Cách làm món vịt om sấu ngon không cưỡng nổi !
Hướng dẫn cách làm món vịt om sấu ngon không cưỡng nổi:
Vịt om sấu hẳn là món ăn vô cùng “kinh điển” rùi các mẹ nhỉ? Nhắc tới vịt om sấu là chúng mình có thể liên tưởng ngay tới món ăn với vị chua thanh của sấu hòa quyện cùng vị ngọt ngào của thịt, miếng thịt vịt mềm đậm đà gia vị, ngấm đầy hương thơm của sả, ngấm vị chua thanh của những quả sấu non, miếng khoai bở tơi ngọt ngào khó cưỡng. Chỉ cần măm thử lần đầu tiên sẽ thấy được sức hấp dẫn thực sự của món ăn này. Bữa nay nhà mình có khách, mình quyết định sẽ làm món vịt om sấu thơm ngon này. Cái hay của món ăn này là chúng mình có thể dễ dàng dùng với bún hoặc cơm đều ngon tuyệt cú mèo. Những hôm nào chán cơm, các mẹ hãy cứ làm thử nồi vịt om sấu chua chua thanh nhẹ và đĩa bún kèm theo mà xem, đảm bảo sẽ đắt hàng lắm ý. Thực ra, cách làm món vịt om sấu không hề khó, nhưng làm thế nào để món vịt om sấu đậm đà, thơm ngon khó cưỡng cũng cần đến 1 số bí kíp nho nhỏ mà mình sẽ chia sẻ trong bài viết ngày hôm nay, các mẹ cùng tham khảo nhé
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Vịt đã sơ chế: 2 con chừng 2.5 kg
Khoai sọ: 1kg
Bún: 1 cân
Sấu: 10-15 quả
Dầu hào, xì dầu, gia vị, hạt nêm, rượu trắng, muối hạt
Sả, hành khô, tỏi, ớt, rau mùi tàu, chanh tươi.
Rau: rau rút (hoặc rau muống)
Phần thực hiện:
Bước 1: Trong bài viết này, mình sử dụng nguyên liệu là 2 con vịt cỏ chừng 2.5 kg, đủ dùng cho 6 người. Còn tùy vào lượng người mà các mẹ chuẩn bị vịt cho hợp lý nhé. Vịt để làm món ăn này nên chọn những con vịt vừa tầm, không quá non mà cũng không quá già, khi mua chúng mình có thể nhờ người bán làm giúp sạch sẽ thì khi về chế biến sẽ nhàn hơn. Vịt nên chọn vịt cỏ hoặc vịt trời vì những loại vịt này không quá béo, lý do là vì món vịt om sấu khi ninh cần nhìu thời gian, nếu vịt béo quá thì nước dùng sẽ tiết ra nhìu mỡ, sẽ bị ngấy hơn đó. Vịt mua về, các mẹ có thể khử mùi hôi của vịt theo cách sau: dùng muối hột, 1 chén rượu trắng, nửa quả chanh xát đều khắp mình vịt, xát thật kỹ và rửa lại sạch bằng nước lạnh, thịt vịt sẽ trắng trẻo và được khử sạch mùi hôi ý. Thịt vịt sau khi sơ chế các mẹ để ráo.
Video đang HOT
Bước 2: Khoai sọ đem cạo sạch vỏ, gọt đến đâu bỏ vào ngâm cùng với nước muối loãng. Rửa thật sạch và trần qua nước sôi để giúp khoai đỡ bị nhớt. Rau muống và rau rút đem nhặt sạch, bẻ khúc, rửa thật sạch và để ráo.
Bước 3: Sả cắt khúc, đập dập. Hành khô, tỏi bóc vỏ đập dập
Bước 4: Chặt thịt vịt thành các miếng vừa ăn, cho vào nồi to. Cho sả, tỏi, hành khô đập dập vào ướp cùng. Nêm 2 thìa canh dầu hào, 2 thìa canh xì dầu, 1 thìa hạt nêm, đảo trộn đều ướp vịt khoảng 30 phút cho thịt vịt được ngấm gia vị nhé.
Bước 5: Cho thịt vịt lên bếp, xào trên lửa to để thịt săn lại, xào kỹ để vịt ngấm gia vị và hơi săn lại, như vậy thịt vịt sẽ rất đậm đà.
Sau khi thịt vịt ngấm, các mẹ thêm lượng nước vừa ăn, thả sấu vào ninh mềm thịt vịt và sấu. Ninh trên lửa nhỏ đến khi miếng vịt chín mềm các mẹ nhé.
Bước 6: Đợi sấu chín mềm, các mẹ thả thêm 1/3 chỗ khoai sọ vào ninh cùng để khi ăn là đã có khoai chín mềm lun. Lúc này, các mẹ dằm từ từ quả sấu để có độ chua vừa miệng, nêm nếm lại gia vị cho phù hợp với khẩu vị của gia đình nhé.
