Cách làm món bánh cuốn nóng thơm ngon bằng bột pha sẵn tại nhà
Món bánh cuốn nóng hay còn gọi là bánh ướt nóng, chắc hẳn không còn xa lạ gì với chúng ta.
Từng miếng bánh nóng hổi vừa thổi vừa ăn kèm với chả lụa, một ít dưa leo, giá đỗ, hòa quyện cùng những giọt nước mắm ngon ngọt thì không còn gì bằng.
Hãy thử vào bếp để t ạo nên món bánh cuốn nóng thơm ngon cho cả gia đình nhé, không khó tẹo nào đâu ạ!
Bánh cuốn nóng được làm bằng bột pha sẵn
Bánh cuốn nóng là một món ăn truyền thống của người Việt, món bánh này gần như được bày bán ở khắp nơi. Bánh cuốn nóng có thể ăn sáng hay ăn trưa đều rất ngon.
Một ngày nào đó bỗng dưng chán lê la hàng quán. Đã bao giờ bạn nghĩ mình sẽ tự tay làm nên món bánh cuốn nóng như một món quà dành tặng cho những người bạn yêu thương chưa? Vô cùng đơn giản, chỉ với những nguyên liệu hết sức dễ tìm, bạn hoàn toàn có thể làm được điều đó.
Cùng vào bếp nào!
Nguyên liệu làm bánh cuốn nóng
400gr Bột làm bánh cuốn. (Bột này có bán tại siêu thị trên toàn quốc nhé!)1 lít nước ấm
50gr Nấm mèo (Lượng nấm mèo có thể tăng hay giảm tùy vào sở thích của bạn nha.)1 củ hành tây
Chả lụa
100gr thịt bằm
Dưa leo, rau thơm, giá đỗ
Gia vị: Muối, tiêu, đường.
Nguyên liệu làm bánh cuốn nóng thơm ngon
Sơ chế nguyên liệu.
Hành tím khô lột vỏ, rửa sạch và thái lát thật mỏng, để ráo. Nấm mèo khô ngâm nước cho mềm, lượng nấm mèo nhiều hay ít tùy thuộc vào bạn có thích ăn nấm mèo hay không nha, tiếp theo bạn rửa lại thật sạch bằng nước lạnh. Sau đó bạn lấy nấm mèo ngâm lại bằng nước sôi cho sạch để tránh nấm mốc và mầm bệnh nhé.
Các bước làm bánh cuốn thơm ngon.
Bước 1: Làm hành phi.
Bào hoặc cắt nhỏ hành tím, để ngoài không khí một lát cho hành se lại, hành càng se lại thì lúc chế biến hành phi sẽ giòn và thơm hơn rất nhiều.
Video đang HOT
Tiếp theo làm nóng chảo dầu, từ từ cho hành tím vào chảo. Đợi đến khi hành chuyển màu vàng nhạt thì tắt bếp, vớt hành ra ngoài cho ráo dầu. (Không nên đợi đến khi hành chuyển hẳn sang màu vàng đậm mới tắt bếp, như thế hành rất dễ bị cháy.)
Hành phi đạt chuẩn phải có màu vàng tươi, giòn và rất thơm.
Chế biến hành phi để ăn kèm bánh cuốn nóng
Bước 2: Pha bột bánh cuốn
Pha 400gr bột làm bánh cuốn với 1 lít nước ấm, bạn có thể điều chỉnh lượng nước cho phù hợp với ý thích nhé. Cho vào hỗn hợp bột một muỗng nhỏ muối và đường, đánh tan bột sau đó để bột nghỉ ít nhất 30 phút.
Ngoài ra, bạn có thể lọc bột qua rây để bột được mịn hơn.
Nếu có thời gian bạn có thể pha sẵn bột trước, để bột nghỉ khoảng 25 phút ở nhiệt độ thường rồi đậy kín và cho vào ngăn mát tủ lạnh để qua đêm. Cách làm này giúp bánh dai, ngon hơn.
