Cách làm mứt rau câu siêu ngon không cần lò nướng đãi khách ngày Tết
Mứt rau câu là món ngon hiện nay được rất nhiều chị em truyền tay nhau công thức làm. Độ dai giòn, ngọt thanh, nhiều hương vị hấp dẫn chắc chắn sẽ rất hợp khẩu vị của các bé. Cùng xem cách làm mứt rau câu siêu ngon dưới đây nhé.
Nguyên liệu làm mứt rau câu
Cách làm mứt rau câu siêu ngon không cần lò nướng đãi khách ngày Tết
1 lít nước lọc
350 gram bột làm thạch rau câu
150 – 200 gram đường trắng (tùy theo khẩu vị)
30 gram lá dứa rửa sạch, cắt nhỏ 70 ml nước lọc
1/2 muỗng canh gừng tươi gọt vỏ, xay nhỏ
100 ml bột nghệ pha loãng
100 ml nước ép củ dền tươi
6 khuôn đổ thạch rau câu, 1 cái vỉ/ giá sạch
Video đang HOT
Cách làm mứt rau câu siêu ngon phục vụ Tết
Bước 1: Tạo màu tự nhiên cho món mứt rau câu
Không cần dùng đến các loại màu thực phẩm bạn vẫn có thể tự tạo được nhiều màu sắc đẹp mắt cho món mứt rau câu với những bí quyết sau đây. Hãy cùng theo dõi nhé.
- Với màu tím: bạn dùng 1 bó lá cẩm, rửa sạch rồi nấu với 100ml nước, dùng rây lọc thực phẩm lọc lấy nước cốt màu tím.
- Với màu xanh lá: bạn dùng 1 bó lá dứa, rửa sạch, cắt nhỏ cho vào máy xay nhuyễn cùng 100ml nước, lọc bỏ bã lấy phần nước cốt.
- Với màu đen: bạn pha 1 gói cafe đen với 50ml nước sôi.
- Với màu cam: bạn ép 1-2 củ cà rốt lấy nước pha cùng với đường sẽ tạo được màu cam rất đẹp mắt.
- Với màu đỏ: bạn có thể dùng nước ép dâu tây, dưa hấu, hay củ dền đều được.
- Với màu vàng: bạn sử dụng nước cam
- Với màu trắng: bạn dùng nước cốt dừa
Vậy là bạn có thể tận dụng sẵn các loại thực phẩm có trong nhà hoặc mua thêm để tạo các màu sắc đa dạng cho món ăn một cách hoàn toàn tự nhiên không cần dùng đến màu thực phẩm.
Chuẩn bị màu xong rồi chúng ta cùng tiếp tục thực hiện công đoạn tiếp theo của cách làm mứt rau câu không cần lò nướng nhé!
Bước 2: Nấu thạch
Bạn cho nước vào nồi rồi rắc từ từ từng ít bột rau câu vào nồi nước, vừa rắc vừa khuấy đều cho bột rau câu tan hết. Ngâm rau câu 30 phút cho nở mềm rồi mới tiến hành nấu rau câu.
Bạn không nên cho quá nhiều nước lúc nấu thạch rau câu vì khi cho nước màu vào bột sẽ bị loãng khiến thạch không có độ giòn và cứng.
Tùy từng loại bột rau câu bạn mua, nếu đó là loại có sẵn đường thì bạn không cần cho thêm hoặc cho thêm một chút nếu bạn ăn ngọt đậm.
Bước 3: Tạo màu cho thạch
- Bạn đổ thạch rau câu đã nấu ra từng hộp hay âu nhỏ thành các phần đều nhau. Tiếp theo, đun sôi các loại nước ép, nước cốt để tạo màu lên rồi khuấy cho hòa trộn đều cùng với bột rau câu.
Mỗi hộp trộn với một màu khác nhau cho đẹp mắt. Đợi thạch rau câu nguội, bạn để vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 3 – 4 giờ tới khi thạch rau câu đông lại.