Cuối cùng, các mẹ cho thêm vài nhánh rau mùi tàu đã sơ chế sạch, thái rối vào nồi cho tăng hương thơm quyến rũ. Món vịt om sấu có 2 cách dùng: các mẹ có thể dùng với bún hoặc cơm. Dùng với cơm các mẹ cho rau rút hoặc rau muống vào nồi, đợi rau chín tới rùi trút toàn bộ nguyên liệu vào bát để thưởng thức. Cách thứ 2 là các mẹ cho nồi vịt om sấu lên bếp hồng ngoại (hoặc bếp từ). Đặt đĩa rau, khoai và bún bên cạnh. Cách này về cơ bản chính là món lẩu vịt om sấu ý, vừa ăn vừa nhúng các nguyên liệu và thưởng thức thui. Vậy là món vịt om sấu của chúng mình đã hoàn thành rùi, không quá khó để có món ăn ngon phải không nào? Chúc các mẹ thành công và ngon miệng nhé
Một số điều cần lưu ý:
Thịt vịt nên chọn những con vịt cỏ, hoặc vịt trời, vịt sẽ đỡ béo hơn. Vì món ăn này đỏi hỏi phải ninh mềm thịt vịt, vịt nhìu mỡ sẽ khiến nước dùng nổi váng mỡ, măm rất là ngấy. Thịt vịt phải sơ chế sạch trước khi chế biến để món ăn được thơm ngon các mẹ nhé. Với món vịt om sấu, thành phẩm hoàn thành phải đảm bảo được thịt vịt chín mềm, không bị cứng, ninh mềm thịt vịt còn giúp gia vị ngấm sâu vào từng miếng thịt. À, các mẹ nhớ xào thịt trước khi chế nước vào nồi để thịt vịt được săn lại và ngấm sâu gia vị nhé. Để món ăn thêm đậm đà hơn, các mẹ có thể chuẩn bị thêm đĩa muối tiêu chanh (nếu thích). Món vịt om sấu có thể dùng với bún hoặc cơm đều ngon cả.
Ngọt bùi hồn quê trong hương vị bánh Rang
Bánh Rang là một loại bánh truyền thống của người dân Cát Thành với nguyên liệu chính là gạo nếp, khoai sọ và vừng mang lại hương vị dẻo, bùi và thơm đặc biệt.
Ở độ tuổi 75, ông Đồng Sơn, thị trấn Cát Thành, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, hàng ngày vẫn cần mẫn với công việc làm bánh Rang như hàng trăm người dân khác ở nơi đây.
Ông Đồng Sơn được xem là một trong số ít những người lớn tuổi nhất thị trấn Cát Thành (xưa là làng Cát Chử) còn làm và giữ gìn nghề truyền thống làm bánh Rang ở thị trấn Cát Thành.
Bánh Rang Cát Thành là loại bánh đặc biệt, mang hương vị riêng của mảnh đất Cát Thành với lịch sử làng nghề hàng trăm năm nay. Đến nay, người dân nơi đây vẫn giữ nghề truyền thống với loại bánh đặc sắc, mang đặc trưng của miền Bắc.
Theo chân ông Đồng Sơn vào xưởng làm bánh, nghe ông nói về quy trình làm ra một mẻ bánh Rang mới thấy hết được sự cầu kỳ của loại bánh đặc biệt, duy nhất chỉ có ở Nam Định.
Điều đặc biệt của loại bánh này không chỉ nằm ở bí quyết trộn nguyên liệu gạo nếp và khoai sọ giúp làm tăng độ mềm, dẻo, bùi của bánh mà nó còn nằm ở các công đoạn làm ra chiếc bánh.
Bánh Rang.
Ông Đồng Sơn cho hay, rất nhiều người không chỉ là người dân ở làng mà cả người trong và ngoài tỉnh đã đến tận nhà ông cả tháng để học làm bánh xong phần lớn đều thất bại bởi chỉ cần trộn sai tỷ lệ nguyên liệu hoặc một công đoạn nào đó làm chưa được khéo léo, tỉ mỉ hoặc đôi khi là do người làm nghề chưa thành thạo, chưa có bí quyết, kinh nghiệm thì rất dễ dẫn đến tình trạng bánh làm ra bị nhạt, bị hôi, khô và sạn.
Vì vậy, đã có không ít người đến tìm ông học nghề, song không mấy người làm được nghề, theo được nghề dù rằng ông đã chỉ bảo rất tận tình.
Theo ông Đồng Sơn, để làm ra được một chiếc bánh Rang với lớp vỏ bằng vừng trắng đều, không quá dày, cầm trên tay thấy xốp, ăn vào thấy mềm, thơm, ngậy, bùi, đòi hỏi người làm bánh phải rất kiên trì, nhẫn nại và quá trình làm bánh phải có độ chính xác cao.
Để hoàn thành một chiếc bánh Rang phải trải qua rất nhiều công đoạn và qua nhiều ngày. Đầu tiên, gạo nếp sau khi được lựa chọn kỹ sẽ cho vào ngâm nước qua đêm khoảng 10 tiếng, sau đó vớt gạo ra cho vào những chiếc nồi hơi lớn để đồ lên.
Trước khi được đồ, gạo đã được trộn với khoai sọ nghiền nhỏ với một tỷ lệ vừa phải, nếu tỷ lệ không chuẩn, cả mẻ bánh sẽ bị hỏng.