Trước khi bắt đầu tráng bánh thì bạn nhớ cho khoảng 3 muỗng canh dầu ăn vào bột, có thể tận dụng dầu ăn còn lại lúc phi hành, dầu ăn lúc phi hành sẽ có mùi khá thơm.
Bước 3: Cách làm nhân bánh cuốn
Nấm mèo ngâm nước cho nở ra, rửa sạch, sau đó cắt nhỏ, hành tây thái sợi nhỏ. Thịt băm nhuyễn ướp một tí đường, muối, bột ngọt.
Cho phần dầu ăn còn lại lúc phi hành vào chảo, tiếp đến cho hành tây vào đảo đều rồi sau đó cho thịt vào xào. Bây giờ, bạn nêm gia vị sao cho vừa ăn. Đợi đến khi thịt gần chín thì bạn cho nấm mèo vào đảo cùng. Bạn có thể cho thêm ít tiêu nếu bạn thích ăn cay.
Sau khi xào chín nhân, bạn múc nhân bánh ra khỏi chảo và để riêng vào bát.
Cuối cùng cho một ít hành phi vào trộn đều.
Bước 4: Chuẩn bị rau ăn kèm.
Cắt dưa leo thành từng thanh nhỏ và ngắn. Rau thơm, chả lụa cũng cắt thành từng miếng nhỏ. Giá đỗ đem chần sơ qua nước sôi cho chín và để ráo.
Bước 5: Pha nước chấm
Nước chấm bánh cuốn thường là nước chấm chua ngọt.
Chuẩn bị một chiếc chén sạch, cho thêm hai muỗng canh đường, tỏi, ớt và giã nhuyễn. Tiếp đến cho thêm nước mắm, một ít nước ấm và nước cốt chanh.
Khuấy đều hỗn hợp cho tới khi đường tan hết và quan sát các nguyên liệuđã hòa quyện vào nhau là chúng ta đã có một chén nước mắm thơm ngon rồi.
Bước 6: Tráng bánh
Đầu tiên bạn cần chuẩn bị một cái chảo, phải là chảo tuyệt đối chống dính nha. Vì bột bánh khá dính, nếu sử dụng chảo bình thường thì khó đúc được bánh lắm ạ.
Làm nóng chảo chống dính, cho vào chảo một ít dầu, tráng đều mặt chảSau đó, múc một ít bột đổ vào tráng mỏng. Đậy bánh khoảng 45 giây cho bánh chín. Bánh chín nhìn rất trong.Cầm chảo và úp ngược bánh vào dĩa. (Thoa một tí dầu lên dĩa cho bánh khỏi dính nhé!)Bạn hãy để ý, bánh khi chín đủ độ, thành bánh sẽ tự bong ra khỏi chảo, lúc ấy, bạn nhanh tay gõ dứt khoát bánh xuống mặt thớt hoặc đĩa lớn, nếu khó quá, bạn dùng đũa gỗ khẽ nạy 1 vòng quanh thành bánh, bánh khi úp xuống sẽ dễ dàng hơn. Làm lần lượt cho đến khi hết bột bánh thì trình bày bánh cuốn nóng hổi ra đĩa và rắc hành khô đã phi thơm lên trên.
Bước 7: Thêm nhân vào bánh
Bánh sau khi tráng xong, bạn lấy một ít nhân cho vào giữa bánh và cuộn tròn bánh lại, theo sở thích. Nên cuộn khi bánh còn nóng.
Muốn bánh đẹp nhân nổi lên thì khi cuộn gần già nửa cái bánh dừng lại, rồi cuốn bánh từ phía bên kia ngược về phía đang cuốn và cuộn tiếp phía cũ đè lên phần vừa cuộn là được.
- Cứ như vậy bạn vừa đổ bánh tráng cho chín vừa thêm nhân và cuộn bánh, làm như vậy cho đến khi hết bột.