Bước 4: Tạo hình cho thạch rau câu
Thạch rau câu sau khi đã đông lại, bạn úp ngược hộp rau câu ra một bề mặt phẳng như mâm, thớt rồi dùng dao xắt.
Bạn dùng dao lượn sóng để xắt thạch rau câu thành các miếng có độ dày 1,5-2 cm, dài 3-5 cm. Hoặc bạn có thể sử dụng các bộ dụng cụ tạo hình bằng inox để tạo các hình như trái tim, bông hoa, con giống,.. sẽ vô cùng đẹp mắt.
Lưu ý bạn nên xắt miếng thạch rau câu có độ dày và độ dài vừa phải để khi khô lại món mứt có độ dẻo và vừa miệng ăn hơn.
Bước 5: Sấy khô mứt thạch rau câu không cần lò nướng
Sau khi đã tạo hình cho thạch rau câu, bạn xếp các miếng thạch rau câu dàn đều ra một cái mâm, dùng một miếng vải màn phủ lên trên để tránh bụi và ruồi muỗi mang ra ngoài nắng phơi.
Với thời tiết khô hanh, nhiều nắng như hiện nay, bạn chỉ cần phơi 2-3 nắng là sẽ hoàn thành công đoạn cuối cùng của món mứt rau câu. Sau khi món mứt hoàn thành bạn bảo quản trong lọ thủy tinh kín để dùng dần.
Quá đơn giản phải không nào. Chúc các bạn thành công!
Bánh củ chuối dân dã của Bắc Kạn
Bóc từng lớp lá của bánh, bạn sẽ thấy một màu nâu óng, mềm mịn, khi ăn có vị ngọt thanh và hương thơm đặc trưng của củ chuối rừng.
Nhiều du khách đến huyện Chợ Mới, Bắc Kạn ngạc nhiên với tên gọi của bánh củ chuối được bày bán dọc đường bên dòng sông Cầu. Đây là món ăn dân dã của người dân tộc Tày.
Để làm bánh củ chuối rất kỳ công, người chế biến phải vào rừng chọn những củ chuối bánh tẻ mang về gọt sạch, ngâm cho hết nhựa rồi luộc chín. Củ chuối được cho vào giã nhuyễn bằng tay cho đến khi ra chất bột.
Bánh củ chuối là món quà dân dã của người Bắc Kạn. Ảnh: blogspot
Bột củ chuối nhuyễn, dẻo trộn cùng một chút bột nếp cho đến khi mềm, mịn. Bột nếp làm bánh cũng phải là loại gạo mới, ngon, được ngâm qua đêm rồi mới đem xay thành nhuyễn cho bánh nở.
Nhân bên trong là lớp đậu xanh trộn đường được gói bằng lá chuối rừng. Sau đó, người ta đem đồ chín bánh trong vòng 30 phút, sao cho bánh vừa chín tới, không bị nhão hay khô quá.
Thoạt trông bánh củ chuối giống bánh gai, nhưng khi tước từng lớp mỏng của lá ra, bạn sẽ nhìn thấy một lớp nhân màu cánh gián, dẻo dính.
Cắn miếng bánh, nhẩn nha thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh, thơm mát của nhân đậu đường, vị dẻo thơm mùi củ chuối rừng. Bánh được người dân bán với giá 5.000 đồng chiếc.
Ngon ngất ngây với vị ngọt thanh của món sườn non rim nước dừa Sườn rim nước dừa rất dễ làm, miếng thịt mềm, vị mặn ngọt đậm đà cùng với sắc vàng đẹp mắt và mùi thơm thoang thoảng của nước dừa cực kì hấp dẫn. Nguyên liệu: - Sườn non: 400g - Nước dừa: 60ml - Tỏi, ớt tươi - Gia vị: dầu ăn, muối, đường, hạt nêm, nước tương, tiêu,... Sơ chế nguyên liệu:...