Nói về lý do cho khoai sọ nghiền vào cùng với gạo, ông Đồng Sơn cho biết chất nhựa trong khoai sọ sẽ giúp gạo dẻo hơn sau khi được đồ lên và bánh sẽ mềm hơn.
Sau khi đồ lần 1, nguyên liệu làm bánh được đổ ra, để cho thật nguội rồi sau đó tiếp tục cho vào nồi hơi đồ lên một lần nữa để đạt tới độ dẻo nhất định rồi lại đổ ra để nguội.
Lúc này, nguyên liệu được dàn thành mảng lớn và cắt thành từng miếng hình chữ nhật, hình vuông, hình bầu dục... với kích thước tùy chủ ý của người làm bánh và nhu cầu của khách hàng.
Tiếp đó, mẻ bánh được đem đi phơi từ 3-4 lần nắng (mỗi lần khoảng 2 giờ) rồi cất đi 3-4 ngày, sau đó mới được đem ra rán nổi trong mỡ rồi trộn với mật chưng và cuối cùng là lăn trong vừng để tạo lớp vỏ bánh hoàn chỉnh.
Ông Đồng Sơn cho biết công đoạn phơi nắng rất quan trọng, nó quyết định rất lớn đến độ mềm của bánh và thời hạn sử dụng của bánh. Bánh tốt nhất phải được phơi bằng nắng tự nhiên, không nên sử dụng điện nhân tạo để sấy bánh.
Phơi bằng nắng tự nhiên cũng phải để ý không được phơi lúc trời nắng quá hoặc thiếu ánh nắng. Thường thì một ngày chỉ có thể phơi vào hai thời điểm là nắng buổi sớm và nắng lúc xế chiều vì lúc này nắng nhẹ, không gay gắt, sẽ giúp cho bánh ngon hơn.
Theo ông Đồng Văn Nhân, một người làm bánh ở thị trấn Cát Thành, bánh Rang xưa kia chỉ có nhà giàu mới có điều kiện để làm hoặc mua để thưởng thức. Bánh thường được dùng nhiều vào dịp Tết, ăn cùng với bánh chưng hoặc trong dịp lễ hội đầu năm thường được đem ra mời khách thưởng thức cùng với ấm trà mạn thơm phức.
Đến nay, sau hàng trăm năm từ khi cụ tổ của làng đem nghề từ Hải Dương về đây, trải qua bao thăng trầm, người dân nơi đây tiếp tục làm nghề, giữ nghề làm bánh Rang và phát triển nghề ngày càng mạnh hơn.
Các sản phẩm của làng nghề hiện được xuất đi khắp mọi nơi, trở thành món quà Tết đặc biệt.
Nhiều năm nay, bánh Rang còn được bán ra nước ngoài, trở thành món quà mà nhiều người dùng để mang biếu giúp người ở xa đỡ nhớ hương vị quê hương từ vị bùi của những nguyên liệu đồng quê.
Mùa lễ hội đầu năm, không khí ở thị trấn Cát Thành lúc nào cũng tấp nập, nhộn nhịp. Một gia đình có từ 3-4 nhân công một ngày có thể cho ra 1 tạ bánh thành phẩm cung cấp cho thị trường.
Chủ cửa hàng Hồng Thơm, thị trấn Cát Thành chia sẻ: "Tết ra, dịp lễ hội đầu năm là thời điểm khách hàng mua bánh nhiều nhất để phục vụ cho các lễ hội đầu năm. Gia đình tôi mỗi ngày xuất bán đi ít nhất từ 30-40 tạ bánh. Bánh Rang là loại bánh dễ ăn, mang nét đặc trưng của hương vị quê hương nên rất được ưa chuộng. Bánh lại lành với nguyên liệu đơn giản, không pha tạp gì nên nhiều người rất yên tâm khi lựa chọn loại bánh này, ai về Nam Định tiện đường đều ghé qua Cát Thành mua bánh, vừa để ăn vừa để làm quà cho người thân, bạn bè."
Trải qua biết bao thăng trầm, biết bao thế hệ người dân làm nghề nơi đây, những người làm bánh lâu năm ở Cát Thành giờ chỉ cần ngửi mùi bánh là có thể nhận ra bánh nào đạt tiêu chuẩn.
Những năm tháng làm nghề đã giúp họ không chỉ hiểu nghề mà còn yêu nghề, gắn bó với nghề và quan trọng hơn cả là cùng nhau giữ gìn nghề làm bánh Rang không chỉ là một công việc, một kế sinh nhai mà còn là nét đẹp văn hóa truyền thống của mảnh đất nơi đây cho các thế hệ sau này.
Dẻo thơm, đậm đà khoai sọ kho thịt cho ngày mưa Để thêm hương vị cho món thịt kho bình thường, bạn hãy thử kết hợp cả khoai sọ vào kho cùng xem sao nhé! Vị mặn đậm đà của thịt mà ăn kèm với khoai sọ bùi bùi hẳn sẽ rất hấp dẫn đấy! Chuẩn bị những nguyên liệu sau: - 300g thịt ba chỉ - 200g khoai sọ - 1 củ hành...