Thưởng thức món bánh cuốn nóng
Cho bánh vào dĩa, rắc đều hành phi lên phía trên, đừng quên cho thêm vài lát chả lụa, giá chần cùng dưa leo và rau thơm cắt nhỏ nhé. Bắt đầu ngày mới bằng món bánh cuốn nóng hổi thơm lừng, hòa quyện cùng vị nước chấm chua ngọt, thật không còn gì bằng!
Tận hưởng hương vị của bánh cuốn
Một vài lưu ý nhỏ để món bánh cuốn thêm ngon
Để hoàn thành món bánh cuốn nóng bằng bột pha sẵn tại nhà ngon chuẩn vị, bạn cần lưu ý một vài điều dưới dây.
Không nên để chảo chống dính quá nóng dễ làm khô bột bánh và cháy bánh.Không nên để chảo chống dính quá nguội vì bánh sẽ không chín.Không nên cho quá nhiều dầu vào chảo, chỉ cho một lớp mỏng và phết thật đều trên chảo.Khi bạn thấy bánh đã chín, bạn cần cho bánh ra dĩa ngay, vì bánh để lâu trên chảo, sẽ bị rỗ bánh, không được mỏng và đẹp.Để bánh lên thớt gỗ sau khi tráng chín. (Thay vì để bánh ra dĩa, nhiều người lại cho bánh ra thớt gỗ, việc làm này là không tốt, bởi thớt gỗ có chứa nhiều vi khuẩn và rất dễ bị ẩm móc. Nếu bạn vẫn muốn dùng thớt gỗ thì nên lót một miếng màng bọc thực phẩm có lớp dầu bên trên.)
Với cách làm bánh cuốn nóng bằng bột pha sẵn, đơn giản mà không mất quá nhiều thời gian. Còn ngại gì mà không vào bếp và làm ngay một bữa sáng cho gia đình.
Hy vọng mọi người sẽ thành công và có một bữa sáng thật ngon miệng.
Bật mí cách nấu xôi thập cẩm đủ vị thơm ngon, ăn cực thích
Những hạt nếp bóng tròn, dẻo dẻo nóng hôi hổi cùng những topping ăn kèm đơn giản kết hợp với nhau cho ra món xôi thập cẩm thơm ngon, hấp dẫn được nhiều người ưa thích.
Cùng VinID khám phá ngay công thức cách nấu xôi thập cẩm đủ vị và giàu dinh dưỡng cho gia đình cùng thưởng thức nhé.
1. Chuẩn bị nguyên liệu
Nếp ngon: 500gr
Lạp xưởng khô/ tươi: 2 cây
Trứng cút: 10 trứng
Chả lụa: 200gr
Tôm khô ngon: 100gr
Hành phi ngon: 50gr
Chà bông heo/ gà: 50gr
Gia vị gia đình
Nguyên liệu cho món xôi thập cẩm
Cách chọn loại nếp ngon, không nhão
Để nấu xôi ngon bạn nên chọn loại nếp có độ dẻo cao, khi nấu sẽ khô ráo vừa phải, không bị nhão, loại thường dùng nhất là nếp cái hoa vàng. Chọn nếp có màu trắng đục, hạt tròn đều, bóng và thơm nhẹ mùi hoa sữa mới, hấp dẫn. Để kiểm tra hạt nếp ngon, bạn có thể nếm thử 1 ít hạt sống, nếu cảm nhận được vị ngọt nhẹ là nếp ngon, khi nấu chín ăn sẽ có vị ngọt, thơm ngon. Chọn mua nếp có thương hiệu, ở những địa chỉ uy tín, chất lượng để có món xôi ngon.
