản xuất hàng loạt bằng các công nghệ mới như công nghệ phun, rung… Nhờ các cấu kiện chế tạo trước, việc lắp ráp rất nhanh nên loại nhà có phao bằng XMLT lắp ghép còn có thể sử dụng làm nhà trú ẩn khẩn cấp.
Két sắt đặt ở vị trí này thần Tài gõ cửa, tiền tiêu hoài không hết
Két sắt là một đồ vật quan trọng nhất trong mỗi gia đình, nhưng đặt két sắt chuẩn phong thủy để tiền và như nước không phải ai cũng biết.
Làm sao để giữ được tiền của? Làm sao để không bị thất thoát tiền tài? Làm sao để gia tăng ngân khố và tài khố cho gia đình? Để có được câu trả lời cho những câu hỏi trên trước tiên bạn hãy nhìn vào phong thủy két sắt của gia đình mình.
Phong thủy nơi đây sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các vấn đề tiền tài vượng khí, hưng trạch. Chính vì vậy, chúng ta cần đặc biệt chú ý 4 điểm sau đây:
Đặt két sắt ở nơi vượng khí
Theo khảo sát của Phùng Gia đến 99% các bạn đều hiểu sai công năng phong thủy két sắt. Két sắt là vật tụ tài và tích trữ, giữ tiền giữ của.
Khi đặt két sắt chúng ta cần quan tâm đến một số điều như phương vị đặt két đã tốt chưa, có phù hợp với không gian kiến trúc hay không, hướng mở két thế nào là nạp khí, tụ tài lộc, hướng nào là hao tài lộc...
Về phương vị, chuyên gia phong thủy Phùng Phương cho biết nên đặt két sắt ở nơi vượng khí tức là nơi đón được nhiều năng lượng nhất trong phòng.
Nếu nơi đây vượng khí ắt sẽ vượng gia, tụ tài tốt thì bạn mới có cơ hội phát tài. Ngược lại nếu đặt két sắt ở vị trí không hợp phong thủy tài vận sẽ bị tiêu hao, khó mà giữ được vượng khí.
Vị trí "vàng" đặt két sắt
Trong một căn nhà bao giờ cũng có một vị trí tốt nhất giúp gia chủ làm ăn phát, tiền bạc dồi dào được gọi là góc khí tài. Bạn có 2 cách để chọn vị trí cho két sắt:
Đặt ở vị trí tụ tài của vận trạch gia đình
Năng lượng tại đây được kích hoạt khí trường tốt từ đó lan tỏa đến cả căn nhà và bổ trợ cho tất cả các thành viên trong gia đình.
Bạn nên lấy của ra vào làm trung tâm, nếu cửa ở giữa vị trí tụ tài sẽ ở góc trái và góc phải, nếu cửa ở bên phải thì vị trí tụ tài ở góc bên trái. Cửa ở bên trái thì góc tụ tài ở phía bên phải.
Tại vị trí này có cửa sổ thì không nên mở cửa sổ, bởi theo quan niệm của người xưa, tài vận sẽ bị gió cuốn đi.
Đặt vào vị trí tụ tài theo cung bản mệnh
Nếu gia đình bạn có một người có nguồn thu nhập vượt trội hơn hẳn, đó là người trụ cột gia đình mang lại kinh tế chính thì bạn có thể đặt két sắt vào đúng vị trí hợp với bản mệnh người đó.
Tùy từng sở nguyện khác nhau mà bạn có thể đặt két sắt vào 3 cung đẹp nhất trong một ngôi nhà đó là:
Dịch Mã giúp bạn thăng quan tiến chức, giữ chức tước, có vị thế, nâng cao thanh danh bản mệnh.
Cung quý nhân giúp bạn có nhiều bạn bè, có nhiều mối quan hệ có nhiều người giúp đỡ trên con đường tiến bước sự nghiệp.
Cung thiên lộc giúp bạn giữ tài lộc tiền của bản mệnh.
Hướng về hướng tài thần đón lộc
Sau khi đã chọn được vị trí đắc địa thì bạn cần chón đúng hướng đặt két sắt không nên hướng ra ngoài (vì tiền của mất đi), cũng không nên hướng vào trong (vì hậu vận mới có tiền). Tốt nhất nên quay về hướng tốt so với tuổi của chủ nhân.
Trước mặt két sắt cần rộng rãi, sáng sửa, không bị cản trở bởi đồ đạc trong phòng. Như vậy tiền tài mới rộng mở, hanh thông.
Các vật phẩm đặt cùng két sắt để tăng hiệu quả phong thủy
Chuyên gia phong thủy khuyên rằng gia chủ nên đặt thêm Tỳ Hưu, Cóc Thiềm Thừ, ông quản gia và đồng tiền hoa mai.
Ngoài ra bạn còn có thể sử dụng bể cá chuyển động theo nước vòng, có điểm tụ ở giữa, bởi thủy khí thì sinh tài. Để trên két một con lợn nuôi tiền tiết kiệm hàng tháng cũng là biểu tượng tụ tài giữ lộc.
* Thông tin chỉ mang tính tham khảo.
Biệt thự "tầng chồng tầng" đẹp lạ ở Tam Đảo nổi bật trên báo ngoại Công trình được thiết kế "khối chồng khối" độc đáo với nhiều khoảng hở giúp gia chủ ngồi trong nhà vẫn thoải mái ngắm trọn cảnh quan bên ngoài. Công trình vừa xuất hiện trên chuyên trang kiến trúc nổi tiếng Archdaily (Mỹ) mới đây là biệt thự nghỉ dưỡng nằm trong một thung lũng dưới chân núi thuộc thị trấn Tam Đảo,...