2. Các bước nấu xôi thập cẩm thơm ngon
Bước 1: Nấu xôi trắng
Vo nếp với 2 - 3 lần nước để sạch bụi bẩn bên ngoài. Chắc bỏ nước vo, cho nếp ngâm với nước sạch, lượng nước phải hơn mặt nếp trong 4 - 5 tiếng cho hạt nở mềm, nấu sẽ nhanh chín hơn. Nếp ngâm đủ thời gian thì chắc bỏ nước, đổ vào rổ có lỗ kín để ráo nước. Xốc đều nếp với muỗng cà phê muối, cho vào xửng hấp bên trên, nồi nước bên dưới cho một ít lá dứa để khi hấp nếp đc thơm hơn. Bắt nồi hấp lên bếp, bật lửa nhỏ và hấp trong 20 - 30 phút hoặc đến khi hạt nếp nở mềm, chín hết là được.
Lưu ý: Trong lúc hấp, khoảng 7 - 10 phút thì mở nắp nồi, dùng đũa xới nếp và lau khô nắp nồi, như thế nếp sẽ không bị đọng nước, nhão và ngon hơn.
Bước 2: Chuẩn bị ruốc tôm
Tôm khô rửa sơ với nước cho sạch lớp bụi, cát bên ngoài. Cho vào ngâm với nước ấm trong 15 - 20 phút cho thịt tôm nở mềm, chắt bỏ nước và để ráo. Tôm ráo nước, cho vào cối xay nhuyễn. Bắt một chảo chống dính lên bếp, cho 1 ít dầu ăn vào. Dầu nóng cho phần tôm khô xay nhuyễn vào, nêm nếm thêm các nguyên liệu sau: 1 muỗng cà phê hạt nêm 1 muỗng cà phê bột ngọt muỗng canh đường 1 ít muối ăn
Lưu ý: Lượng gia vị có thể gia giảm tùy theo khẩu vị gia đình.
Rang đều tay trên lửa nhỏ đến khi tôm khô ráo khô, tơi ra là được.
Rang đều tay trên lửa nhỏ để tôm khô không bị cháy
Bước 3: Chuẩn bị các nguyên liệu ăn kèm
Trứng cút luộc với 1 ít muối trong 7 - 10 phút, trứng chín cho vào thau nước lạnh, rửa sơ lớp bọt trắng bên ngoài rồi bóc vỏ, cắt đôi. Lạp xưởng rửa sơ, cho vào chảo chiên với nước đến khi vàng thơm là được, cắt miếng mỏng vừa ăn. Chả lụa cắt sợi hoặc miếng nhỏ tùy theo sở thích.
Các nguyên liệu ăn kèm phải có trong món xôi thập cẩm
3. Thành phẩm
Cho xôi trắng vừa nấu ra đĩa, cho các nguyên liệu ăn kèm: ruốc tôm, lạp xưởng cắt lát, trứng cút, chả lụa cắt nhỏ lên trên bề mặt xôi. Rắc thêm chà bông heo hoặc gà (lưu ý chà bông có vị mặn nên chỉ cho lượng vừa đủ), hành phí và ngò rí (nếu có) là đã có món xôi thập cẩm nóng hổi, hấp dẫn.
Thành phẩm xôi thập cẩm ai nhìn cũng phải thèm
Với cách nấu xôi thập cẩm vừa chia sẻ, VinID chúc các bạn thành công chế biến món ăn sáng hấp dẫn, nhiều dinh dưỡng mà tiện lợi cho gia đình đổi vị nhé. Đừng quên chọn mua nguyên liệu tại siêu thị VinMart, VinMart hoặc đặt hàng qua ứng dụng VinID để món ăn thêm chất lượng và an toàn thực phẩm nhé.
Cách làm bánh cuốn bằng bánh tráng nhân thịt thơm ngon đơn giản hấp dẫn Bánh cuốn nhân thịt dai mềm, vị mằn mặn ngọt ngọt ăn cùng với nước chấm chua ngọt chắc hẳn là một món hấp mà ai cũng thích. Hôm nay hãy vào bếp cùng thử biến tấu món bánh cuốn nhân thịt bằng bánh tráng nhé! Nguyên liệu làm Bánh cuốn nhân thịt bằng bánh tráng Bánh tráng thanh long 15 miếng (hoặc...